Nên cho bé ăn phô mai khi nào?
Bạn có thể để cho bé dùng phomai sau bữa ăn, chia ra ăn 2 lần, mỗi lần 1 miếng để chế độ ăn của bé cân đối hơn.
Câu hỏi: Tôi có bé gái hiện được 19 tháng, tôi đi làm nên gửi bé ở nhà trẻ tư. Thường ngày khoảng 10 giờ 45 tôi đến đón bé và cho bé ăn hai miếng phomai Vinamilk (loại hộp 8 miếng). Xin hỏi bác sĩ, tôi cho bé ăn như vậy có tốt không? Và bác sĩ tư vấn cho tôi chế độ ăn của bé kèm pho mai thế nào cho hợp lý?
Nguyễn Thị Anh (anhhuyenuy***@yahoo.com.vn)
Trả lời:
Không rõ tình trạng dinh dưỡng và việc phân chia khẩu phần ăn của bé thế nào, nếu bữa trưa của bé gần giờ bạn cho bé dùng 2 miếng phomai thì rất có thể lượng ăn của bữa đó sẽ bị hạn chế phần nào.
Phomai Vinamilk.
Bạn có thể để cho bé dùng phomai sau bữa ăn, chia ra ăn 2 lần, mỗi lần 1 miếng sau bữa ăn để chế độ ăn của bé cân đối hơn.
Bạn có thể tham khảo chế độ ăn của bé trong giai đoạn này như sau:
3 bữa ăn/ngày, mỗi bữa 1 1/2 chén : Cháo/mì/nui/phở/búnđược làm mịn… có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm:
- 100-120gđạm/ngày: Thịt/cá/tôm/cua/lươn /trứng… (3 muỗng canh /chén)
Video đang HOT
- Rau củ: 2 muỗng canh/chén
- Dầu ăn: 2 muỗng café/chén.
- Cho bé dùng phomai, sữa chua, trái cây… vào bữa phụ. Nếu lượng ăn trong bữa chính không đạt nhu cầu, cần tăng bữa phụ lên bù cho bé.
-Kết hợp khoảng 500-600ml sữa theo công thức phù hợp lứa tuổi: Dielac Alpha 123 hoặc sữa cao năng lượng Dielac Pedia( Dành cho trẻ nhẹ cân và suy dinh dưỡng từ 1-10 tuổi).
Thân mến!
BS Ngọc Thanh – PK TVDD Cần Thơ
Theo VNE
Người tiểu đường nên và không nên ăn gì?
Tiểu đường là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này.
Tiểu đường là căn bệnh liên quan đến nội tiết do rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat do insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch vành, tai biến mạch máu não, suy thận...
Do vậy, ngoài chế độ vận động thể lực và thuốc điều trị thì chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Vậy người tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì để giữ cho đường huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng?
Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với người mắc bệnh tiểu đường.
Thực phẩm người tiểu đường nên tránh
- Không nên ăn thực phẩm chiên, xào,..
- Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp...
- Không nên ăn đồ ngọt như đường, mía, tất cả các loại sữa chế biến, cà phê, kẹo, đá chanh, trái cây đóng hộp, nước quả ép, kẹo, mứt, chè, mỡ.
- Không ăn mặn
- Hạn chế ăn cơm, mì xào, hủ tiếu, bánh canh, bánh mì, các loại khoai, bánh bích qui, trái cây ngọt, trứng.
- Hạn chế uống rượu, hút thuốc vì có thể thúc đẩy hạ đường huyết trên bệnh nhân đang điều trị với thuốc hạ đường huyết.
Thực phẩm tốt cho người tiểu đường
- Ăn các loại hoa quả ít đường như táo, bưởi, cam quýt...
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như cám ngũ cốc, rau xanh, các loại họ đậu,... có tác dụng giữ nước, hấp thu axit mật sẽ làm giảm đỉnh cao đường huyết sau khi ăn và có thể kéo dài sự hấp thu của chất đường.
- Các loại thịt nạc đặc biệt là thịt bò vì chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư.
- Các loại cá biển có nhiều axit béo có tác dụng làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại, thay vào đó là những cholesterol có lợi.
Người bệnh không nên ngồi lười vận động, không nên ngồi một chỗ suốt ngày. Nên dành từ 30 - 45 phút để đi bộ mỗi ngày. Ngoài ra có thể chơi các môn thể thao khác phù hợp với sức khỏe, đây là một phương thuốc rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống và tập thể dục là biện pháp giúp cho người bị bệnh tiểu đường đạt được cân nặng lý tưởng, duy trì sức khỏe để sống và làm việc có hiệu quả và góp phần giảm lượng đường huyết bị tăng cao trong máu. Để điều trị có kết quả tốt, nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi bệnh liên tục.
Nguyên tắc ăn uống của người bị bệnh tiểu đường
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau : Trước ăn: 90-130 mg/dl ( 5,0- 7,2 mmol/l ); sau ăn 1- 2h:
Do vậy, gười bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Theo VNE
Những thực phẩm nên và không nên tiêu thụ trong ngày "đèn đỏ" Để bổ sung dưỡng chất cơ thể mất đi, đồng thời giảm các triệu chứng khó chịu, chị em hãy lưu ý một số thực nên và không nên ăn trong những ngày "đèn đỏ" như dưới đây. Trong những ngày có kinh nguyệt, rất nhiều chị em có cảm giác khó chịu như đau bụng, đau lưng, đầy hơi, khó tiêu... Đó...