Nên chữa trị bệnh trĩ như thế nào?
Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân và cũng có nhiều phương pháp điều trị. Việc điều trị triệt để bệnh trĩ sẽ giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Các bác sĩ đang mổ cho một một ca bệnh trĩ
Tại Hội thảo quốc tế về ứng dụng laser trong điều trị bệnh trĩ và rò hậu môn do Bệnh viện quốc tế Minh Anh TP.HCM tổ chức vào cuối tuần qua, các chuyên gia đến từ Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM, cho biết bệnh trĩ hiện nay là bệnh phổ biến.
Bệnh trị có rất nhiều nguyên nhân. Đó là do phá vỡ mô nâng đỡ giúp cố định đệm hậu môn vào mô xung quanh; bất thường mạch máu (tăng dòng chảy trong đám rối trĩ, tăng áp lực tĩnh mạch, viêm vi mạch); mô trực tràng lỏng lẻo làm cho hậu môn sa xuống và sung huyết.
Các yếu tố làm cho bệnh trĩ tăng nặng như: phân cứng, táo bón, có thai…
Hiện nay, theo các chuyên gia có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ, tùy thuộc vào độ nặng của trĩ mà chọn phương pháp thích hợp, như: điều trị bảo tồn trĩ bằng cách thay đổi chế độ ăn, chích xơ búi trĩ, khâu triệt mạch búi trĩ, phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ, tái tạo mô trĩ bằng laser…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ hiện nay phổ biến như: đốt điện đơn cực, đốt điện lưỡng cực, sóng cao tần, quang đông hồng ngoại, Ultroid, dao siêu âm, Ligasure, Laser (Dio Laser).
Trong đó, Laser hemorrhoplasty (LHP) là phương pháp xâm lấn tối thiểu, dễ được bệnh nhân chấp nhận trong điều trị trĩ nội và ngoại, hay thay thế cho phẫu thuật Longo.
Việc tái tạo mô trĩ bằng laser là phương pháp xâm lấn tối thiểu, với các ưu điểm: bệnh nhân ít đau, ít ra máu trong lúc phẫu thuật, thu nhỏ búi trĩ có kiểm soát, bảo tồn chức năng co thắt.
Cũng tại hội nghị, bác sĩ Dương Văn Hải (Bệnh viện Bình Dân) cho biết từ tháng 9.2016 đến tháng 1.2019, BV Bình Dân đã điều trị trĩ cho 174 ca bằng phương pháp LHP, trong đó có một số ca đã điều trị đông y, đã mổ trĩ nhưng tái phát…
Kết quả cho thấy 98,3% bệnh nhân được chữa trị thành công.
Trong đó, 97,6% bệnh nhân không đau hay chỉ đau ở mức độ nhẹ; 1,7% xuất huyết, 4% bí tiểu (do biến chứng gây mê), 2,3% còn da thừa hậu môn… Tất cả các biến chứng đều thấp hơn 2-3 lần so với một vài kỹ thuật khác.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện nay kỹ thuật laser được nhiều người lựa chọn sử dụng trong điều trị trĩ, nhưng lại có giá thành cao, nếu được bảo hiểm y tế thanh toán thì bệnh nhân sẽ được hưởng lợi.
Theo thanhnien
Mảnh ghép 6 nhánh gỡ rối bệnh khó nói của phái nữ
Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) phẫu thuật nâng đỡ thành chậu bằng mảnh ghép 6 nhánh cho 2 bệnh nhân bị sa tạng chậu.
Tiến sĩ Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc Bệnh viện Bình Dân cho biết hai người bệnh phát hiện khối sa âm đạo trong nhiều năm gây đau tức vùng chậu, tiểu lắt nhắt, ảnh hưởng chất lượng sống.
Hai bệnh nhân được phẫu thuật nâng đỡ thành chậu bằng mảnh ghép 6 nhánh do các bác sĩ đơn vị niệu nữ, Bệnh viện Bình Dân thực hiện dưới sự tư vấn của giáo sư, bác sĩ Emmanuel Delorme từ Pháp ngày 15/2.
Bệnh viện Bình Dân đã đặt mảnh ghép 4 nhánh để điều trị sa tạng chậu nhiều năm trước. Ứng dụng mảnh ghép 6 nhánh giúp tăng hiệu quả nâng đỡ. Các nhánh của mảnh ghép được khéo léo gắn vào các vị trí giải phẫu phù hợp, không gây đau sau mổ. Điều này phù hợp quan điểm điều trị bảo tồn hiện nay trên thế giới, không ủng hộ việc cắt bỏ các tạng sa, ảnh hưởng đến giải phẫu vùng chậu và chức năng các cơ quan.
Bác sĩ phẫu thuật đặt mảnh ghép 6 nhánh cho bệnh nhân. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Sa tạng chậu là tình trạng sa xuống của một hay nhiều cơ quan vùng chậu khỏi vị trí giải phẫu bình thường qua ngả âm đạo như sa bàng quang, tử cung, âm đạo, trực tràng, ruột và các mô liên kết do sự tổn thương và suy yếu các cấu trúc cơ và dây chằng nâng đỡ sàn chậu.
Bệnh lý sa tạng chậu gây các rối loạn tiểu, rối loạn tiêu hóa, các rối loạn tình dục, làm ảnh hưởng chất lượng sống phụ nữ. Nhiều phụ nữ mắc bệnh chịu đựng tình trạng bệnh tật kéo dài do ngại ngần, mặc cảm, tự ti dẫn đến đánh mất cơ hội điều trị hiệu quả.
Bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ sau mãn kinh, mang thai và sinh con nhiều lần, béo phì, làm việc nặng, táo bón mạn tính, bệnh lý hô hấp mạn tính và từng phẫu thuật vùng chậu. Thống kê của Hội Sàn chậu TP HCM, bệnh lý ảnh hưởng đến 40% phụ nữ ở độ tuổi trên 50. Trong số này, cứ 5 người thì có một người bị sa từ 2 cơ quan trở lên.
Phẫu thuật đặt mảnh ghép ngày càng được cải tiến nhằm tối ưu hóa điều trị, hướng tới mục tiêu giảm hoặc khỏi triệu chứng, tái lập cấu trúc nâng đỡ và cấu trúc vùng chậu, phòng ngừa xuất hiện các thành phần suy yếu mới, sửa chữa các thương tổn phối hợp. Thời gian phẫu thuật được rút ngắn, hạn chế mất máu, giảm đau, giảm biến chứng tại chỗ, bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu tự nhiên của vùng chậu.
Bệnh viện Bình Dân triển khai nhiều phương pháp điều trị bệnh lý sa tạng chậu tương ứng với các giai đoạn bệnh khác nhau như điều trị nội khoa, tập cơ vùng chậu với hệ thống máy chuyên biệt giúp củng cố các cơ và dây chằng, đặt vòng nâng đỡ và phẫu thuật đặt mảnh ghép kèm cố định cổ tử cung vào dây chằng cùng gai để điều trị sa tạng chậu...
Lê Phương
Theo VNE
Cứu bệnh nhân đứng trước cửa tử vì biến chứng rò hậu môn Bệnh nhân có tiền sử rò hậu môn, đã điều trị một lần nhưng không triệt để dẫn tới áp xe cạnh hậu môn, biến chứng nhiễm trùng lan tỏa tầng sinh môn, nguy cơ tử vong cao. Nhóm bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức kịp thời can thiệp, cứu bệnh nhân thoát khỏi "cửa tử". Theo TS Dương Trọng Hiền...