Nếm món đậu rùa ở Vĩnh Phúc
Nếu có dịp về thăm xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc bạn sẽ được chủ nhà nồng hậu thết đãi món ăn đặc sản của vùng quê này: đậu Rùa. Món đậu Rùa thường xuyên có mặt trong mâm cơm hàng ngày cũng như trong mâm cỗ của các gia đình nơi đây.
Nguồn gốc cái tên đậu Rùa
Món ăn mang đậm nét hồn quê này không phải được làm từ nguyên liệu thịt rùa hay có hình con rùa, mà đơn giản, đậu Rùa được gọi theo tên địa phương làm ra nó – làng Rùa, xã Tuân Chính. Làng Rùa bao gồm 3 thôn: thôn Trung, thôn Thượng và thôn Táo. Đặc biệt, đậu Rùa chỉ được làm phổ biến ở thôn Trung và thôn Thượng, là 2 thôn liền kề nhau ở cùng một dải đất. Sau năm 1945, dù tên địa danh làng xã đã dược thay đổi nhưng người ta vẫn quen gọi với cái tên đậu Rùa.
Làm đậu Rùa là nghề cha truyền con nối
Nghề làm đậu được coi như nghề thủ công truyền thống của làng Rùa trước đây. Ở làng Rùa có nhiều gia đình năm, sáu đời gắn bó với nghề làm đậu. Nhiều cụ cao tuổi trong làng chẳng thể nhớ nổi nghề làm đậu có từ bao giờ, chỉ biết khi lớn lên đã thấy cha mẹ làm, rồi đời này qua đời khác cứ thế truyền nghề cho nhau
Thức khuya, dậy sớm với đậu Rùa
Đậu Rùa bao giờ cũng có hai loại: đậu nướng và đậu trắng. Cách làm đậu Rùa cũng tương tự cách làm đậu phụ của nhiều nơi, có khác chăng là hình dáng chiếc đậu làm ra nhỏ nhắn, vừa miệng và hương vị của nó. Mỗi cái đậu Rùa chỉ to hơn bao diêm, vì vậy khăn vải dùng gói đậu cũng chỉ to hơn bàn tay một chút.
Theo các cụ cao niên trong làng, yếu tố chính làm cho món đậu Rùa có vị ngon khác biệt với đậu phụ ở các nơi khác là nguồn nước ở dải đất này. Điều này trả lời cho câu hỏi vì sao con gái ở làng Rùa đi lấy chồng đem theo nghề làm đậu, nhưng khi đậu làm ra vẫn không ngon được như đậu được làm tại làng Rùa. Thêm nữa là do cái tâm của người làm ra đậu Rùa, họ luôn trân trọng nghề truyền thống của quê hương, luôn tuân thủ các bước từ khâu đầu tiên là chọn đỗ nguyên liệu, đến khâu cuối cùng là nướng đậu, bán đậu. Họ không quá thiên về mục đích lợi nhuận mà làm mất đi hương vị riêng của món đậu Rùa.
Người làng Rùa làm đậu bao giờ cũng chọn loại đỗ tương hảo hạng, hạt tròn mẩy đem ngâm nước. Thời gian ngâm đỗ phải được cân nhắc cẩn thận, trời nóng chỉ ngâm 5-6 giờ nhưng nếu trời lạnh phải ngâm lâu hơn. Khi đỗ nở hết ra thì đem xay nhuyễn rồi đổ vào túi vải, vắt và lọc vài lần bỏ bã, chỉ lấy phần nước sữa đậu.
Video đang HOT
Phần nước này sẽ được đun trên bếp than, khi sôi phải nhấc ra thật nhanh nếu không nước đậu sẽ trào ra ngoài và đậu dễ có mùi khê. Khi nước đậu còn nóng, phải nhanh tay hòa nước giống vào (loại nước được lên men chua từ phần nước đậu đã vớt hết cái của ngày hôm trước), khua nhẹ tay tới khi thấy có mảng cái đậu nổi lên thì dừng. Sau đó gạn bỏ bớt nước trong, dùng bát con múc từng bát cái đậu đổ vào khuôn (bên trên đã rải một miếng vải sạch) rồi gói lại. Cứ làm như thế tới khi đầy khuôn gỗ thì dùng vật nặng ép lên trên đến khi ráo nước, nhấc ra là xong xuôi món đậu trắng. Còn đậu Rùa nướng thì sau khi ép xong, đậu trắng sẽ được dỡ ra và đưa lên phên nướng trên than hồng. Khi nướng phải nhanh tay lật đậu để đậu có màu vàng đều và không bị cháy. Đậu Rùa khi nướng xong sẽ rắn hơn và dậy mùi thơm của đỗ tương rang.
Ban đầu, đậu Rùa chỉ bán ở chợ Táo của xã, nhưng dần dà một thời gian sau đậu Rùa đã theo chân các bà các chị ra các chợ xa hơn như chợ Vĩnh Yên, chợ Việt Trì, chợ Bạch Hạc, chợ Kiệu, chợ Dưng, chợ Chùa, chợ Giang, chợ Bồ Sao… Tên đậu Rùa được nhiều nơi biết đến và đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Vì thế người làng Rùa đi xa lâu lâu lại thèm về quê hương để được nếm vị thơm mát, bùi ngậy của đậu Rùa.
Món ăn ngon cho tất cả mọi người
Đậu Rùa là món dễ ăn, đặc biệt vào mùa hè, có thể ăn đậu trắng, đậu nướng, đậu rán, chấm với tương quê, nước mắm hoặc mắm tôm. Đậu Rùa ăn lúc còn nóng là ngon nhất. Đậu Rùa cũng rất có duyên khi kết hợp với nhiều món ăn khác: Ngoài cách ăn trực tiếp, đậu Rùa còn dùng để chế biến kèm nhiều món ăn khác như nấu xáo, nấu om cùng với lươn, ốc, ếch, ba ba; món “Bún chả đậu”; “đậu nhồi thịt”; “nộm hoa chuối đậu phụ”, Đậu Rùa kho tương cùng nhiều món ăn chay sử dụng nguyên liệu chính từ đậu. Ngoài ra, món canh óc đậu, sữa đậu cũng vô cùng hấp dẫn.
Món đậu Rùa tồn tại được đến ngày hôm nay cũng là nhờ có sự trân trọng, gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống của những người đã và đang làm ra nó. Đậu Rùa là thực phẩm đặc biệt “sạch”, thực sự là món ăn ngon, bổ, rẻ dành cho tất cả mọi người.
Theo amthuc365
Chinh phục 3 đỉnh Tà Xùa
Dãy Tà Xùa hùng vĩ được hợp thành từ ba đỉnh với đặc trưng là "đầu rùa" và "sống lưng khủng long" đường lên ở bản Công, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Ngay từ những bước chân đầu tiên bạn sẽ cảm thấy choáng mệt trước những con dốc liên tiếp nhau. Dưới cái nắng giữa trưa một số đoạn dốc như dựng đứng không có chỗ đặt chân phải bám vào thân, cành cây hay dây leo phải lếch bằng mông, ngồi bò bằng tay. Đỉnh cao nhất 2.865m xếp thứ 10 trong những ngọn núi cao nhất Việt Nam. Để chinh phục với thể lực khá sẽ mất 3 ngày 2 đêm, thể lực tốt nhiều kinh nghiệm mất 2 ngày 1 đêm.
Con dốc dựng đứng.
Dốc cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn dốc núi, sau gần 4 giờ đồng hồ cố gắng từng bước chúng tôi cũng đến được đầu rùa ở độ cao 2.100m. Được đứng trên đầu rùa phóng tầm nhìn và hét hết hơi là một cảm rất thú vị. Tiếp tục hơn 1 giờ với những con dốc dài là đến sống lưng khủng long.
Đầu rùa nhìn từ trên cao.
Sống lưng khủng long.
Đến đây không có đường nối thẳng qua sống lưng mà phải dùng cả chân lẫn tay thật cẩn thận lần vách núi bò xuống, rồi tiếp tục lần vách bò vòng lên. Phía dưới là vực sâu thi thoảng có những cơn gió lớn phải ép sát thân vào vách. Nguy hiểm thật sự rình rập một sơ xuất là trượt xuống vực không có gì cản lại.
Lần theo vách núi.
Đi trên sống lưng chênh vênh...
Sống lưng 2, 3 nhìn từ đỉnh cao thứ ba 2.600m.
Mất 3 giờ để chinh phục sống lưng và đến điểm hạ trại. Đường đến đỉnh cao nhất tương đối dễ dàng bạn sẽ ngạc nhiên vì trên đỉnh xung quanh là cây cối hoàn toàn không có tầm nhìn. Còn để đến được đỉnh cao thứ nhì 2.750m sẽ mất thêm 5 giờ đồng hồ nữa.
Một màu xanh trên đỉnh cao nhất.
Tầm nhìn từ đỉnh cao thứ nhì.
Đường xuống núi cũng không hề đơn giản bạn phải đi xuống những con dốc dựng đứng liên tiếp khác, rồi lại lên những đoạn dốc dài, đường khá trơn trượt, nhiều đoạn không có chỗ bám và rất dễ bị lạc.
Trên đường về từ một mõm đá nhìn xuống đầu rùa.
Ai đó khi còn trẻ dù là áp lực rất nhiều nhưng hãy một lần thử phá vỡ cái khuôn khổ, sự ngại ngùng, lệ thuộc, phá luôn cái hình ảnh an toàn để mạo hiểm đi đến những nơi chưa từng nghĩ với những người chưa từng biết, nếm những món chưa từng thử, làm những chuyện ngớ ngẩn, những hành động kỳ quặc. Để vực dậy một con người khác trong bạn đã muốn bùn nổ từ lâu và cảm nhận hương vị thật thụ của sự tự do và để thấy cuộc đời vẫn đẹp vẫn thú vị!
Theo Zing
Hai người đàn bà uống nước ao cho... đỡ đói Đã gần 80 tuổi nhưng ước mơ của cụ Trung chỉ là ngày có đủ 3 bữa cơm để ăn. Sống cảnh mù lòa không nhìn thấy gì, ấy vậy mà cụ vẫn là chỗ dựa cho đứa con dở dại chỉ biết liên thiên cả ngày với những câu chuyện không đầu, không cuối. Trở về thăm cụ Lê Thị Trung ở...