Nên bỏ qua thù hằn
Ba tôi đi làm ăn xa, hàng tháng ba gửi lương về phụ má nuôi ba chị em chúng tôi. Năm tôi lên sáu tuổi, dù còn nhỏ nhưng tôi nhớ rất rõ.
ảnh minh họa
Hôm ấy ba tôi về xin má đưa lại một ít vốn vì chuyến đi buôn ấy ba bị lỗ, má tôi cương quyết không đưa lấy lý do không có tiền!Ba tôi vô cùng tức giận, mắng chửi má, đập một số đồ đạc trong nhà và ba xách luôn cái cặp của chị hai tôi (mà ba đã mua cho chị trước đó), thề không bao giờ về nhà.
Thời gian sau, ba tôi đã có một người đàn bà khác. Gánh nặng gia đình tất cả đổ trên vai má tôi. Các chị tôi luôn mắng chửi ba tôi. Đặc biệt chị hai tôi căm thù ba đến tận xương tủy. Ngày ba tôi mất, mấy cô, mấy bác khuyên má tôi nên đưa ba tôi về làm tang ma để chúng tôi được gần mồ mả của ba. Má tôi thuận lòng, ngày đám tang của ba mấy chị tôi mắt ráo hoảnh, không một chút ưu buồn. Chị hai tôi không bao giờ viếng mộ ba. Mấy mươi năm vợ chồng chị không bao giờ về thắp nhang cho ba trong những ngày giỗ Tết.
Tôi thiết nghĩ tình phụ tử rất thiêng liêng, tình cảm giữa ba và mẹ thế nào thì phận làm con cũng không nên ghẻ lạnh với ba mình. Tôi đã từng khuyên các chị của tôi nhưng không chị nào nghe cả. Riêng gia đình của bạn, tôi mong các bạn hãy nhận lại ba mình, để vui lòng mẹ mình trước lúc đi xa và trong lòng của các bạn cũng cảm thấy thanh thản. Kẻ thù của chúng ta có lúc ta còn tha thứ được thì tại sao ba mình lại không bỏ qua được.
Các bạn nhận lại ba mình còn gián tiếp dạy cho các con bạn lòng hiếu thảo. Cuộc sống của chúng ta thật ngắn ngủi, mọi thù hằn nên bỏ qua để trong lòng lúc nào cũng yên vui.
Video đang HOT
Theo VNE
Để tình yêu không hóa thành hận thù sau chia tay
Mới đây, một thanh niên sau khi chia tay đã mang xăng đến đốt người yêu. Những câu chuyện trả thù người yêu không quá hiếm và được coi là nạn bạo hành.
Đừng gặp mặt ở chốn riêng tư sau khi chia tay - Ảnh:informationng.com
ThS tâm lý Tô Nhi A, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM nhận xét, chia tay là thời điểm bạo hành trong tình yêu bùng nổ rõ nhất, bởi lúc đó người ta dễ bị những cảm xúc tiêu cực chế ngự, khiến họ chao đảo, nhìn cuộc đời màu xám và khó kiểm soát hành vi. Hành vi bạo hành có thể tác động đến thể xác như đánh đập, chém giết, nhưng cũng có thể tác động đến tinh thần như khóc lóc, níu kéo, dọa tự tử... khiến người kia mủi lòng.
Theo chuyên gia tâm lý, để mình không trở thành thủ phạm của sự bạo hành thì bạn cần phải biết vượt qua nỗi đau chia tay. Muốn người cũ không bạo hành mình được, bạn cũng phải vượt qua điều này bằng cách làm chủ tốt cuộc đời mình và yêu thương bản thân mình.
Người thất tình thường nghĩ: "Mối tình tan vỡ biết làm sao", rồi "Làm sao để vượt qua thời kỳ này?" "Làm sao sống tiếp, làm sao dám tin vào tình yêu...". Hàng loạt câu bạn đặt ra để tự chặn đứng con đường của mình lại. Trên thực tế, tình yêu tan vỡ không có gì là ghê gớm dù nỗi đau có thật.
Chuyên gia tâm lý khuyên, để vượt qua nỗi đau chia tay, trước hết bạn đừng cố tìm kiếm kỷ niệm, mà hãy thay đổi những thói quen từng liên quan tới người đó và bù đắp lại bằng những hoạt động khác. Chúng ta hay nhung nhớ những buổi đi dạo, những cuộc hẹn hò vào cuối tuần, những tin nhắn vào mỗi sáng... Tốt nhất, bạn hãy khỏa lấp bằng những điều mà vì bận bịu với việc yêu trong một thời gian dài nên không kịp làm. Hãy đi chợ nấu ăn, hãy quan tâm đến người thân trong gia đình, hãy đăng ký học một lớp năng khiếu mà mình thấy thích...
Việc dùng các hoạt động khác để khỏa lấp nỗi buồn không chỉ giúp bạn mau vượt qua nỗi đau chia tay, mà sẽ thấy nhiều điều tích cực từ các mối quan hệ khác của mình xuất hiện nhờ chủ động cho đi yêu thương.
Bạn sẽ thấy mình năng động với những điều cá nhân mình có thể làm được và đây cũng là cơ hội để bạn phát triển bản thân, phát triển thêm các mối quan hệ xã hội - sẽ có ích cho công việc của bạn, cho việc tìm kiếm, xây dựng một mối quan hệ mới sau này. Đi qua một cuộc tình, chúng ta sẽ trưởng thành hơn nếu biết trân quý những điều đã qua và có cách nhìn khách quan, bình tĩnh.
ThS Nhi A nhận xét, vết thương về mặt tâm lý cũng như vết thương về mặt thể chất. Nếu bị đứt tay, bạn cứ ngồi khơi khơi vết đứt thì nó không thể lên da non, thậm chí còn có nguy cơ bị nhiễm trùng. Tan vỡ mối quan hệ mà ta cứ nghiền ngẫm đau khổ, không để nó trở về vùng ký ức thì không bao giờ nó có thể ngủ yên. Phải để vết thương ngủ yên bằng cách tập một loạt hoạt động mới.
Trên thực tế, người ta hay tìm kiếm, níu kéo, nếu không được thì đánh đổ, đập vỡ. Cũng như khi giận ai, nếu được đánh người đó, ta cảm thấy rất đã, nhưng tiếc rằng sau đó thì ta sẽ bị đánh lại, hoặc ít ra cũng bị đau tay. Chưa kể, trong tất cả các cuộc giao tranh, người đánh trước bao giờ cũng là người có lỗi trước, dù lý do là gì. Nếu bạn đánh thắng, chuyện gì xảy ra? Liệu người kia có quay lại không? Nếu có quay về thì cuộc tình tiếp theo đầy nước mắt.
Ngược lại, trong trường hợp khác, khi bạn hiểu rất rõ mình cần phải làm gì để quên đi nỗi đau nhưng "đối tác cũ" không nhận ra điều đó và bạn trở thành người bị làm phiền. Khi đó, bạn phải biết tự bảo vệ mình. Bạn cần có một quyết tâm nhất định để đừng vương vấn. Sự rõ ràng, cương quyết đều có giá trị tích cực cho các mối quan hệ, bao gồm cả tình yêu.
Chuyên gia khuyên, bạn nên hạn chế tối đa những yêu cầu hẹn hò sau khi chia tay, vì sự gặp gỡ khó làm bạn quên đi chuyện cũ và đối phương thì có thêm cơ hội để níu kéo. Bạn đừng bao biện không gặp thì mất công, chính gặp mặt mới khiến bạn mất công hơn.
Bạn phải bình tĩnh trước các đề nghị hoặc yêu sách của đối phương, đáp trả bằng giải pháp mang tính an toàn lâu dài, mọi sự nhân nhượng chỉ càng làm cho điều tồi tệ bị dồn nén và đến khi bùng nổ thì sẽ khó khắc phục hậu quả. Trong trường hợp họ thái quá hơn, bạn có thể thay hẳn số điện thoại.
Đặc biệt nếu người cũ khi yêu luôn muốn bạn là của riêng, chỉ quan tâm đến bản thân họ, muốn tình yêu của họ phải được đáp lại, nhầm tưởng sự ích kỷ là tình yêu..., tức họ nằm trong nhóm những người sẵn sàng trả thù nếu tình yêu tan vỡ, bạn cần tỉnh táo để có thể lượng giá mức độ nguy hại trong hành vi mà đối phương sẽ dành cho bạn.
Lúc này, bạn cần tìm người đồng hành cùng mình, đó có thể là bạn bè hoặc gia đình để bạn có thêm nghị lực và điểm tựa. Nếu tình hình xấu nhất xảy ra bạn bị đe dọa đến tính mạng, thì đừng quên rằng chúng ta đang sống trong một xã hội có pháp luật, có các tổ chức xã hội, đừng ngại lên tiếng để được bảo vệ trước khi quá muộn.
Những người bị bạo hành thường là những người đóng nắp rất kỹ vấn đề của mình, không chịu mở lòng, không tâm sự với người thân người quen, chỉ khi bị trả thù xong mới kể cho người khác, lúc đó muộn rồi thì cứu làm sao.
Trên hết và trước hết, chúng ta hãy cố gắng xây dựng một tình yêu bằng đầy đủ sự tỉnh táo, tôn trọng và trách nhiệm (với bản thân) ngay từ đầu để không phải tìm cách ứng xử với những kết thúc đau buồn và nhiều hệ lụy.
Theo VNE
Gái còn trinh "vật vã" đêm tân hôn Đêm tân hôn đối với tôi là một cuộc chiến "gay go" và đầy thử thách. Tôi không thể tưởng tượng được lần đầu tiên "làm chuyện ấy" với người đàn ông mình yêu thương nhất lại khó khăn đến như vậy? Dù hai vợ chồng đã chuẩn bị cho "tiền tuyến" khá kỹ càng và chu đáo... thế nhưng, chúng tôi không...