Nên chọn bồn tắm thế nào cho phù hợp?
Tùy thuộc vào diện tích phòng tắm, cách sử dụng của chủ nhà để đưa ra lựa chọn hình dáng bồn tắm phù hợp như: hình bầu dục, hình chữ nhật hay hình tròn.
Bồn tắm là một trong những món nội thất ngày càng được chú trọng. Nhiều người cho rằng tắm là khoảng thời gian để thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau ngày dài làm việc và bồn tắm đóng vai trò quan trọng trong việc này.
Tuy nhiên, nếu lựa chọn bồn tắm không phù hợp sẽ khiến phòng tắm bị chật chội hoặc mang lại cho người dùng trải nghiệm không thoải mái.
Kiến trúc sư Duy Sơn – người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn và thiết kế, thi công nội thất – đưa ra những tiêu chí để lựa chọn bồn tắm cho nhà ở dân dụng.
Về hình dáng bồn tắm, phổ biến nhất là hình chữ nhật, bầu dục, sau đó đến bồn tắm góc, bồn tắm tròn và bồn tắm hình vuông. Ngoài ra, đừng quên yếu tố kích thước. Hãy xác định không gian phòng tắm trước khi quyết định kích thước và hình dạng của bồn tắm.
Bồn tắm hình chữ nhật là bồn tắm truyền thống và phổ biến nhất, thường được lắp sát tường hoặc ở một góc để tối ưu không gian. Chỉ cần bạn lắp thêm rèm che, bồn tắm hình chữ nhật cho phép người dùng sử dụng thêm vòi sen.
Với những phòng tắm có diện tích nhỏ, bồn tắm hình chữ nhật là lựa chọn phù hợp. Thông thường, bồn tắm thường có chiều dài từ 150cm đến hơn 190cm và chiều rộng từ 70cm đến hơn 100cm.
Bồn tắm hình chữ nhật là loại bồn tắm phổ biến (Ảnh minh họa: Pinterest).
Bồn tắm hình bầu dục cũng là loại bồn tắm phổ biến, mang phong cách cổ điển, nhẹ nhàng hơn so với bồn tắm hình chữ nhật. Hình dáng này phù hợp với hầu hết phòng tắm với nhiều kích cỡ khác nhau khiến người dùng dễ dàng lựa chọn mà không phải hy sinh quá nhiều không gian.
Video đang HOT
Bồn tắm góc
Bồn tắm góc được đặt vào vị trí góc của 2 bức tường, thích hợp với phòng tắm có diện tích vừa hoặc lớn. Trên thực tế, bồn tắm góc thường rộng hơn so với các mẫu thẳng.
Tuy nhiên, bồn tắm này ngắn hơn bồn thẳng nên có thể không thoải mái để di chuyển bên trong. Có nhiều kiểu bồn tắm góc, gồm mô hình đối xứng và không đối xứng trong đó góc được lệch sang trái hoặc sang phải.
Bồn tắm góc đòi hỏi phòng tắm có diện tích rộng (Ảnh minh họa: Pinterest).
Bồn tắm hình tròn không phổ biến bằng các loại bồn tắm phía trên. Tuy nhiên, nếu thích cảm giác ở nhà giống như đang ở tiệm spa hay resort, bạn có thể thử trải nghiệm bồn tắm hình tròn.
Bồn tắm hình tròn phù hợp với chủ nhà có sở thích nhẹ nhàng, mộng mơ, thường là phái nữ. Điểm trừ của bồn tắm hình tròn là phải được đặt trong không gian phòng tắm đủ rộng rãi.
Bồn tắm hình vuông
Bồn tắm hình vuông thường được các cặp đôi ưu tiên lựa chọn. Đây là loại bồn tắm có thể tích lớn nhất so với các hình dáng còn lại, phù hợp để hai người tắm cùng lúc.
Về vật liệu của bồn tắm, hãy quan tâm đến yếu tố bảo trì và độ bền theo thời gian. Ngoài ra, độ chịu lực của sàn nhà cũng là chi tiết bạn cần lưu tâm khi lựa chọn vật liệu cho bồn tắm. Các vật liệu chính được sử dụng cho bồn tắm là nhựa, composite, kim loại, đá, gỗ, sứ và gốm.
Tùy thuộc vào tài chính, sở thích, mật độ sử dụng, chủ nhà có thể đưa ra các lựa chọn vật liệu phù hợp với gia đình. Trong đó, vật liệu gỗ, đá, sứ là những loại có giá thành khá đắt so với những vật liệu khác.
4 món đồ nội thất 'sang chảnh' khiến chủ nhà hối hận
Các đồ nội thất sau đây có giá không hề rẻ, tưởng đẹp và tiện nghi nhưng sự thật không như chúng ta nghĩ.
Bồn tắm
Khi lắp đặt thiết bị nội thất cho phòng tắm, ai cũng mơ ước có một chiếc bồn tắm rộng rãi và thoải mái. Nó không chỉ giúp ích cho gia chủ trong tắm rửa mà còn giúp không gian trông sang trọng hơn.
Nhiều người tưởng tượng, mỗi ngày, sau khi về nhà sẽ được đắm chìm trong làn nước ấm áp, tung những cánh hoa vào trong nước của bồn và nhâm nhi ly rượu vang đỏ bên cạnh. Hình ảnh hệt như những bộ phim.
Bồn tắm không hề tiện lợi như chúng ta nghĩ. (Ảnh: Home)
Tuy nhiên, đó là suy nghĩ trong mơ còn thực tế bồn tắm chiếm diện tích của nhà tắm. Mỗi khi sử dụng, gia chủ phải cho nhiều nước rồi điều chỉnh nhiệt độ, mất nhiều thời gian chuẩn bị trước khi tắm.
Sau một thời gian sử dụng, các cặn bẩn dần dần xuất hiện ở mặt trong bồn tắm. Nếu gia chủ không vệ sinh thường xuyên, mặt trong bồn sẽ bị ố vàng hoặc đọng cặn bẩn mất thẩm mỹ, cảm giác mất vệ sinh. Vì vậy, đừng nên chạy đua với gia đình khác, nếu thật sự cần hay có thừa kinh tế hãy mua bồn tắm.
Sofa da
Sofa da là lựa chọn của nhiều gia đình để đặt ở phòng khách. Khi mới mua về, sofa da trông sang trọng, giúp phòng khách của bạn ấn tượng hơn.
Tuy nhiên, với gia đình nhỏ, dùng sofa khá nguy hiểm do trẻ hay chạy nhảy và nô đùa, có thể bị trơn trượt. Sau quá trình sử dụng, gia chủ cần phải làm lại da thường xuyên.
Sofa da chỉ sang trọng ban đầu, còn sau này nó có thể bị bong, nứt. (Ảnh: Home)
Bên cạnh đó, sau thời gian sử dụng, da trên bề mặt ghế da sẽ xuất hiện các vết nứt, bong, sờn rất mất thẩm mỹ. Với mức giá tiền mua sofa da, bạn có thể mua 2 bộ sofa nỉ hoặc vải tránh không bị các hiện tượng thường gặp như sofa da.
Các ngăn tủ trang trí, đựng rượu
Nhiều gia đình thích làm các ngăn tủ trang trí để tăng vẻ đẹp cho căn nhà. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là người chăm chỉ vệ sinh, lau chùi, dọn dẹp thì các ngăn tủ này sẽ bị bám bụi bẩn, để lại ấn tượng xấu với khách.
Các ngăn tủ đựng đồ trang trí có thể khiến bụi bẩn bám vào, đồ đạc lộn xộn. (Ảnh: Home)
Ngoài ra, đây còn là nơi mà nhiều người thích để các món đồ nhỏ, gây nên sự lộn xộn giống như kệ hàng tạp hóa. Bên cạnh đó, bụi tích tụ nhiều lâu ngày cũng gây khó khăn cho việc vệ sinh.
Ghế lười/ghế túi đậu
Đây là kiểu ghế trông xinh xắn, dễ thương và được nhiều người mua về bài trí ở nhà đặc biệt là phòng khách. Tuy nhiên, khi dùng mới nhận thấy sự bất tiện, do ghế có diện tích nhỏ nên ngồi hay nằm đều khá vất vả và mệt mỏi, không hề thoải mái như ngủ trên sofa hay giường.
Ghế lười nằm rất mệt và mỏi không thoải mái như bạn nghĩ. (Ảnh: Home)
Bên cạnh đó, loại ghế này có kích thước không nhỏ có thể chiếm một phần diện tích trong nhà của bạn. Những chiếc ghế này không được lau chùi, vệ sinh thường xuyên có thể bám mồ hôi tạo nên mùi khó chịu.
Ngôi nhà hình tròn mang tên '365 độ' ở Nhật Một ngôi nhà có dạng hình tròn đã được xây dựng trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn ra, với ý tưởng thiết kế là giúp con người thích ứng tốt trong giai đoạn giãn cách trước đây. Ngôi nhà được đặt tên là "365 độ", nằm trên một ngọn đồi nhỏ tại thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. "365 độ" được...