Nem công chả phượng: món ngon đứng đầu trong tứ đại bát trân
Ẩm thực trong ngày Tết hết sức quan trọng: làm sao vừa ăn ngon mà còn trang trọng để có thể dùng cúng tổ tiên. Nem công, chả phượng là món ăn bí truyền mà nhiều người mới chỉ nghe, chưa được thấy!
Đầu bếp ngày nay đã kế tục truyền thống khéo nấu nướng của ông cha, cải biên món nem công chả phượng theo phương thức hiện đại, đượm tính nghệ thuật và hoa mỹ.
Nem công chả phượng là biểu tượng của sự tao nhã trong ẩm thực cung đình Huế. Món ăn được trang trí nhiều màu sắc và làm theo hình dáng chim công và chim phượng.
Đầu chim phượng được làm bằng củ cải, mào làm bằng cà rốt, mỏ làm bằng ớt đỏ và phần thân được làm từ những thực phẩm trang trí rất bắt mắt. Lọn nem (các phần tạo ra thân công) được chế biến từ thịt thăn heo.
Nem công chả phượng được coi là món ăn đứng đầu hàng bát trân (yến sào, vi cá mập, nem công chả phượng…).
Giai thoại về sự xuất hiện của nem công chả phượng tại Việt Nam cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng, món ăn đi vào kho tàng ẩm thực cung đình Việt Nam xuất hiện từ thời Nguyễn, có thể sao chép từ món ăn của các triều đại Trung Hoa, có cách tân.
Tại sao lại gọi là nem công chả phượng?
Ngày xưa, nem công chả phượng được làm từ thịt chim công và chim phượng thật. Ngày nay, công và phượng là hai loài chim quý hiếm, săn bắn chúng làm món ăn là phạm pháp nên để tái hiện lại món nem công chả phượng xưa, người ta trình bày chúng theo “kiểu cách” vua chúa, đảm bảo vừa ngon, vừa có tác dụng trị bệnh, tất nhiên có nêm thêm thảo phẩm trong chế biến.
Đồng thời, món ăn còn thể hiện nét văn hóa ẩm thực của dân tộc Việt Nam đã được gìn giữ qua bao thế hệ.
Video đang HOT
Ngày nay, nem công chả phượng còn là món ăn vừa ngon vừa sang trọng trong các mâm cỗ ngày tết của một số gia đình
Nem công là món ăn đặc sản, được chế biến không qua nấu nướng. Thực phẩm tự chín nhờ quá trình lên men vi sinh do tác động của các gia vị có tính nóng (riềng, tỏi, tiêu..), phối hợp với nguyên liệu chính là thịt đùi công được giã mịn.
Thịt công có tính giải độc. Thịt công hấp thụ vào máu có khả năng giải độc tố. Chính đây là điều then chốt để hiểu vì sao nem công lại là món ăn quý.
Tại Việt Nam, chim phượng là chim đực, chim cái được gọi là hoàng (phượng hoàng). Loài chim này chỉ sống ở núi cao, ít người trông thấy. Thịt phượng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín. Cũng như chim công, thịt chim phượng vừa giàu dinh dưỡng, vừa có tác dụng dược tính nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe.
Để làm được món ăn này, người dân khắp mọi miền đất nước, mỗi khi bắt được loài chim phượng trĩ, phải tiến cung. Đội Thượng Thiện đã dày công nghiên cứu từ kỹ thuật chế biến đến các dược tính của món ăn nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe quân vương.
Món ăn vương giả ấy từ cung đình nội phủ lan tỏa đến các bếp lửa của các quan lại, thị dân giàu có ở kinh đô.
Theo Tuoitre
Những món ăn đượm hồn Tết cổ truyền người Việt
Bên cạnh câu đối đỏ, hoa mai, hoa đào nở rộ khắp nẻo đường, ẩm thực ngày Tết với bánh chưng, bánh tét, dưa hành cũng là nét văn hoá đa dạng, phong phú và mang đậm dấu ấn Việt.
B ánh chưng, bánh tét: Theo quan niệm dân gian, trời tròn, đất vuông. Bánh chưng có hình vuông tượng trưng cho đất. Bên ngoài của bánh gói bằng lá dong, bên trong là gạo nếp, đậu xanh, hành và thịt heo. Các gia đình Việt xưa thường tự gói bánh chưng mỗi độ xuân về. Những chiếc bánh không đơn thuần là món ăn dịp Tết mà còn mang giá trị truyền thống đáng trân quý. Bên bếp lửa hồng, bên nồi bánh chưng, cả gia đình kể cho nhau nghe những điều đã qua suốt một năm bộn bề. Ảnh: Ashleechil, chay_blog.
Từ khoảng giữa tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị đậu xanh, lá dong, gạo nếp và tất bật chẻ lạt gói bánh chưng. Nguyên liệu của món bánh ngày Tết khá cầu kỳ, tăng giảm tùy thuộc vào đặc trưng mỗi vùng đất nhưng nhất định không thể thiếu gạo nếp, đậu xanh và thịt heo. Nếu bánh chưng là nét văn hóa lâu đời của người miền Bắc, bánh tét lại được người dân miền Nam chuộng hơn. Người miền Trung dùng cả bánh chưng và bánh tét, tuỳ theo khu vực. Ảnh: Oriental Tours.
Tôm chua: Công thức làm tôm chua với hương vị hòa trộn hoàn hảo được người miền Trung yêu thích mỗi dịp Tết đến và truyền lại từ nhiều đời. Tôm mang độ mặn của nước mắm, cay và thơm của riềng, tỏi ớt, ngọt của đường, chua và giòn của đu đủ. Tôm chua có ở nhiều nơi, song ngon nhất phải kể đến xứ Huế. Giữa vô vàn món ăn hấp dẫn nhưng nhiều dầu mỡ, tôm chua vị thanh thanh sẽ là lựa chọn chống ngấy số một dành cho bạn. Ảnh: Namkhanhtran, thuyvungoc99, mebimsuakoi, vuttha2108.
Thịt kho tàu: Chỉ cần ngửi hương thơm hấp dẫn, béo ngậy tỏa ra từ nồi thịt kho tàu đặt cùng với chén cơm nóng bốc hơi nghi ngút là thấy Tết kề bên. Hương vị thịt, trứng đậm đà hòa quyện chinh phục khẩu vị của biết bao người. Người nội trợ phải biết cách chọn thịt ngon, nêm nếm gia vị sao để món thịt kho thật đậm đà và có màu nâu vàng sóng sánh. Ảnh: Nunikitchen_, miso.en.place, shan.dao_comsuonbicha, vicky.pham.
Thịt đông: Thịt đông là món đặc trưng của Tết Nguyên Đán miền Bắc. Trong tiết trời se lạnh đầu xuân, món ăn càng trở nên thơm ngon khó cưỡng. Thịt đông thường được nấu từ thịt chân giò cùng nấm đông cô, mộc nhĩ, bì heo, hạt tiêu... Đặc trưng của món thịt đông là phải nấu thật nhừ, đến khi có một lớp mỡ sánh trên bề mặt. Ảnh: Jennyyyttt.
Dưa hành: Cùng với bánh chưng xanh, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, hương vị dân dã của món dưa hành vẫn luôn góp mặt trong ký ức sum vầy ngày Tết của người Việt. Vị chua, cay nhẹ phát huy tác dụng chống ngán hữu hiệu. Món ăn này ở mỗi vùng lại có một đặc trưng khác nhau. Người miền Trung và miền Nam gọi là dưa món và kiệu muối. Ảnh: Spicy_chef, jesuisquyenvu.
Canh khổ qua: Canh khổ qua (mướp đắng) là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm cúng ông bà ngày 29-30 Tết của người phương Nam. Người ta ăn món này với mong muốn xui xẻo, khổ cực trong năm cũ sẽ qua và điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. Theo quan niệm xưa, khổ qua được chọn là những trái có màu xanh đậm, suôn dài và thật đều nhau, thể hiện sự tròn vẹn, viên mãn. Ảnh: Vivian.t.t.v.
Theo News.zing
Những món ăn trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung, nhắc thôi đã thấy nhớ quê nhà Mâm cỗ ngày Tết của 3 miền đều mang những nét đặc trưng riêng của từng vùng miền, không hề giống nhau. Vậy hãy cùng khám phá xem những món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết của người dân xứ Trung có gì đặc biệt? Khác hẳn với miền Nam và miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết miền Trung mang đậm...