Nên bọc ghế xe hơi bằng loại da nào?
Việc chọn chất liệu da để bọc ghế xe hơi cũng phức tạp không kém so với chọn mua xe, mỗi loại chất liệu lại có một ưu điểm, nhược điểm riêng biệt.
Thế nào là da thật, chất liệu giả da và da kết hợp?
Da thật được làm từ da của động vật (thường là bò), được xử lý qua hóa chất và là loại da đắt nhất trong ngành sản xuất nội thất ô tô. Chất lượng của da thật tùy thuộc vào nhiều yếu tố: loại động vật được chọn, vị trí của miếng da trên con vật, tay nghề của thợ thuộc da và quy trình xử lý.
Ở trên cùng một con bò, miếng da ở các vị trí khác nhau cũng có chất lượng cao thấp khác nhau. Ảnh: Carfromjapan
Thông thường, các nhà sản xuất ô tô thích da được lấy từ những con bò sống ở vùng cực bắc vì khí hậu mát mẻ khiến lớp da của chúng dày hơn, ít sâu bọ cắn giúp ngăn ngừa sẹo trên da. Vì có giá cả đắt đỏ nên loại da thật thường chỉ được sử dụng ở các dòng xe hạng sang.
Trong khi đó chất liệu giả da hay còn được gọi là da tổng hợp là một loại vật liệu nhân tạo có nguồn gốc từ nhựa vinyl hoặc một số loại nhưa khác đem lại cảm giác sờ gần giống như da thật. Da tổng hợp cũng là một vật liệu tốt để bọc ghế xe hơi dù không được ưa chuộng như da thật.
Bề mặt da thật (Real leather) và giả da (Faux leather). Ảnh: Carfromjapan
Video đang HOT
Còn da kết hợp (một số nơi gọi là da công nghiệp) là loại vật liệu kết hợp giữa da thật và các loại vật liệu khác. Bằng cách này, các nhà sản xuất cố gẳng giảm thiểu nhược điểm của cả da thật và giả da. Thông thường, bề mặt chính của ghế (phần được ngồi lên) sẽ được làm từ da thật, còn các cạnh bên sẽ được làm bằng vật liệu khác.
Chính vì có đặc điểm. nguồn gốc như vậy nên mỗi loại vật liệu lại có một ưu, nhược điểm riêng.
Ghế làm bằng da thật sẽ tỏa ra mùi thơm dễ chịu, có độ bền cao và trở nên mềm mại theo thời gian, sử dụng mùa hè thì mát mẻ, thoáng khí, không bị nóng lưng. Dĩ nhiên nhược điểm lớn nhất của da thật là mức giá đắt đỏ. Trong quá trình sử dụng người dùng cũng cần chú ý hơn vì da thật dễ bị trầy xước, mất thẩm mỹ. Nếu bạn thường xuyên chở thú cưng bằng ô tô thì không nên bọc ghế bằng loại da này. Da thật cũng cần bảo dưỡng định kỳ để đem lại độ bền tốt nhất.
Trong khi đó vật liệu giả da cũng có khá nhiều ưu điểm như mức giá dễ chịu, trông khá giống da thật, ít bị phai màu vì ánh sáng mặt trời. Vật liệu giả da ít thấm nước nên dễ làm sạch hơn. Vì khó trầy xước nên người dùng cũng ít phải lo lắng bảo quản. Ngoài ra, màu sắc của vật liệu giả da rất phong phú. Dù vậy, chất liệu giả da khá bí nên bị nóng vào mùa hè.
Nên chọn ghế giả da nếu bạn thường xuyên chở thú cưng trên ô tô. Ảnh: Carfromjapan
Cuối cùng là da kết hợp, loại da này có được ưu điểm của da thật là độ bền cao, mềm mại, thoáng mát và giá bán cũng rẻ hơn. Tuy nhiên, da kết hợp cũng có nhược điểm là dễ bị trầy xước và khó vệ sinh.
Các hãng xe dùng loại da nào?
Hầu hết các thương hiệu xe hơi nổi tiếng và đắt tiền như Audi, Porsche, Rolls Royce, Land Rover, Mercedes…đều sử dụng da thật với tỷ lệ từ 70% – 100% trên nội thất xe của họ. Hãng xe Mercedes đặc biệt thích da từ giống bò được nuôi ở miền Nam nước Đức. Giống bò này có kich thước lớn nên da của chúng có thể bọc được nhiều diện tích hơn.
Bên cạnh đó, các hãng xe như Ford, Honda, Mazda chọn sử dụng vật liệu giả da vì lợi ích kinh tế mà nó đem lại.
Da Alcantara hay được dùng trên các dòng xe thể thao. Ảnh: Carwow
Ngày nay, một số hãng xe còn sử dụng da Alcantara để bọc nội thất. Thực chất đây cũng là một loại vật liệu giả da, có cấu tạo theo tỷ lệ 32% polyurethane và 68% polyester. Sau nhiều quá trình xử lý, Alcantara sẽ có độ mịn như da lộn, kèm theo các ưu điểm như độ bền cao, thoáng khí, cách nhiệt tốt, chống phai màu…Chính vì có nhiều điểm tốt như vậy nên dù là vật liệu giả da nhưng Alcantara có giá không hề rẻ.
'Da' Alcantara bí kíp giúp giảm trọng lượng xe hơi
Thực chất Alcantara không phải là một loại da giống da lộn như cách nhiều người vẫn gọi, đây là vật liệu giả da tạo từ vải sợi tổng hợp.
Alcantara được phát minh vào năm 1970, bởi nhà khoa học Nhật Bản Miyoshi Okamoto cho công ty hóa chất Toray. Qua nhiều lần phát triển, việc sản xuất và cái tên Alcantara bắt đầu phổ biến sau khi Toray kết hợp với công ty dầu khí ENI S.p.A, tạo nên một công ty con mới có tên Alcantara S.p.A.
Ghế bọc Alcantara của một chiếc Ferrari. Ảnh: Minh Quân
Alcantara được tạo bởi sự kết hợp giữa các vi sợi theo tỷ lệ 32% polyurethane và 68% polyester. Sau nhiều quá trình, Alcantara được hoàn thiện có độ mịn giống da lộn (suede leather) và được xem là vật liệu vải sợi nhỏ tổng hợp. Khi chạm vào, nhiều người lầm tưởng Alcantara là da lộn bởi cấu trúc vải sợi rất mịn và cảm giác y hệt nhau. Alcantara có nhiều kiểu gọi, ở Nhật thường gọi là Ecsaine, ở Mỹ là Ultrasuede, và ở Việt Nam hay gọi là chất liệu giả da, "da Alcantara".
So với da lộn, Alcantara có trọng lượng nhẹ hơn 50%, và có ưu điểm như khó trầy xước hoặc rách, khả năng chống cháy, chống phai màu, không bị lạnh hoặc nóng và cách nhiệt tốt hơn. Ngoài ra, Alcantara có độ bám cao, thoáng khí khi ngồi lâu, không cần bảo dưỡng kỹ lưỡng nhiều công đoạn như da thật. Được đánh giá là vật liệu "sạch", thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của Alcantara là thấm mồ hôi, sử dụng một thời gian sẽ có hiện tượng vón cục do sự ma sát trên bền mặt. Do đó cần vệ sinh thường xuyên bằng cách phủi bụi, dùng bàn chải hoặc dùng vải bông ẩm phủ lên trên. Nếu bị tình trạng vón cục, có thể loại bỏ nhờ vào máy làm sạch bằng hơi nước.
Bề mặt Alcantara bị vón cục. Ảnh: Detalingwiki
Do đặc tính ưu việt nên Alcantara được tin dùng trong đồ nội thất, quần áo, đồ trang sức, ngành vũ trụ và phổ biết trong xe hơi. Trong ngành công nghiệp ôtô, Alcantara nhanh chóng trở thành chất liệu được lựa chọn cho nội thất của những chiếc xe đua như F1, còn trên xe thể thao thường được dùng để bọc ghế, táp-pi, trần xe, vô-lăng, cần số. Mục đích lớn nhất là giảm trọng lượng xe, giúp người ngồi tránh tình trạng "xê dịch" trên ghế và tăng cảm giác cầm nắm chắc chắn khi vào cua.
Mẫu xe đầu tiên sử dụng Alcantara là chiếc Fiat X1/9 1978. Audi bắt đầu sử dụng vào năm 1984 và Lancia đưa Alcantara vào các mẫu xe Thema cao cấp nhất của hãng. Kể từ đó, Alcantara luôn xuất hiện trên các mẫu xe đua và xe thể thao đắt tiền.
Mặc dù công dụng của Alcantara khá lớn, không phải xe nào cũng sử dụng bởi chi phí khá cao. Chủ nhân của xe sẽ bỏ thêm 1.400 - 2800 USD cho tùy chọn Alcantara.
Một số hãng xe sử dụng loại vải dệt tương tự như Alcantara mà không phải Alcantara. Ví dụ như Porsche sử dụng vật liệu mà hãng gọi là Race-Tex. Có thể do Alcantara thật quá đắt so với mức giá mà nhà sản xuất đề xuất, hoặc hãng đã phát triển sản phẩm có chất lượng tương đương cho riêng họ.
10 mẹo đơn giản để giữ ô tô luôn trong tình trạng tốt nhất Để đảm bảo giữ được giá trị của chiếc xe và giảm thiểu chi phí sửa chữa, dưới đây là 10 mẹo đơn giản, dễ nhớ mà chủ xe cần biết. Dầu động cơ Dầu động cơ có vai trò quan trọng giúp cho động cơ được bôi trơn.Thường xuyên kiểm tra mức dầu khoảng một lần một tuần bằng cách sử dụng...