Nên công khai nhà công vụ để xã hội giám sát
Ông Trịnh Huy Thục, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà – Bộ Xây dựng, đề xuất như trên nhằm ngăn chặn tình trạng chây ì, không trả nhà công vụ đang gây bức xúc trong dư luận.
Phóng viên: Thưa ông, Luật Nhà ở năm 2005 mà ông từng tham gia biên soạn khi ấy đã đặt ra những quy định về nhà công vụ để ngăn chặn việc chây ì, không chịu trả, như cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền… hay chưa?
- Ông Trịnh Huy Thục: Từ trước đến nay chứ không phải khi có Luật Nhà ở thì mới có quy định về nhà công vụ. Theo đó, quy định việc nhà nước cho cán bộ thuê nhà là căn cứ trên chức vụ và khi được cấp hoặc mua được nhà thì phải trả nhà được thuê. Đến khi Luật Nhà ở ra đời, quy định về nhà công vụ càng rõ ràng hơn. Cán bộ ở chức vụ, cương vị cụ thể nào thì được cấp nhà công vụ tương đương và khi kết thúc nhiệm kỳ thì phải trả nhà.
Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa (Hà Nội) vẫn chưa được nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Hoàng Văn Nghiên, trả lại dù ông đã nghỉ hưu Ảnh: BẢO TRÂN
Có 2 nguyên nhân xảy ra việc hàng loạt cán bộ, thậm chí là cán bộ có chức vụ cao, cố tình không trả nhà công vụ là do cán bộ không chấp hành quy định trả nhà công vụ; cơ quan chịu trách nhiệm giao nhà công vụ không có trách nhiệm đầy đủ và quá nể nang. Chỉ đến khi người dân, báo chí lên tiếng thì cơ quan này mới đổ cho cơ quan kia.
Trên thực tế, có rất nhiều cán bộ cấp cao sau khi nghỉ hưu đã trả lại nhà ở thành phố để về quê tự xây nhà. Những tấm gương như vậy đối nghịch với lớp cán bộ quá tham lam. Họ tham lam, không chịu trả bởi biệt thự ở Hà Nội và TP HCM có giá trị tới cả ngàn cây vàng. Trong khi đó, các cơ quan có trách nhiệm lại không thấy xót cho tài sản của nhà nước và cũng là của nhân dân.
Video đang HOT
Trường hợp cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội là cán bộ ở thủ đô và đã có nhà nhưng lại được cấp nhà công vụ, như vậy có hợp lý không?
- Trước hết, phải khẳng định nhà công vụ là tài sản nhà nước và có tính luân chuyển cho những người có chức vụ đủ tiêu chuẩn được ở. Đối với một số trường hợp là cán bộ cấp cao, nếu thấy cần thiết phải ở nhà công vụ thì nhà nước vẫn bố trí. Tuy nhiên, phải nói rõ việc cấp nhà công vụ là khi cán bộ đó thực hiện công vụ tương xứng với chức vụ của mình. Thậm chí, có những trường hợp phải bắt buộc ở nhà công vụ. Điều quan trọng là khi hết nhiệm vụ thì phải trả lại nhà chứ không thể ở chây ì rồi để lại cho con cháu.
Vậy việc TP Hà Nội đàm phán đổi ngôi nhà có diện tích đất 163 m2, giá trên thị trường gần 30 tỉ đồng để ông Nghiên trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa là không đúng?
- Về nguyên tắc, cán bộ được cấp nhà công vụ thì khi rời nhiệm sở phải trả lại nhà chứ không có chuyện chính quyền phải “đền” căn khác. Còn khi cán bộ thật sự khó khăn về nhà ở thì địa phương xem xét tạo điều kiện, có thể cho mua đất, nhà theo chế độ chung. Thậm chí, trong trường hợp thấy ông Nghiên có công lớn, TP Hà Nội có thể tặng căn biệt thự to hơn nếu xứng đáng. Tuy vậy, dù công lớn đến đâu nhưng khi đã nghỉ hưu thì theo nguyên tắc, ông Nghiên phải trả lại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa.
Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, theo ông có ngăn chặn được tình trạng “nhà công thành nhà ông”?
- Quy định về nhà công vụ trong Luật Nhà ở (sửa đổi) đã rõ ràng hơn, cụ thể như việc giao cho Bộ Xây dựng làm “tổng chỉ huy”. Tuy nhiên, theo tôi, nên quy định cụ thể người được ở nhà công vụ cam kết là phải trả nhà ngay khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác. Việc này không có gì mới vì thời bao cấp, khi nhà nước phân phối nhà cho cán bộ, nhân viên cũng yêu cầu phải cam kết đủ thứ, như không có chỗ ở khác… Tại sao lại có chuyện phân biệt nhân viên thì phải tuân thủ nghiêm, còn cán bộ có chức, có quyền thì lại không gương mẫu?
Điều đáng quan tâm là người dân, báo chí cũng không được biết những ai đang được ở nhà công vụ. Vì vậy, việc cấp thiết và có tính quyết định để ngăn chặn cán bộ không trả nhà công vụ là công khai quỹ nhà công vụ đang giao cho ai để từ đó người dân, cơ quan chức năng và công luận giám sát chặt chẽ số tài sản này. Như trường hợp ông Trần Văn Truyền bị báo chí nêu và Ủy ban Kiểm tra trung ương vào cuộc thì mới phát hiện ông có nhiều nhà ở TP HCM, Bến Tre. Mất gì mà không công khai? Tôi cho rằng chỉ có những đối tượng thuộc diện phải bảo vệ bí mật, còn lại nên công khai hết.
Luật Nhà ở (sửa đổi) có quy định trường hợp không bàn giao lại nhà ở công vụ thì cơ quan đai diên chu sơ hưu nha thực hiện cưỡng chế thu hồi liệu có khả thi khi mà tình trạng né tránh, nể nang vẫn còn, nhất là với những vị cán bộ cấp cao, thưa ông?
- Tôi cho rằng không có sự phân biệt cán bộ cấp cao hay cấp thấp, vấn đề là luật và nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành phải quy định rõ việc cưỡng chế nhà công vụ, như cơ quan thi hành việc cưỡng chế, cưỡng chế như thế nào, thời hạn bao lâu thì phải cưỡng chế… Bộ Xây dựng làm gì có lực lượng để trực tiếp cưỡng chế, thế nên cần phải có quy định cụ thể để phối hợp.
Không chịu trả thì sẽ cưỡng chế thu hồi Nhằm quản lý chặt chẽ quỹ nhà ở công vụ, Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua (có hiệu lực từ ngày 1/7/2015) quy định khá rõ về quản lý, sử dụng, thu hồi quỹ nhà này. Theo đó, nhóm đối tượng là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được luân chuyển hoặc điều động có thời hạn theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền từ địa phương lên trung ương, từ trung ương về địa phương hoặc từ địa phương này sang địa phương khác thì được áp thêm điều kiện mới được ở nhà công vụ. Cụ thể, đối tượng thuộc nhóm này phải giữ chức vụ từ cấp thứ trưởng hoặc tương đương trở lên (nếu ở trung ương); từ cấp chủ tịch huyện, giam đôc sơ hoặc tương đương trở lên (nếu ở địa phương) và phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác mới được thuê nhà công vụ. Đôi vơi cac đối tượng can bô, công chưc khac nêu được điều động, luân chuyển đến công tác tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo thi mơi đươc bô tri thuê nha ơ công vu, như giao viên, bac sĩ. Về nguyên tắc quản lý quỹ nhà ở công vụ, Luật Nhà ở (sửa đổi) cũng nêu rõ chỉ sử dụng để cho thuê. Việc cho thuê nhà ở công vụ phải bảo đảm công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng và đúng điều kiện quy định tại luật này. Đáng lưu ý, khi người thuê nhà ở công vụ hết tiêu chuẩn thuê hoặc chuyển đi nơi khác, nghỉ công tác thì phải có trách nhiệm trả lại nhà ở công vụ cho nhà nước. Trường hợp sau khi trả lại nhà ở công vụ mà người thuê nhà ở công vụ có khó khăn về nhà ở thì cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi người đó sinh sống, căn cứ vào tình hình cụ thể để giải quyết cho họ được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội hoặc giao đất để họ xây dựng nhà ở. Về việc thu hồi nhà ở công vụ, luật quy định rõ khi người thuê nhà hết tiêu chuẩn được thuê; khi người thuê trả lại nhà; khi người thuê chết; khi người thuê sử dụng nhà sai mục đích hoặc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê lại hoặc tự ý cải tạo, sửa chữa, phá dỡ nhà ở công vụ… đều bị thu hồi. Luật cũng quy định cụ thể trách nhiệm và thời hạn thực hiện việc cưỡng chế thu hồi nhà ở công vụ. Theo đó, người đang thuê, thuê mua nhà ở thuộc diện bị thu hồi phải bàn giao lại nhà ở cho đơn vị được giao quản lý nhà. Trường hợp không bàn giao lại nhà thì cơ quan đai diên chu sơ hưu nha thực hiện cưỡng chế thu hồi, UBND câp tinh co trach nhiêm tô chưc cương chê thu hôi nha nay trong thơi han 30 ngay, kê tư ngay ban hanh quyêt đinh cương chê thu hôi. Thùy Dương
Theo Thế Dũng (Người lao động)
Ông Nghiên lên tiếng vụ không trả biệt thự: Sống đàng hoàng chả phải nói với ai
Ông Hoàng Văn Nghiên, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho biết nguyện vọng của mình đã nói từ 10 năm nay, còn nay "chả có gì để nói" và "sống đàng hoàng thì chả phải nói gì với ai cả".
Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hoàng Văn Nghiên.
Trao đổi qua điện thoại với Báo Người Lao Động sáng nay 4-12 xung quanh lý do tại sao không chịu trả lại Hà Nội biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa suốt 8 năm qua, ông Hoàng Văn Nghiên, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nói: "Tôi chả có việc gì để nói chuyện cả. Tôi có làm gì đâu mà chuyện với trò. Nguyện vọng của tôi, tôi đã nói với chính quyền từ 10 năm nay rồi, còn bây giờ chả có gì để nói cả. Sống đàng hoàng thì chả phải nói gì với ai".
Trước câu hỏi về việc có ý kiến cho rằng ông đang "chây ì" không chịu trả biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa và đòi hỏi phải được thuê biệt thự ở Ciputra (khu đô thị hạng sang ở quận Tây Hồ) thì mới bằng lòng, ông Nghiên thẳng thắn: "Anh đến Sở Xây dựng hoặc lên UBND TP mà hỏi, họ sẽ trả lời. Có ai nói gì với tôi đâu. Cơ quan người ta không nói gì với tôi, tôi không nói gì với cơ quan thì việc gì phải nói nhỉ?. Tôi không bận tâm gì mà người ngoài đi nói thì lạ quá".
Được biết, hiện bản thân ông Hoàng Văn Nghiên không sống tại căn biệt thự số 12 đường Nguyễn Chế Nghĩa mà người thân của ông hiện đang sinh sống tại căn biệt thự nằm ở quận Hoàn Kiếm trung tâm nhất của Thủ đô Hà Nội. Ông Nghiên hiện đang sinh sống tại 1 căn biệt thự tại khu đô thị Ciputra hạng sang ở Hà Nội.
Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, TP Hà Nội.
Theo ông Phạm Sỹ Liêm - nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội - trước khi tới sinh sống tại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, ông Hoàng Văn Nghiên sinh sống ở một ngôi nhà thuộc phường Bách Khoa (quận Hai Bà Trưng). Theo ông Liêm, lãnh đạo TP Hà Nội đang có sự lúng túng trong việc thể hiện thái độ kiên quyết thu hồi biệt thự này. "Có thể ông Nghiên cũng biết thế nên chây ì ra" - ông Liêm nhìn nhận.
Ông Liêm cho rằng trước đây nhà nước quyết định cho ông Nghiên thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa thì bây giờ cũng có toàn quyền quyết định việc thu hồi lại ngôi nhà này. Hà Nội có thể chỉ định một vị trí mới để gia đình ông Nghiên sinh sống mà không cần phải thương lượng. "Nếu ông ấy không chấp hành, không chấp nhận thì phải xem xét xử lý kỷ luật Đảng đã vì ông ấy là Đảng viên cơ mà. Trường hợp không được nữa thì tiến hành cưỡng chế thu hồi" - ông Liêm nói.
Trong khi đó, đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Bùi Thị An cho rằng ông Nghiên nên sớm trả lại ngôi nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho TP Hà Nội quản lý. Nếu ông Nghiên chưa được hỗ trợ về nhà ở hoặc khó khăn về chỗ ở thì nhất định TP Hà Nội sẽ có giải pháp tốt nhất về việc này. "Tôi đọc báo thấy bảo ông Nghiên không ở ngôi nhà này nhiều năm nay, mà đã cho con trai ở đây rồi. Như vậy là ông ấy đang ở ngôi nhà khác và không khó khăn về chỗ ở chứ ?" - bà An đặt vấn đề.
Theo Người Lao Động
Tại sao Hà Nội loại 312 biệt thự cổ khỏi danh mục quản lý? Gần trọn buổi sáng nay 4.12, phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội về những nội dung đã thực hiện sau chất vấn kỳ họp thứ 10 tháng 7.2014 nóng lên với nhiều câu hỏi xoáy vào nội dung quản lý biệt thự cổ. ĐB Nguyễn Hoài Nam, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố nêu vấn đề: tại sao UBND thành...