Nên bỏ việc cấp số dịnh danh khi khai sinh cho trẻ?
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội chiều 19/6, dự thảo Luật Hộ tịch nhận nhiều quan tâm về nội dung Chính phủ đề nghị cấp mã số định danh cá nhân cho công dân ngay từ khi làm giấy khai sinh.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường (Trưởng Ban soạn thảo dự án luật) cũng nêu quan điểm, đến khi công dân đủ 14 tuổi mới được làm thẻ căn cước công dân theo mã số định danh cá nhân đã được cấp từ khi làm giấy khai sinh. Khi đó cũng mới đưa ảnh nhận dạng vào thẻ căn cước công dân bởi khi đủ 14 tuổi, đặc điểm nhận dạng của mỗi người sẽ ít thay đổi so với trước năm 14 tuổi.
Thảo luận về luật này, nhiều đại biểu nhất trí với quy định cấp thẻ căn cước công dân thay cho chứng minh nhân dân (CMND) để đơn giản hóa nhiều loại thủ tục hành chính, giấy tờ công dân, đồng thời phù hợp với xu hướng hiện đại trong quản lý Nhà nước về dân cư.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu nhận xét, nhiều nội dung của Luật hộ tịch và Luật căn cước công dân trùng nhau.
Đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang).
Đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) đặt câu hỏi với việc Bộ Công an trình luật căn cước công dân, Bộ Tư pháp trình luật hộ tịch. Cả 2 luật đều nêu sẽ cấp thẻ căn cước cho công dân từ khi mới sinh ra, vì vậy gây chồng chéo, đề nghị phải phân công rõ nhiệm vụ cụ thể của từng bộ.
Ông Tính cho rằng, thẻ căn cước công dân được cấp cho trẻ từ khi sinh ra tới 14 tuổi là chưa phù hợp vì chưa đủ điều kiện nhận dạng, nên cấp thẻ khi công dân từ đủ 14 tuổi trở lên.
Đại biểu Phạm Thị Mỹ Ngọc (Ninh Bình) lại thống nhất cấp thẻ căn cước công dân ngay từ trẻ sinh ra để thay cho giấy CMND; thể hiện các đặc điểm nhận dạng để phân biệt người này và người khác.
“Thẻ căn cước công dân sẽ thay thế nhiều loại giấy tờ khác của công dân, tiện cho quản lý, lợi cho công dân” – bà Ngọc đề nghị không quy định về khai sinh trong luật hộ tịch mà cần thống nhất như luật thẻ căn cước công dân.
Đại biểu Nguyễn Văn Khánh (Đồng Nai) thống nhất cao việc đến năm 2020, khi hoàn thành việc cấp thẻ căn cước công dân thì có sự thay đổi rất lớn trong quản lý Nhà nước dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, rất lợi cho công dân về các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, ông Khánh cũng bày tỏ băn khoăn về sự chồng lấn của 2 luật hộ tịch và luật thẻ căn cước. Luật hộ tịch nên bỏ quy định khái niệm về số định danh cá nhân; thẻ căn cước công dân, vì các vấn đề này đã được quy định trong luật thẻ căn cước công dân.
Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh) cho rằng Luật hộ tịch đưa ra cách đổi mới đột phá về quản lý dân cư, tạo thuận lợi cho người dân, giảm bớt được các giấy tờ tùy thân. Tuy nhiên, luật này chỉ nên điều chỉnh về các vấn đề hộ tịch, không điều chỉnh các vấn đề về khai sinh, thẻ căn cước để tránh trùng lắp với luật Căn cước công dân.
Ông Dũng đồng ý phương án cấp giấy khai sinh, giấy chứng nhận hôn nhân vì nó có ý nghĩa hàm chứa nhiều thông tin cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công dân; những loại giấy tờ khác chỉ cần cấp trích lục khi công dân có yêu cầu.
Video đang HOT
Đại biểu Huỳnh Văn Tính (Tiền Giang) cũng cho rằng, giấy khai sinh là rất quan trọng đối với đời mỗi con người, vì vậy nên cấp giấy khai sinh.
Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) tán thành nhận định, giấy khai sinh là một bộ phận không thể tách rời của quản lý hộ tịch, vì vậy đề nghị duy trì cấp giấy khai sinh, giấy chứng nhận hôn nhân cho công dân.
Nhiều đại biểu Quốc hội khác cùng đề nghị, phải quy định rõ giấy khai sinh là căn cứ gốc của công dân trong luật hộ tịch; không thể cấp thẻ căn cước công dân thay cho giấy khai sinh. Kể cả sau này khi có cấp thẻ căn cước thì vẫn phải có giấy khai sinh.
Về việc quản lý hộ tịch, lưu giữ cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu hộ tịch bằng công nghệ thông tin được nhận định là rất tiện dụng cho người dân, đồng bộ hóa với các dịch vụ an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng bày tỏ sự lo ngại trước trình độ của cán bộ công chức cấp xã, huyện trong việc sử dụng các công nghệ số hóa. Do đó, cần phải nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ làm công tác hộ tịch địa phương, đặc biệt là kỹ năng sử dụng công nghệ để tránh nhầm lẫn, phức tạp cho người dân.
P.Thảo
Theo Dantri
Tòa làm khó báo chí, Bộ trưởng Tư pháp lên tiếng
Bộ trưởng Tư pháp cho rằng thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đang hạn chế báo chí tác nghiệp tại tòa.
Sáng 19/6, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã chia sẻ với báo chí xung quanh Thông tư 01/2014 về nội quy phiên tòa của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Thông tư số 01/2014 về nội quy phiên tòa của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định các phóng viên muốn tham dự đưa tin phiên tòa phải xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu.
Quy định trên đây đã vấp phải phản ứng của dư luận bởi theo nghị định số 51/2002/NĐ-CP (quy định chi tiết thi hành Luật báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí), nhà báo tham dự phiên tòa chỉ cần xuất trình thẻ nhà báo.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường (Ảnh: Phạm Thịnh)
- Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về thông tư 01/2014 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định các phóng viên muốn tham dự đưa tin phiên tòa phải xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu?
Thông tư 01/2014 có quy định nhà báo tham dự, đưa tin phiên tòa phải trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức. Vấn đề này Bộ Tư pháp đã phát hiện ra và cần góp ý cho Tòa án nhân dân tối cao.
Về nguyên tắc, Bộ Tư pháp không có thẩm quyền kiểm tra đối với Thông tư của Tòa án nhân dân tối cao nên chỉ góp ý.
Dự kiến đến ngày 21/6, Bộ Tư pháp sẽ có văn bản góp ý cho Tòa án nhân dân tối cao.
- Thông tư 01/2014 của Chánh án tòa án nhân dân tối cao có thực sự cần thiết không, thưa ông?
Thông tư này là "giấy phép con", là rào cản đối với hoạt động báo chí và không cần thiết. Quy định phải xuất trình trước 15 phút, nếu chậm hơn thì không được tham dự cũng là vấn đề.
Nguyên tắc xét xử ở Việt Nam là công khai, trừ một số trường hợp bí mật. Quyền báo chí đã được quy định trong Luật báo chí và Nghị định của Chính phủ.
- Ngày 18/6, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn cho biết đã xin ý kiến và được Hội nhà báo, Bộ Công an đồng ý. Thông tư này có xin ý kiến từ Bộ Tư pháp không, thưa ông?
Tôi được biết bên Tòa án nhân dân tối cao không xin ý kiến Bộ Tư pháp. Nếu cần tôi sẽ kiểm tra lại.
- Nếu TANDTC không sửa thì cơ quan nào có thẩm quyền "tuýt còi" thông tư này, thưa ông?
Tôi nghĩ rằng Tòa án nhân dân tối cao sẽ sửa thông tư này. Còn theo quy định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới có quyền kiểm tra thông tư này.
Tại phiên tòa xử vụ chống người thi hành công vụ ở Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức (Hà Nội) ngày 26/4, phóng viên có thẻ nhà báo nhưng không có giấy giới thiệu vẫn không được vào tòa - Ảnh: T.L.
- Xin Bộ trưởng cho ý kiến về xu hướng gần đây có nhiều văn bản ban hành đã hạn chế, gây khó khăn hoạt động của báo chí?
Thực ra, nghị định của Chính phủ đã quy định rất rõ tạo thuận lợi cho báo chí. Vì vậy, các ngành trong Chính phủ chưa có quy định nào ngược lại.
Hiện nay, Bộ Tư pháp còn nợ nghị định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động báo chí, cung cấp và đăng tải thông tin nhưng mập mờ giữa chủ thể là nhà báo và người dân. Cần phải tách rõ để chỉ những cơ quan có thẩm quyền mới được xử phạt chứ không phải mọi người đều có quyền này.
- Phải chăng đang có khoảng trống trong kiểm soát thông tư, thưa ông?
Hiện tôi đã nghe lần cuối trước khi xin ý kiến về dự thảo Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật. Nhưng, tinh thần là có đề nghị Chính phủ, Quốc hội về cơ chế kiểm soát thông tư của các bộ, ngành.
Thông tư của Tòa án, Viện kiểm sát thuộc phạm vi kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên phải có cơ chế khác để kiểm soát. Ví dụ, các thông tư của Tòa án, Viện kiểm sát bắt buộc phải xin ý kiến của Bộ Tư pháp chứ không được ban hành tùy tiện.
Xin cảm ơn ông!
Trao đổi với phóng viên bên bên lề kỳ họp Quốc hội xoay quanh quy định phóng viên phải có thẻ nhà báo và giấy giới thiệu mới được tham dự phiên tòa, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn cho biết, sở dĩ đưa ra quy định như vậy là để "ngăn ngừa tình trạng thích thì đến, không thích thì không đến".
Cũng theo ông Sơn, quy định này còn góp phần để "đảm bảo trật tự phiên tòa". Ông Sơn cũng khẳng định "tinh thần chung là rất mở và rất thoải mái".
Giải thích lý do đưa ra quy định này, Phó chánh án cho biết: "Khi anh thực hiện công vụ thì cơ quan anh phải có giấy giới thiệu và cử người có thẻ đến để làm.
Báo chí cũng là thực hiện nhiệm vụ, và nhiệm vụ ấy phải được thực hiện trên cơ sở của sự phân công. Khi nhà báo có đủ các điều kiện ấy thì được tham dự phiên tòa".
Ông Nguyễn Sơn cũng thông tin, khi xây dựng quy định này, các đơn vị khác như Hội Nhà báo, Ban Tuyên giáo, Bộ Công an... đã thống nhất chủ trương đó và cuối cùng mới đi đến thống nhất như vậy.
Phạm Thịnh
Theo_VTC
Thẻ căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu Thẻ căn cước công dân được sử dụng thay việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau. Dự thảo Luật Căn cước...