Nếm bánh Ka Tum, nhớ mãi An Giang
Tôi đón nhận chiếc bánh Ka Tum của nghệ nhân Neang Phương trao tặng mà trong lòng rạo rực niềm vui con trẻ. Đó quả thực là thức quà đặc biệt chứa đựng cả tình đất và người An Giang.
Vỏ chiếc bánh Ka Tum được đan từ lá thốt nốt non
Lần đầu được biết đến chiếc bánh Ka Tum, tôi bất giác liên tưởng tới những câu chuyện cổ tích mà khi xưa mẹ thường hay kể. Chúng luôn luôn thu hút người nghe ngay từ nhan đề. Và chiếc bánh Ka Tum cũng vậy. Nhìn tôi chụm môi, phát âm tên bánh theo đúng thanh điệu ngôn ngữ của đồng bào dân tộc Khm, nghệ nhân Neang Phương bật cười giải thích: “Theo tiếng Khm thì Ka Tum có nghĩa là bánh trái lựu”.
Đây là loại bánh linh thiêng, gửi gắm ước vọng về một cuộc sống trọn vẹn, sung túc và đủ đầy. Thế nên chỉ trong những ngày Tết cổ truyền như: Chôl Chnăm Thmay, Bonh Đôl-ta, Bonh Oc-om-bok… người Khm mới làm loại bánh này để dâng lên trời đất. Và cũng chỉ có vùng đất Ô Lâm thuộc huyệnTri Tôn mới còn làm loại bánh này, nên Ka Tum càng trở thành thứ đặc sản “hiếm có, khó tìm” trên xứ sở thốt nốt An Giang.
Những chiếc bánh Ka Tum được nghệ nhân Neang Phương tỉ mẩn hoàn thiện
Được mẹ truyền nghề gói từ thời còn con gái, tính đến giờ đã “ngót nghét” 40 năm nghệ nhân Néang Phương gắn bó với chiếc bánh Ka tum của dân tộc mình. Phải chăng vì lẽ đó mà toàn xã Ô Lâm, chưa ai vượt qua được cái danh khéo tay và làm bánh giỏi của bà.
Video đang HOT
Trong quá trình làm nên một chiếc bánh, khó nhất chính là khâu làm vỏ, thứ mà được nghệ nhân Neang Phương giới thiệu là tạo nên đặc trưng riêng cho bánh Ka Tum. Vỏ bánh Kà Tum được làm từ lá thốt nốt non, không thể làm bằng lá già vì lá già sẽ cứng khó uốn, không có mùi thơm và màu xanh lại quá đậm không đẹp mắt.
Lá sau khi lấy về sẽ được rửa sạch, rồi rọc từng mảnh và bắt đầu công đoạn đan thành hình quả lựu, có bông hoa bung nở phía trên. Tỷ lệ các bánh phải đều nhau, không được cái to, cái nhỏ, nếu thắt ẩu bánh sẽ không ra hình dạng. Cho nên có thể nói đây là công đoạn kỳ công và tốn nhiều thời gian nhất.
Nghệ nhân Neang Phương người đã đạt huy chương vàng trong Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ năm 2016
“Làm bánh này, khâu nào cũng khó hết. Thắt vỏ đã khó và công phu rồi, đến lúc cho nhân vào càng khó hơn. Dù khó làm thì tôi vẫn thích bánh này lắm, vì nó đẹp, nhỏ nhắn dễ thương”, nghệ nhân Neang Phương cười. Dù đã thành thạo và quá quen tay nhưng vì dáng bánh nhỏ, miệng vỏ lại hẹp nên việc cho nhân vào bên trong khá lâu nên một ngày bà cũng chỉ làm được khoảng 100 cái bánh.
Trước đây, người Khm thường làm bánh Ka Tum bằng loại nếp Chơl Hô có thời gian gieo trồng đến sáu tháng rất thơm và còn ngâm gạo qua đêm nữa. Bây giờ thì mọi thứ “biên chế” trong cái bánh đã tinh giản ít nhiều, có thể dùng loại gạo nếp thường kết hợp cùng đậu trắng, đường, muối và nước cốt dừa. Sau khi gói xong bánh người ta luộc trong khoảng thời gian từ 30 – 45 phút tùy theo bánh lớn hay nhỏ. Bánh chín thì vớt ra, chần qua nước lạnh rồi để ráo.
Nghệ nhân Neang Phương nhiệt thành truyền lại các làm bánh Ka Tum cho thế hệ trẻ Ô Lâm
Khi hoàn thành Ka Tum có màu vàng nhạt, phần bánh bên trong không dính vỏ, nếp mềm mịn, dẻo thơm hòa quyện cùng nước cốt dừa beo béo khiến du khách phương xa mê mẩn. Chính bởi hương vị tuyệt diệu ấy mà trong Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ được tổ chức vào năm 2016, bánh Ka Tum đoạt huy chương Vàng.
Nhận thấy các giá trị văn hóa truyền thống đang được quan tâm, phát huy trở lại, nên nhiều năm gần đây nghệ nhân Neang Phương đã dốc lòng truyền dạy công thức và cách làm bánh Ka Tum cho thế hệ trẻ của Ô Lâm, góp phần gìn giữ bản sắc, văn hóa dân tộc Khm.
Hương vị quê hương: Gà đốt lò Ô Thum, xao xuyến miền sơn cước
Tôi đã từng thưởng thức nhiều món gà, từ gà quay, gà rô ti, gà nướng, gà hấp cho đến gà xối mỡ, nhưng chưa thấy món nào lạ miệng và hấp dẫn như gà đốt lò niêu đất tại hồ Ô Thum - món ăn "danh bất hư truyền" của miền sơn cước vùng Bảy Núi, An Giang.
Món gà đốt niêu đất bày ra đĩa
Hồ Ô Thum nằm dưới chân núi Cô Tô, thuộc xã Ô Lâm, H.Tri Tôn, tỉnh An Giang. Nơi đây có phong cảnh đẹp mê hồn, vừa có suối, hồ, vừa có núi non hùng vĩ và những cánh rừng bao la. Đây cũng là nơi có nhiều món ăn truyền thống do người Khmer chế biến, nổi tiếng là món "gà đốt lò" - một món ăn dân dã mà người Khmer đã trăm năm gìn giữ và tự hào là quốc hồn quốc túy.
Gà Ô Thum đốt trong niêu đất
Chị Mai Xuân Đến, cán bộ H.Tri Tôn, sống trên vùng Bảy Núi, chia sẻ: Muốn làm món này trước hết người đầu bếp phải chọn cho được một con gà tơ khỏe mạnh, loại gà thả vườn. Sau khi làm sạch, để ráo nước rồi ướp với sả, ớt, tỏi, đường, muối, đặc biệt là lá chúc (một loại lá rừng có mùi the đặc trưng chỉ phổ biến ở vùng Bảy Núi) thấm đều trước khi cho vào niêu đất đốt lửa lên. Trước khi nướng, người ta rải một lớp muối hột và lót thêm một lớp sả, lá chúc tươi dưới đáy niêu. Sau đó, đặt nguyên con gà vào niêu cùng những phụ gia đã ướp sẵn.
Món gà đốt, độc đáo nhất ngoài hỗn hợp gia vị kể trên, người Khmer còn cho thêm vài củ tỏi để nguyên vỏ, vài miếng mít non và bắp chuối hột vào niêu đốt chung với gà. Mít non để cả hột và bắp chuối được xắt ra từng miếng nhỏ cho vừa miệng ăn.
Chất lượng gà đốt đạt hay không, một phần là do bí quyết chế biến, chủ yếu là khâu ướp gia vị và kỹ thuật đốt lửa sao cho thịt gà chín đều, da giòn mà không khét. Muốn vậy, phải đốt niêu bằng củi, lúc đầu cho lửa to, sau nhỏ dần. Ngoài đốt dưới đáy niêu còn phải có một lớp than hồng trên miệng niêu. Có như vậy, gà mới chín đều và thơm ngon.
Khi dỡ nắp niêu ra, thấy da gà chuyển sang màu vàng ươm, lớp da ửng mỡ, mùi thơm bốc lên ngào ngạt là gà đã chín.
Khi dọn lên bàn ăn, vẫn giữ nguyên con gà với phần phụ gia bên trong, làn khói bốc lên, lan tỏa, quấn quít như ẩn chứa bao điều mê hoặc. Sau đó mới xé gà ra đĩa để vừa ăn vừa khám phá cái vị ngọt của gà, mùi the the của lá chúc, cái bùi bùi của bắp chuối hột và hột mít non.
Cái ngon của món gà đốt lò thật khó diễn tả hết bằng lời. Cứ phải ăn và tận hưởng thôi, không chỉ bằng miệng mà còn bằng mắt, bằng mũi vì mùi vị của nó đánh thức tất cả các giác quan.
Đây là món ăn được lưu truyền trong văn hóa ẩm thực của người Khmer Tri Tôn. Kể cả hương lẫn vị của món ăn đều phảng phất sự hào sảng của núi rừng Tây Nam bộ, không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc có tác dụng tăng cường sức khỏe cho con người, theo lời chị Mai Xuân Đến.
Món gà đốt tuy cách làm công phu, tỉ mỉ nhưng không màu mè, kiểu cọ, không thêm những thứ không cần thiết, thịt giữ được vị ngọt đậm đà, tự nhiên, ngon và lành.
Một năm qua bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hồ Ô Thum vắng khách ra vào, nhiều người nhớ Ô Thum như nhớ người tình. Món gà đốt không chỉ là chuyện ăn mà còn là dấu ấn văn hóa, khiến ai từng đến và trải nghiệm Ô Thum thì cứ thấy nhớ nhung, xao xuyến chẳng thể gọi thành lời.
"Vũ nữ chân dài" khô nhái: Đặc sản độc đáo của An Giang Về miền Tây, nhất là An Giang, nhớ gọi mấy cô "vũ nữ chân dài" khô nhái để lai rai cùng bạn bè bên bàn nhậu. Người miền Tây dễ tính, sống gần gũi với thiên nhiên nên dường như mọi đặc sản của họ đều gắn liền với ruộng đồng, sông nước. Chẳng cần phải là cao lương mĩ vị gì xa...