Ném đá đòi nhà con trai
Cho rằng vợ chồng con trai ăn ở không phải đạo, cha mẹ già thường đi nhặt ném đá sang phá nhà, kể tội con bất hiếu yểm bùa ngải…
Năm 1995, vợ chồng ông Nam (Khánh Hòa) cho vợ chồng con trai một miếng đất làm nhà và hứa sẽ làm giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, sau một thời gian, do có xích mích, cho rằng vợ chồng con ăn ở không phải đạo, ông Nam đòi lại đất. Người con không đồng ý.
Mâu thuẫn ngày càng gay gắt, vợ chồng ông Nam nhiều lần đập phá nhà con trai. Quá bức xúc, người con liền làm đơn khởi kiện yêu cầu bố mẹ phải thực hiện việc chuyển nhượng đất cho ông như đã hứa.
Tháng 4/2011, TAND huyện Diên Khánh đem vụ án ra xét xử và nhận định vợ chồng ông Nam có cho con mảnh đất nói trên và đã xây thành nhà ở, sống từ năm 1995 đến nay. Tuy nhiên, đó chỉ là thỏa thuận miệng giữa hai bên, đến nay phía người con chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên mảnh đất này vẫn thuộc quyền sử dụng của bố mẹ. Nay bố mẹ không cho nữa nên tòa bác yêu cầu khởi kiện của người con, buộc phía này phải trả lại đất. Đồng thời, tòa giao cho vợ chồng ông Nam được sở hữu số tài sản có trên mảnh đất này (nhà ở, sân xi măng, giếng nước…) nhưng phải thanh toán lại cho phía người con hơn 86 triệu đồng.
Không chấp nhận cách xử lý trên của tòa, phía người con kháng cáo. Tháng 8/2011, TAND tỉnh Khánh Hòa đã bác yêu cầu tranh chấp hợp đồng tặng quyền sử dụng đất, không chấp nhận việc chuyển nhượng giữa hai bên. Cạnh đó, tòa tách việc đòi lại đất của phía ông Nam thành vụ kiện dân sự khác khi phía này có yêu cầu.
Sau phiên tòa này, ông Nam làm đơn kiện con trai và con dâu để đòi lại mảnh đất đã cho. Tháng 6, TAND huyện Diên Khánh xử sơ thẩm và buộc vợ chồng người con trả lại đất cho bố mẹ. Phía bố mẹ được sở hữu số tài sản trên mảnh đất này nhưng phải thanh toán lại cho vợ chồng người con hơn 182 triệu đồng.
Video đang HOT
Lần này người con cũng không đồng ý và kháng cáo, ông Nam tỏ ý nghi ngờ tòa thiên vị khi quyết định giá đền bù tài sản tăng gần 100 triệu đồng. Mới đây, TAND tỉnh Khánh Hòa mời hai bên lên hòa giải. Tại buổi này, cả hai bố con bày tỏ quan điểm: “Kiên quyết kiện đến cùng”. Không dừng lại ở đó, người mẹ liên tục mắng, kể tội con trai và con dâu là bất hiếu, dùng đá ném gãy chân bà, dùng bùa ngải yểm khiến bà đau đầu không ngủ được…
Đổi lại, người con dâu cũng bảo bố mẹ chồng đặt điều vu khống, âm mưu lấy lại đất vì bà chỉ sinh toàn con gái. Người con trai chêm vào: “Ngày nào bố cũng đi nhặt đá ở đường ray xe lửa về để cho mẹ ném vào nhà của tôi”. Anh còn cho biết bố mẹ đồng lõa để các em trai nhiều lần đánh anh và các con anh. Bằng chứng là anh đã nộp các giấy chứng thương cho tòa…
Khi nghe con trai nói khổ, người mẹ không ngần ngại thừa nhận vẫn thường ném đá. “Ngủ được thì thôi, không ngủ được là ném…”, người mẹ thẳng thừng.
Thẩm phán chủ trì buổi hòa giải đã liên tục nhắc nhở các đương sự không được gây ồn ào, gây chuyện nhưng chỉ được vài phút là các bên lại tố nhau. Thậm chí người mẹ còn nhiều lần văng tục ở tòa. Nhiều cán bộ của TAND tỉnh lắc đầu ngao ngán trước “hoạt cảnh” bày ra trước mắt.
Trong buổi hòa giải, thẩm phán cũng đã nhiều lần đề cập đến mối quan hệ ruột thịt giữa hai bên nhưng không có kết quả. Mâu thuẫn giữa cha mẹ và các đã rất gay gắt, không thể hàn gắn. Người con trai chỉ ngồi cách bố mẹ một khoảng ngắn nhưng giữa họ là một khoảng trống mênh mông về tình cảm. Trong suốt phiên hòa giải, hai bên không thèm nhìn nhau mà chỉ có những lời nói cay nghiệt dành cho nhau…
Nhiều người biết được câu chuyện trên không thể lý giải nổi vì sao nhà ông Nam lại xảy ra chuyện xào xáo như vậy. Tuy nhiên, dù có thế nào thì họ cũng không chấp nhận việc con cái không biết thờ kính là lại hành xử tệ với cha mẹ. Còn với vợ chồng ông Nam, ở cái tuổi gần đất xa trời, ông bà chẳng nên đòi lại đất để làm gì. Nếu như con trai và con dâu bất hiếu thì ông bà phải nhắc nhở, dạy dỗ chứ ném đá, đòi lại đất thì con cái, cháu chắt của ông bà sẽ chẳng biết ở vào đâu.
Theo VNE
Đẩy bố ốm ra vỉa hè: Con ruột lên tiếng
Khi đưa bố tới, chúng tôi không ngờ chị dâu lại đóng cửa không cho vào nhà, thậm chí cháu gái còn ngồi canh cửa. Chúng tôi đưa bố về đây chỉ để thử lòng chị dâu thôi, còn nhà chúng tôi đủ chỗ để nuôi bố", người con gái ông N. giải thích việc để bố nằm ở vỉa hè.
Các con đã thỏa thuận từ trước?
Sau khi xảy ra vụ việc các con đặt ông N.V.N (87 tuổi) nằm hè phố Núi Trúc (quận Đống Đa, Hà Nội) hơn nửa ngày, bà N.T.H. con gái thứ hai của ông N. đã lên tiếng thanh minh cho việc làm của mình. Bà H. cho biết:
Cả nhà tôi cũng đang rất bất bình với cách cư xử của chị dâu. Trước đây khi ông chưa ốm thì ông sống với tôi, không có vấn đề gì cả, mọi người trong nhà vẫn hòa thuận, nhưng khi ông ốm mới phát sinh vấn đề.
Ông N. bị các con cho nằm vỉa hè hơn nửa ngày từ 12h trưa tới 8h tối, còn con dâu của ông vẫn quyết không mở cửa cho ông vào nhà
Trước khi đưa ông về khoảng một tuần, gia đình đã họp và thống nhất đưa ông về nhà chị dâu (anh trai cả đã mất năm 2010 - PV) để ông bà được ở với nhau và tiện chăm sóc, nếu ông phải đi cấp cứu cũng thuận tiện vì nhà mặt đường. Các con sẽ thay phiên nhau chăm ông.
Đây là nhà của các cụ ngày xưa để lại, ông cũng đã sống ở đây nhiều năm. Nên vệc đưa ông về đây là bình thường và nguyện vọng của ông cũng muốn được chết trên nhà mình.
Trước đây vì ông bà không hợp nhau nên ông sống với tôi, còn bà thì sống với chị dâu trên nhà của ông bà để lại.
Khi ông xuất viện, chúng tôi đã đưa ông về nhà chị dâu. Nhưng tới nơi thì chị dâu nhất quyết không cho ông vào.
Lúc chúng tôi bế ông xuống xe thì chị và cháu gái chạy ra kéo người chúng tôi, không cho chúng tôi bế ông xuống, rồi vào đóng sập cửa lại, tất cả mọi người ngồi ở ngoài.
Bắt buộc chúng tôi phải cho xe chạy ra cách đấy một đoạn, bế ông xuống rồi mới đem lại nhà, nhưng tới nơi thì bác dâu đã khóa chặt cửa và bảo là mất chìa khóa. Còn đứa cháu gái thì ngồi giữ cửa cứ mặc ông nằm dưới đất, vẫn quyết không cho ông vào nhà.
Theo người dân kể lại, từ 12h ngày 7/9, ông N.V.N (87 tuổi) sau 2 tháng nằm việc được các con ông đưa tới đây và đặt ông nằm ở vỉa hè, ngay trước cửa của nhà cô con dâu cả (con trai cả của ông N. mất cách đây hơn 2 năm).
Mắt ông N. nhắm nghiền vì không muốn trông thấy ánh mắt của mọi người
Đáng lẽ việc đưa ông ra viện là của chị dâu, nhưng hôm ông ra viện chị dâu trốn mất, nên chúng tôi phải tới đón ông về. Thậm chí, trước ngày ông ra viện chị dâu còn thu dọn đồ của ông mang tới vứt ở bệnh viện không nói với ai, trong đống đồ có cả sổ hưu trí, sổ bảo hiểm của ông.
Chúng tôi đưa ông về đây chỉ thử lòng thôi, chứ nhà chúng tôi đủ chỗ để nuôi ông. Nên tới tối chúng tôi đã đưa ông về nhà tôi. Vì cậu con trai út đang đi công tác, nhà lại đang sửa, nên đưa về nhà tôi trước, khi nào sức khỏe ông ổn định sẽ tính tiếp.
Hôm đưa ông tới đấy chúng tôi cũng không hiểu sao bà không ra, gọi điện cũng không được. Nhà bị khóa cửa không biết bà bên trong thế nào.
Không cho ông vào vì sợ bị cướp nhà
Ngày xưa gia đình cũng rất quý bác dâu, nhưng từ khi chồng mất thì chị ấy nảy sinh ý nghĩ các em chồng sẽ về chiếm nhà.
Nhà này là của ông bà tôi mua từ năm 1963, sau đấy để lại cho bố tôi, nhưng trước đây do mẹ tôi đứng tên chủ hộ. Hiện nhà đang xảy ra tranh chấp, vì người chủ cũ đã bán nhà cho ông quay trở về đòi lại, nên chưa được cấp sổ đỏ.
Cũng vì có kiện tụng bà phải thường xuyên đi lại, bà lại già yếu nên chị dâu bảo bà chuyển tên chủ hộ cho chị dâu để đi thay.
Giờ chị dâu được đứng tên chủ hộ thì lúc nào cũng nói với mọi người, ai là chủ hộ thì có quyền quyết có cho ông ở hay không. Nên chị dâu quyết không cho ông vào. Trong khi đất này là của các cụ để lại cho ông bà, ông bà vẫn còn sống đấy thì nhà vẫn là của ông bà.
Trước mắt ông ốm thì cho ông về nhà của ông, nhà mặt đường để tiện chăm sóc, còn cháu gái có lấy chồng thì cũng về nhà chồng. Khi nào ông mất thì chuyển về cũng đâu có sao. Giờ gia đình chị ấy vẫn sống bằng tiền cho thuê tầng 1 bán hàng, tháng cũng thu 8 triệu.
Không ngờ bác ấy lại nghĩ chúng tôi có ý định chiếm nhà. Thật không thể chấp nhận được.
Chị dâu không cho ông vào nhà, nhưng lại cho người yêu chưa cưới của con gái về sống cùng. Thậm chí cậu con rể hờ của chị dâu còn đứng ra canh cửa không cho ông vào, cậu ta còn bảo giấy tờ đâu để căn cứ đây là nhà của ông mà đòi đưa ông vào. Lúc đấy tôi mới bảo, cậu chưa là gì của nhà này, cậu chưa đủ tư cách để nói ở đây, lúc đấy cậu ta mới bỏ đi.
Cứ cho là các em không đúng thì nhắc nhở, góp ý, chứ cách cư xử của chị dâu như vậy là không thể chấp nhận được, dù là người qua đường cũng phải giúp, phải cho ở tạm, chứ chưa nói đây lại là bố mình mà ứng xử như thế.
Phường hòa giải: Hộ khẩu ở đâu về nhà đó
Sau khi xảy ra vụ việc, phường đã tổ chức gặp cả gia đình để hòa giải, tại buổi hòa giải tôi cũng đã nói rất rõ, nhà này là của ông bà để lại, tại sao ông lại không được về nhà của mình.
Sau phường bảo là trước khi ốm ông ở đâu thì giờ đem ông về đấy, tôi mới nói là như vậy không được, sao lại để ông ở nhà con rể, ông ốm thì phải để ông ở nhà của ông.
Cách giải quyết của phường là không thỏa đáng, cứ cho là không chấp nhận cho ông ở đây, nhưng trước mắt phải cho ông vào nhà, rồi sau đấy gia đình giải quyết nội bộ. Đằng này phương nói vậy rồi thôi, bỏ mặc.
Theo VNN
Xung quanh chuyện cụ ông 87 tuổi bị con "vứt" ra đường Sự việc cụ ông Ngô Vỹ Nhân (87 tuổi) bị các con "vứt" ra ngoài vỉa hè phố Núi Trúc (Hà Nội) ngay sau khi cụ vừa xuất viện đang khiến dư luận hết sức bất bình. Trải chiếu giữa vũng nước để bố nằm phơi nắng, phơi mưa Theo thông tin chúng tôi nhận được, vào trưa 7/8, cụ ông Ngô Vỹ...