Nên chườm lạnh hay chườm nóng khi bị đau lưng?
Nên chườm lạnh hay chườm nóng? Khi nào, như thế nào và trong bao lâu để giảm đau lưng là những câu hỏi còn gây nhiều tranh luận và không phải lúc nào cũng có quy tắc.
Lạnh so với nóng
Lạnh hay nóng? Nóng rồi lạnh? Hay lạnh trước rồi mới đến nóng? Chính xác thì nên chườm lạnh hay chườm nóng, khi nào, như thế nào và trong bao lâu để giảm đau lưng?
Đau lưng sẽ tấn công đến 80% số người trong chúng ta tại một thời điểm nào đó trong đời. Theo một nghiên cứu trên Mayo Clinic Proceedings, đây là một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn phải nghỉ làm và là lý do hay gặp thứ ba khiến bạn phải đến bác sĩ, sau các vấn đề về da, viêm khớp và rối loạn khớp.
Theo CDC Mỹ, cơn đau lưng có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn từ 4 đến 12 tuần hoặc mạn tính, nghĩa là kéo dài 12 tuần hoặc hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra đau thắt lưng: tuổi cao, bệnh lý có sẵn, vận động quá sức, nâng vật nặng sai cách, ngã nặng hoặc thậm chí là trượt chân nhẹ… Và nó có thể ảnh hưởng đến nhiều cấu trúc ở lưng, bao gồm đốt sống, khớp, cơ, gân, dây chằng và đĩa đệm.
Nguyên nhân gây đau lưng và các cấu trúc bị tổn thương đều đóng vai trò quan trọng trong việc nên chọn chườm lạnh hay chườm nóng trong quá trình hồi phục.
Chườm lạnh
Nói chung, hãy chườm lạnh khi đau lưng là cấp tính, chẳng hạn như sau một chấn thương vừa xảy ra. Chườm lạnh sẽ giúp ích trong vòng hai ngày sau chấn thương. (Chườm lạnh cũng hữu ích nếu bạn bị đau lưng sau khi tập thể dục).
Lý do: Hạ nhiệt độ cơ thể sẽ giúp co mạch máu, giảm sưng, giảm viêm và gây tê.
Có thể sử dụng túi chườm mua ở cửa hàng hoặc tự làm túi chườm. Chỉ cần không đặt đá trực tiếp lên lưng – có thể gây tổn thương da. Thay vào đó, hãy giữ một lớp quần áo giữa túi chườm và da hoặc quấn túi đá lạnh trong một chiếc khăn.
Chườm lạnh trong khoảng 10 đến 20 phút một vài lần trong ngày. Nhớ đừng để túi chườm quá lâu và kiểm tra da để đảm bảo không bị tê.
Video đang HOT
Đôi khi chườm lạnh là đủ để làm giảm đau.
Chườm lạnh, sau đó chườm nóng
Đôi khi, chỉ chườm lạnh không cắt cơn đau được. Trong trường hợp đó, hãy chuyển sang chườm nóng khi chỗ viêm đã dịu đi, khoảng hai ngày sau. Theo các bác sĩ, nên chườm lạnh trước rồi chườm nóng khi bị đau lưng cấp tính. Làm như vậy trong 48 giờ sau khi bị thương để thư giãn cơ và làm dịu vùng bị đau.
Chườm nóng giúp cải thiện sự mềm mại của các mô mềm, cử động của các cơ và hoạt động tổng thể của lưng. Sức nóng kích thích lưu thông máu ở lưng dưới, đưa các chất dinh dưỡng chữa lành các mô bị thương. Nên sử dụng liệu pháp nhiệt ngắt quãng trong vài giờ hoặc vài ngày để cải thiện quá trình chữa lành mô và ngăn ngừa đau tái phát.
Sử dụng túi chườm nóng hoặc một chai nước nóng và lưu ý đến nhiệt độ để tránh bị bỏng. Nhiệt ẩm (như khăn ấm, ẩm hoặc vòi hoa sen ấm) thâm nhập vào các mô sâu nhanh hơn nhiệt khô.
Chườm nóng từng đợt ngắn không quá 20 đến 30 phút mỗi lần. Đặt hẹn giờ nếu bạn sợ mình ngủ quên và luôn đặt tấm sưởi ở mức nhiệt độ thấp hoặc trung bình, không đặt nhiệt độ cao.
Chườm nóng
Với đau lưng mãn tính, liệu pháp nhiệt có thể là tốt nhất. Hãy thử chườm nóng nhiệt độ thấp liên tục để chữa đau lưng mãn tính, ví dụ như quấn một chiếc chăn sưởi quanh vùng thắt lưng.
Đệm sưởi là một lựa chọn điều trị tốt cho một số triệu chứng đau lưng, chẳng hạn như co thắt cơ gây đau có thể xảy ra với một số trường hợp bong gân và căng cơ ở lưng. Sức nóng có thể làm cơ thư giãn.
Khi nào đến gặp bác sĩ
Nếu đau lưng kéo dài, nặng lên hoặc bắt đầu cản trở các hoạt động hàng ngày, hãy đi khám bác sĩ để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây đau lưng và đề xuất các phương pháp điều trị ngoài chườm nóng và lạnh, bao gồm thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, tiêm corticoid hoặc vật lý trị liệu.
Các phương pháp điều trị khác có thể cần thiết để giảm đau và ngăn cơn đau tái phát. Nói chung, đây là một cách tiếp cận tích cực với mục tiêu đưa bạn trở lại các hoạt động thường xuyên càng sớm càng tốt
Cuối cùng
Chườm nóng và chườm lạnh là những công cụ quan trọng giúp hồi phục sau chấn thương lưng hoặc đau lưng mãn tính. Chườm lạnh ngay sau khi bị thương và chuyển sang chườm nóng hai ngày sau nếu vẫn còn đau. Nếu đau lưng mãn tính, chườm nóng ở nhiệt độ thấp có thể hữu ích. Gọi cho bác sĩ để biết bạn có thể làm gì khác nếu vẫn không khỏe hơn khi nghỉ ngơi, chườm nóng, chườm đá hoặc dùng thuốc không kê đơn.
Chườm nóng chữa đau nhức, người đàn ông tá hoả khi biết mình 'điếc không sợ súng'
Người đàn ông ra sức chườm nóng để chữa mỏi cổ, đau lưng, chùn gối, sưng tay.... Nhưng tình trạng đau ngày càng trầm trọng buộc anh phải đến viện và tá hoả khi bác sĩ chỉ ra bệnh.
Không phải ai cũng có thể chườm nóng chữa đau nhức xương
Đủ loại đai mát - xa, túi chườm, miếng dán mà đau vẫn hoàn đau
Dự án đang vào giai đoạn nước rút, nên từ trong Tết đến giờ, anh Trung (Ba Đình, Hà Nội) không thể dứt ra để đi tập luyện hàng ngày như trước. Ngày nào cũng như ngày nào, lộ trình của anh ra khỏi nhà lúc 7h sáng và trở về nhà lúc 8h tối. Suốt thời gian ấy, anh ôm máy tính với đống báo cáo nghiệm thu.
Ngồi nhiều, lại nguyên một tư thế nên anh Trung bị mỏi lưng, gần đây ngón tay anh cũng sưng đỏ, gối chân cũng đau tưng tức... Cơ thể 70kg của anh vốn quá khổ càng trở nên nặng nề sau khoảng thời gian dài ít vận động.
Để khắc phục tình trạng này, vợ anh mua đai mat-xa vùng cổ lưng cho chồng mang đến công ty dùng. Hiệu quả chẳng được là bao, vợ anh lại mua thêm miếng dán nóng được quảng cáo "trị khỏi đau khớp gối, lưng hiệu quả".
Ban đầu, khi dán anh Trung thấy vùng đau như được làm nóng lên, cảm giác đau nhức cũng giảm đi được phần nào. Nhưng cũng giống như đai mát-xa, những cơn đau lại dày vò anh sau khi ngừng sử dụng.
Cực chẳng đã, anh buộc phải đến viện khám. Tại đây sau khi làm các xét nghiệm, các bác sĩ cho biết anh bị gout. Anh tá hoả khi biết, căn bệnh này "chống chỉ định với việc chườm nóng".
PGS-TS. BS Nguyễn Mai Hồng, nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp, BV Bạch Mai cho biết, hiện nay mọi người hay mách nhau áp dụng phương pháp chườm nóng chữa viêm khớp. Tuy nhiên, với những bệnh nhân thoái hóa khớp chườm nóng có thể có chỉ định được nhưng với trường hợp có viêm khớp hoặc bệnh lý viêm khớp dạng thấp, hay bệnh gout... thì không được chườm nóng. Bởi việc chườm nóng này sẽ càng kích thích tăng sinh các mạch máu gây viêm nặng.
Đặc biệt, trong những trường hợp bệnh lý trên, việc bôi những thuốc làm nóng tại khớp cũng kích thích viêm. "Khi bệnh nhân đang có viêm khớp, tràn dịch, nóng đỏ thì chống chỉ định với chườm nóng, hoặc bôi thuốc điều trị làm nóng tại khớp", PGS.TS. BS Nguyễn Mai Hồng khuyến cáo.
Chườm nóng chỉ là một liệu pháp giảm chiệu trứng
Chia sẻ với phóng viên Infonet, PGS. TS. BS Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cho biết, dân làm văn phòng hoặc các lao động chân tay do cường độ lao động làm việc cao hoặc ít vận động, thay đổi tư thế đột ngột sai tư thế dẫn đến tình trạng đau lưng hoặc vùng cổ gáy. Trạng thái này kéo dài, thường xuyên dẫn đến tình trạng bệnh lý mãn tính - thoái hoá đốt sống cổ gáy, thoái hóa đĩa đệm cột sống, phình đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm dẫn đến chèn ép đau vùng thắt lưng, cổ gáy ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống lao động và học tập.
Có thể chia thành 2 nhóm: đau vùng cổ gáy, thắt lưng, các vùng cơ xương khớp khác cấp tính và mãn tính tính.
"Đối với trường hợp cấp tính có thể xảy ra nguyên nhân do chấn thương, vận động sai tư thế gây đụng dập gân cơ, xương khớp... trường hợp này người bệnh phải đến bệnh viện để được khám và tư vấn kịp thời. Theo đó, với những trường hợp này sẽ phải dùng biện pháp y tế đặc hiệu như các thuốc chống viêm, giảm đau dùng ngoài (bôi) hoặc trong (tiêm, uống) hoặc liệu pháp vật lý trị liệu", PGS. TS. BS Võ Tường Kha nói.
Đối với những trường hợp cấp ở trạng thái co cơ, giãn dây chằng do vận động sai tư thế làm việc có thể dùng liệu pháp xoa bóp hoặc thư giãn hoặc chườm nóng... Cũng có thể dùng các nhóm thuốc giãn cơ, chống viêm, giảm đau.
Một trường hợp nữa đau cơ xương khớp cấp theo PGS. TS. BS Võ Tường Kha có nguyên nhân do lạnh, thay đổi thời tiết, môi trường (dùng quạt, điều hoà trong phòng để nhiệt độ quá thấp)... Những trường hợp này có thể chườm nóng (xoa bóp bằng dầu có tinh chất nóng như quế, gừng, tràm hoặc châm cứu kết hợp xoa bóp bấm huyệt).
Với trường hợp bị đau cơ, xương, khớp do bán cấp tính, mãn tính thì thường bị các bệnh lý mãn tính mà theo PGS. TS. BS Võ Tường Kha bệnh nhân không hiểu biết được. Mà chỉ khi khám thực thể, lâm sàng, cận lâm sàng, thông qua các kết quả chụp chiếu XQ, siêu âm, MRI, CT... mới có thể phát hiện được. Lúc này nguyên nhân đau thường do người bệnh mắc các bệnh viêm khớp vùng chậu, thoái hoá cột sống cổ lưng, thoái hóa đĩa đệm, phình đĩa đệm hoặc thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh lý co cơ mãn tính, xơ cứng cơ... dẫn đến tình trạng đau vùng thắt lưng, cổ gáy mãn tính...
"Những trường hợp này buộc phải đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân gây bệnh lý mãn tính. Trên cơ sở đó, mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có một phương pháp điều trị khác nhau (có thể dùng biện pháp không dùng thuốc: châm cứu, xoa bóp bấm huyệt hoặc dùng phương pháp nội khoa (uống thuốc), nặng hơn bắt buộc phải dùng phương pháp ngoại khoa - phẫu thuật", PGS. TS. BS Võ Tường Kha cho hay.
Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam cũng nhấn mạnh, các biện pháp chườm nóng chủ yếu làm giảm đau, đánh lừa triệu chứng đau mỏi, tưởng giảm nhưng không hẳn...
Bởi chườm nóng và phương pháp vật lý, dùng sức nhiệt (nhiệt trị liệu) chườm vào vùng cơ, xương khớp bị đau. Với cơ chế nóng nở ra, lạnh co lại, do đó khi chườm nóng sẽ làm giãn cơ, giãn mạch máu, làm lưu thông khí huyết, giãn cơ.
"Mà theo nguyên lý của đông y thông thì bất thống, thống thì bất thông, khi giãn cơ, giãn mạch máu sẽ làm thông khí huyết thì giảm đau", PGS. TS. BS Võ Tường Kha cho hay.
"Cơ chế thứ hai, nếu chườm nóng có thuốc đông y tính vị tân, ôn (cay, nóng, tinh dầu) kèm theo thì tác động vào vị trí đau (huyệt vị) sẽ hỗ trợ việc thông kinh hoạt lạc. Với những vị thuốc này sẽ đả thông kinh lạc với nguyên gây đau do hàn (hành thấp) thì những vị thuốc này rất có tác dụng vì nhiệt thì trị hàn mà hàn thì trị nhiệt.
Cơ chế thứ ba, là đánh lừa cảm nhận ở vùng não. Theo đó, sức nóng càng cao thì xung động thần kinh truyền cảm giác nóng về vùng não sẽ dập tắt xung động thần kinh truyền cảm giác đau... dẫn đến cảm thấy dễ chịu, giảm đau", PGS. TS. BS Võ Tường Kha nói.
Trên thị trường có sẵn túi chườm nóng, túi chườm thuốc bắc, miếng dán phát nhiệt, hoặc dân gian thường dùng ngài cứu, gừng, lá lốt sao với muối để chườm hoặc cho nước nóng vào chai, bình, hoặc dùng máy sấy tóc, đèn hồng ngoại chiếu, chườm vào vùng đau mỏi.
Do đó, PGS. TS. BS Võ Tường Kha nhấn mạnh, chườm nóng chỉ là một liệu pháp giảm chiệu trứng đau chứ không phải là liệu pháp chữa nguyên nhân đau. Phương pháp chườm nóng có thể phối hợp và đạt hiệu quả tốt khi có sự chỉ định của bác sĩ am hiểu về cơ xương khớp (nội khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng...), y học cổ truyền. Tuy nhiên, với những người bị đau kéo dài, bị mãn tính vẫn cần phải đi khám để được chữa trị hiệu quả.
Bị chấn thương nhẹ phần mềm nhưng vẫn đau âm ỉ Bạn đọc Tấn Thành (ở Vĩnh Long) hỏi: Cách nay 2 tháng, trong một lần đi làm về, tôi bị tai nạn xe máy. May mắn chỉ bị thương nhẹ phần mềm bên ngoài nhưng không hiểu sao chỗ bị thương vẫn đau nhức dai dẳng dù da đã lành. PGS-TS BS Bùi Hồng Thiên Khanh, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh...