‘Nên bỏ tục bốc mộ đi, lạc hậu lắm rồi’
Vợ chồng tôi nay thuộc hàng thất thập, đã căn dặn con cái là khi cha mẹ mất thì nhớ mang đi thiêu rồi đem tro ra biển mà rải’.
Sau những bài chia sẻ về tục chôn cất, cải táng mộ cho người đã khuất ở khu vực Hà Nội và một số địa phương, báo VietNamNet đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả.
Cát bụi trả về với cát bụi
Độc giả Nhiên Đặng rất đồng tình với ý kiến của nhân vật trong bài viết: Tôi dặn con: Bố chết, cứ mang đi hỏa thiêu, đừng chôn cất làm gì.
Nhiên Đặng viết: ‘Ngoài việc đồng ý với ý kiến trong bài viết, tôi còn có nguyện vọng, khi trút hơi thở cuối cùng thì được hiến tạng cho y học. Tôi mong việc làm đó có thể khiến người khác tìm lại sự sống. Còn xác này thì mang đi hỏa táng và rải tro xuống biển hồ cho về với cát bụi. Như vậy là xong 1 kiếp người.
Nếu thương và yêu nhau, hãy đối xử với nhau thật tốt ngay từ bây giờ, đừng để đến lúc phải hối tiếc’.
‘Vợ chồng tôi đã di chúc hiến tạng khi chết não, phần còn lại sẽ hoả táng, vừa sạch sẽ, bảo vệ môi trường, đỡ tốn kém, vừa đỡ phiền người sống không cần thiết’, một độc giả khác viết.
Độc giả Phạm Thanh Hải cũng đồng tình với việc nên hỏa thiêu thay vì chôn cất người mất, sau đó lại cải táng. Độc giả này giải thích: ‘Năm 2000, tôi đã từng trực tiếp sang cát cho bà nội. Tôi thấy chuyển từ địa táng sang hỏa táng là rất cần để đỡ tốn đất, đỡ ô nhiễm môi trường và giảm nguy cơ bệnh tật cho người thân – những người trực tiếp xuống mộ mò xương. Bởi theo lệ quê tôi, con trai trưởng hoặc cháu đích tôn phải là người trực tiếp làm việc đó’.
Video đang HOT
‘Tôi cũng gốc Bắc, nhưng vào Nam sinh sống gần 40 năm rồi. Trong Nam, chết là chôn, nếu có điều kiện thì chôn xong xây mộ luôn. Nếu chưa có điều kiện thì 5-7 năm sau xây mộ. Nhưng thường là chôn xong xây mộ luôn, vì tiền phúng điếu đem xây mộ là đủ, thiếu tí chút thì con cháu bỏ thêm.
Lúc nghe nói, ở quê tôi, chôn người xong 7-8 năm bốc lên lấy xương cốt chôn lại, mọi người đều ghê sợ. Bố, mẹ, chị tôi người Bắc, khi chết ở trong Nam cũng chôn xong xây mộ luôn, không bốc lên để sang tiểu.
Tôi cho rằng, nên bỏ tục lệ bốc mộ đi. Nếu có điều kiện thì hoả táng là tốt nhất’, độc giả Hải Bùi viết.
‘Tôi cũng sống ở đồng bằng Bắc Bộ, thấy nên bỏ tục bốc mộ đi, lạc hậu lắm rồi’. ‘Đúng là xã hội văn minh thì hỏa táng sạch sẽ nhất với nơi đất chật người đông như đô thị. Còn làng quê thì cũng nên được tuyên truyền sớm, hỏa táng là sạch sẽ văn minh nhất’, độc giả Nam Bình đồng tình.
Một độc giả lớn tuổi của VietNamNet cũng viết: Vợ chồng tôi nay thuộc hàng thất thập, đã căn dặn con cái là một mai cha mẹ mất thì hãy đưa đi thiêu rồi hôm nào đi biển thì đem tro ra biển mà rải. Cát bụi trả về cát bụi. Không làm phiền con cháu’.
‘Đã là phong tục thì nên tôn trọng’!
Bên cạnh ý kiến cho rằng, người đã khuất nên được hỏa táng, thay vì chôn cất sau đó lại cải táng, nhiều độc giả khẳng định, cách thức tổ chức tang ma cần phải được giữ nguyên. Đó là phong tục, cũng là nét văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.
‘Thời đại nào cũng có phong tục tập quán, mình nên tôn trọng điều đó! Không có ngày xưa thì sao có hôm nay!’, độc giả Long1965 viết.
‘Cứ nghĩ đến việc, người thân vừa mất đã bị đưa vào lò hỏa thiêu, thành một nắm tro tàn là tôi thấy đau lòng’, độc giả Liên Nguyễn viết.
Một độc giả giấu tên cũng gửi ý kiến, thể hiện sự bất bình với quan điểm, người mất nên được đưa đến nhà tang lễ, sau đó đưa đi hỏa thiêu trong bài viết Đi làm về, vợ chồng trẻ hoảng hồn thấy ngôi mộ xuất hiện trước cửa sổ: ‘Bố mẹ cả đời lao động vất vả mới mua được mảnh đất xây nhà, cho con nơi ăn ở ấm êm, nuôi các con ăn học thành người! Vậy mà khi khuất núi con lại muốn đẩy ra nhà xác, nhà tang lễ cho cho đỡ ô nhiễm, ồn ào! Thật buồn cho những người con như vậy, chẳng bù cho nhiều người bây giờ còn lặng lẽ sống chung, chăm sóc cho các phần mộ vô danh mà không yêu cầu một điều nào’.
Linh Giang (Tổng hợp)
Theo vietnamnet.vn
Mang bầu rồi vẫn được bố mẹ chồng đàng hoàng hỏi cưới, tôi hí hửng vui sướng mà ngờ đâu phía sau là lời nói dối trị giá bạc tỷ của chồng
Là một người nghiêm khắc, vậy mà mẹ chồng em lại chấp nhận cưới con dâu chửa trước về nhà.
Em là một người sống thiên về tình cảm. Vì thế, em luôn mong muốn có được một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Lần đầu về nhà chồng ra mắt, em đã cảm thấy thích thú với cách sống gần gũi và đoàn kết của mọi người.
Ấn tượng của em với mẹ chồng lúc đó cũng rất đặc biệt. Bà luôn toát lên vẻ nghiêm nghị nhưng lại rất thu hút. Thành ra đối với mẹ chồng, em vừa có chút ngưỡng mộ, vừa e dè vì sợ mình làm bà phật ý.
Những lần đầu tiếp xúc, bà cũng dặn em rất kỹ lưỡng. Đó là thời điểm này chưa thích hợp để làm đám cưới. Chồng em thì đang đi công tác ở nước ngoài, bản thân em cũng mới đi làm và chưa thực sự ổn định.
Lúc đó em còn nghĩ có lẽ mình sẽ phải sinh con và nuôi một mình trong khoảng thời gian chồng ở nước ngoài. (Ảnh minh họa)
Em cũng dặn lòng đợi vài năm nữa mới lấy chồng. Ai ngờ đúng đợt chồng em về nước chơi, bọn em lại để dính bầu. Thế là mọi kế hoạch bị đổ bể. Em gọi điện sang cho chồng mà lòng buồn rười rượi. Lúc đó em còn nghĩ có lẽ mình sẽ phải sinh con và nuôi một mình trong khoảng thời gian chồng ở nước ngoài. Vì mẹ anh vốn rất gia giáo.
Nhưng ngay hôm đó, em nhận được điện thoại của mẹ chồng. Lúc bà nói "Alo", người em run lên bần bật. Vậy mà chuyện em không tưởng lại xảy ra. Mẹ chồng em thở dài rồi nói xin lỗi vì con trai bà đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch tương lai của em.
Nói chuyện một lúc, bà đề nghị sang nhà em để được gặp mặt trực tiếp người lớn và bàn bạc những vấn đề trong đám cưới. Vậy đấy, ngày hôm sau mẹ chồng em đến. Đám cưới của bọn em cũng được ấn định ngay sau đó.
Chồng em chỉ xin nghỉ được một tuần, vì thế mọi thứ đều phải chuẩn bị sẵn sàng trước khi anh về. Thấy con dâu chạy khắp nơi lo mua sắm, mẹ chồng em còn lo lắng cho cháu trong bụng nên suốt ngày dặn em phải ăn uống cẩn thận.
Nghe lỏm được cuộc nói chuyện, em thất vọng vì mẹ chồng quá. (Ảnh minh họa)
Hôm đám cưới được tổ chức, mẹ chồng em đích thân lên trao quà cho con dâu. Bà ôm lấy em và nói nhỏ: "Mẹ rất vui vì con đã trở thành thành viên mới của gia đình". Đêm ấy bà còn nấu cháo gà mang lên cho em để dưỡng thai.
Em cứ tưởng mình đã được đặt chân vào một gia đình tốt. Nào ngờ sau khi kết hôn, em vô tình biết được tâm địa của mẹ chồng. Hôm ấy khát nước giữa đêm, em xuống nhà lấy nước thì nghe mẹ chồng và bố chồng đang tâm sự. Mẹ chồng em bảo: "Chẳng biết thông gia bên ấy khi nào mới cho con gái mảnh đất mặt đường. Nếu không phải con trai bảo nhà vợ nó sẽ cho đất thì tôi không bao giờ chấp nhận".
Nghe lỏm được cuộc nói chuyện, em thất vọng vì mẹ chồng quá. Đã vậy chồng em còn tỉnh bơ bảo khi ấy tình thế cấp bách, anh bịa ra để mẹ đồng ý. Bây giờ em chỉ sợ chuyện bị phanh phui thôi, hay là em nói ra trước khi bị phát hiện?
Theo T.T.H.N/Báo Tổ quốc
Tin tưởng người thân, mất cả tiền lẫn tình! Sau vụ không đòi tiền được ông Giỏi, biết đâu sau này cũng khó đòi tiền bà mẹ vợ? Liệu vợ chồng Mạnh có lại mắc tiếp sai lầm cũ. Người Việt đi lao động, hoặc định cư làm việc ở nước ngoài phần lớn sống tằn tiện, chắt chiu nên khi kiếm được đồng nào thì dành dụm gửi về Việt Nam...