Ném đất chết người
Ném đất chết người là cố ý gây thương tích hay giết người ?
Theo hồ sơ, ngày 2-2-2008, nhóm của Nguyễn Thanh Tiến (huyện Tân Uyên, Bình Dương) đến quán uống cà phê thì xảy ra mâu thuẫn, cãi cọ với một nhóm thanh niên khác. Kêu oan sau khi kháng cáo.
Phạm tội cố ý gây thương tích
Được một lúc, nhóm kia đi về. Vẫn thấy ấm ức, nhóm của Tiến đã rủ nhau rượt đánh nhóm thanh niên kia. Trong khi rượt đuổi, nhóm Tiến gặp nhóm anh Đ. chạy xe máy ngược chiều. Nghĩ là nhóm kia quay lại gây gổ, nhóm Tiến đã hô nhau tìm đất đá để tấn công. Nhìn thấy bên đường có sẵn đất đá, cả nhóm nhặt lấy cầm trên tay. Khi chạy cách nhóm anh Đ. khoảng 2 m, nhóm Tiến đã ném vào anh Đ. khiến anh lảo đảo, ngã xuống vệ đường. Anh Đ. bị thương ở ngực trái, khó thở, mệt mỏi.
Dù biết đánh nhầm người nhưng nhóm Tiến vẫn tiếp tục vác gậy tre đuổi theo đánh nhóm của anh Đ. Khi thấy anh Đ. được bạn dìu vào nhà hàng xóm trốn, Tiến chạy đến cầm cây đánh một phát vào lưng anh Đ. Nhóm của anh Đ. vội vàng hô “Cướp! Cướp!” khiến nhóm Tiến hoảng sợ bỏ chạy.
Video đang HOT
Ngày hôm sau, anh Đ. có biểu hiện bệnh lý khác lạ nên được người thân đưa đến bệnh viện cấp cứu. Tuy nhiên, chiều cùng ngày thì anh Đ. chết.
Sau đó, nhóm Tiến đã bị truy tố về tội cố ý gây thương tích. Xử sơ thẩm, tòa đã đồng ý với quan điểm của VKS, tuyên xử các bị cáo về tội danh trên…
Là tội giết người
Xung quanh tội danh của các bị cáo đã có hai quan điểm khác nhau. Một quan điểm đồng tình với bản án sơ thẩm cho rằng các bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người. Khi ném đất đá, các bị cáo không có chủ định là sẽ ném cho chết. Việc người bị hại bị ném trúng, bị té ngã dẫn đến hậu quả chết người là ngoài ý muốn. Hơn nữa, thực tế anh Đ. cũng không chết ngay khi bị ném đất đá mà đến chiều hôm sau mới chết. Do vậy, việc truy cứu nhóm Đ. về tội cố ý… là hợp lý.
Tuy nhiên, quan điểm thứ hai lại cho rằng các bị cáo đã phạm tội giết người. Mặc dù không có mâu thuẫn gì với nhau nhưng ba bị cáo vừa lái xe chạy ngược chiều với tốc độ cao vừa dùng đất lẫn đá ném vào người bị hại. Các bị cáo phải nhận thức được việc ném đất đá khi chạy xe như vậy có thể dẫn đến hậu quả chết người nhưng các bị cáo vẫn thực hiện, bất chấp hậu quả xảy ra. Không dừng lại ở đó, các bị cáo lại tiếp tục dùng cây đánh người bị hại, trực tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân. Hành vi này là rất nguy hiểm, thể hiện tính chất côn đồ, hung hãn.
Kêu oan sau khi kháng cáo Sau bản án sơ thẩm xử phạt các bị cáo về tội cố ý gây thương tích, đại diện của người bị hại đã kháng cáo yêu cầu tăng mức hình phạt và mức bồi thường. Ít ngày sau, người này đã rút kháng cáo. Thay vào đó, người này làm đơn khiếu nại, kêu oan và cho rằng các bị cáo phạm tội giết người. Theo một số chuyên gia pháp luật, trường hợp này tòa vẫn xem là trường hợp kháng cáo hợp lệ. Các tòa thường xem đây là thay đổi nội dung kháng cáo. Vụ án vẫn được cấp phúc thẩm xem xét… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đảm bảo đúng thủ tục thì khi tiếp nhận việc thay đổi nội dung kháng cáo, tòa án nên hướng dẫn cho đương sự viết đơn có tên gọi rõ ràng, tránh nhầm lẫn.
Theo Pháp Luật TP. HCM
Nữ chủ quán thịt chó chém người giữa chợ
Chủ quán thịt chó nói lời xin lỗi nạn nhân
Hai chủ quán bán thịt chó trong chợ đều tên là Hương có mâu thuẫn với nhau, Hương (nhỏ) chửi bới Hương (lớn) nhưng bị con trai của đối thủ mang dao dọa. Hương (nhỏ) hung hãn vung dao chém con trai của đối thủ 2 nhát.
Ngày 23/7, TAND Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét xử Đỗ Thị Hương (30 tuổi, ở huyện Đan Phượng) về hành vi cố ý gây thương tích. Trước đó, bị cáo Hương đã bị tuyên phạt ở phiên sơ thẩm 2 năm tù. Cả bị cáo và bị hại đều kháng cáo.
Theo hồ sơ vụ án, Hương kinh doanh thịt chó ở chợ Mới huyện Đan Phượng. Bà Trần Thị Hương (53 tuổi) cũng bán thịt chó và mâu thuẫn với Hương. Sáng 2/9/2009, Hương tìm đến quán bà này và chửi bới nhưng được mọi người can.
Trần Đình Hân là con của bà Trần Thị Hương thấy mẹ bị kẻ đáng tuổi con chửi nên tức tối, cầm một con dao nhọn đến quán của Hương dọa đánh. Hương lấy con dao bán thịt chó để trên quầy chống trả lại dù Hân chưa "tỏ thái độ" gì nhưng Hương đã hung hãn đâm hai nhát vào người Hân, một nhát vào ngực, và nhát kia trên mang tai trái.
Trong lúc máu chảy túa ra, Hân vớ được con dao khác trên bàn thịt chó ném về phía Hương nhưng không trúng. Hân được đưa đi cấp cứu kịp thời nên thoát chết nhưng bị tổn hại sức khỏe là 16%.
Tại phiên sơ thẩm, Tòa đã tuyên phạt Hương 2 năm tù giam về tội cố ý gây thương tích, bồi thường hơn 24 triệu đồng. Cho rằng mức án đó là nặng trong khi bản thân một mình đang phải nuôi hai con nhỏ và gánh vác trách nhiệm với gia đình chồng, Hương đã kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Hương cho rằng hành vi đâm, chém của mình là để "tự vệ" và không chịu bồi thường tiền cho bị hại. Trong khi đó, bị hại cũng kháng cáo tăng hình phạt với Hương và yêu cầu tăng tiền bồi thường.
Tại phiên tòa phúc thẩm, Hương thay đổi lời khai, tự nhận hành vi của mình là sai trái. Bị cáo đã xin lỗi bị hại và xin được bồi thường. Phía đại diện VKS cho rằng đây là chuyển biến trong nhận thức của bị cáo, thể hiện hành vi ăn năn, hối cải. Mặt khác, trước phiên phúc thẩm, Hương đã bồi thường toàn bộ số tiền bị hại yêu cầu. Do đó, cơ quan công tố đề nghị Hội đồng xem xét giảm nhẹ cho Hương.
Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử đã chấp nhận sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Theo VTC
Chồng sát hại vợ bằng 15 nhát dao Trưa 3/5/2009, trên sân thượng tầng 3 của quán cafe bi-a ở một biệt thự thuộc phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội đã xảy ra một vụ án mạng đau lòng. Thủ phạm Nguyễn Lương Khoa đã dùng dao nhọn (loại dao chọc tiết lợn) đâm liên tiếp 15 nhát dao vào thân thể vợ mình là chị Trần Thị Hoa làm...