Need For Speed: The Run – Siêu xe… lỗi mốt?
Nếu một ai đó yêu thích tốc độ và muốn nhờ bạn tư vấn dòng game đua xe thật đỉnh? Câu trả lời có lẽ là không khó đoán.
Need For Speed rõ ràng không có đối thủ về mức độ phổ cập của mình trong phân cấp thị trường game đua xe. Cùng với chính sách phát hành đều đặn phiên bản mới mỗi năm, EA cần phải có nhiều studio tài năng, tránh việc dồn hết công việc cho một nhóm phát triển dẫn đến cảnh chạy đua với thời gian và cho ra đời những phiên bản hời hợt.
Năm nay là thời điểm studio Black Box ra tay cùng với đứa con cưng đã ấp ủ gần 3 trời, Need For Speed: The Run.
3 năm phát triển, có thể nói là một quảng thời gian dài đủ để Black Box chau chuốt kỹ lưỡng cho tác phẩm của mình. Tuy nhiên nó cũng là một quảng thời gian vừa đủ để tựa game trở nên “ lỗi mốt” so với những người anh em tiền nhiệm…
Trong 3 năm vừa qua chúng ta đã được thưởng thức 2 phiên bản tuyệt vời, đưa NFS rẽ sang một khúc cua khác, hiện đại và hợp thời hơn. Trong khi ấy, The Run có vẻ như vẫn còn tụt lại phía sau, mang đậm hơi hướng của một game NFS truyền thống.
Cốt truyện của phiên bản năm nay khá đơn giản, Jack Rourke, một tay đam mê tốc độ và muốn trở thành một người nỗi bật giữa đám đông và…hết. Tôi thật sự không có ấn tượng nhiều với cốt truyện trong The Run và có lẽ nó thật sự không có cốt truyện. Những nỗ lực của Black Box nhằm đưa người chơi theo sát cuộc đời tốc độ của Jack có vẻ đã không thành công như mong đợi.
Bất chấp những nỗ lực hết mình của đội ngũ lồng tiếng, giọng nói của nhân vật trong game vẫn giống như được phát ra từ một mô hình nhép miệng kì lạ và không hề có cảm xúc. Rất may là những phần cắt cảnh khá ít và người chơi có quyền lựa chọn bỏ qua, tập trung hết mình cho mảng đua xe.
Video đang HOT
Cảm giác đua với nhiều loại xe khác nhau được thể hiện khá tốt trong The Run. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy sự “ngoan hiền” và “dễ bảo” của những chiếc xe thể thao hay sự khó khăn để chế ngự những “con quái vật cơ bắp”. Cùng với đó là những màn đua thử thách khả năng điều khiển của game thủ ở những điều kiện khác nhau.
Thật không may rằng hệ thống nhiệm vụ trong The Run đôi khi bắt chúng ta phải cầm lái một chiếc xe không hợp với mình, tuy nhiên trải nghiệm nhiều loại xe khác nhau nói chung cũng đem lại nhiều điều lý thú.
Những cuộc đua bất hợp pháp trong The Run trải dài từ San Franciso đến New York, mỗi chặng đua đều đem đến cho người chơi những phong cảnh đẹp như thiên đường. Vướn quốc gia Yosemite, dãy núi Rocky, Chicago sầm uất và còn rất nhiều địa điểm khác. Đôi khi là những con đường cao tốc buộc chúng ta phải phóng xe với tốc độ chóng mặt, đôi lúc bạn lại phải trổ tài lạng lách trong một thành phố đông đúc dân cư.
Cùng với đó là những nhiệm vụ trong từng vòng đua, The Run đã rất khéo léo giúp cho người chơi không cảm thấy nhàm chán. Khởi đầu là kiểu đua 8 xe truyền thống, sau đó thay đổi qua từng vòng đua. Phải đạt một thứ hạng nào đó, vượt qua bao nhiêu đối thủ cạnh tranh, chống lại thời gian.v..v… Hãy yên tâm vì có rất nhiều thử thách để bạn kiểm nghiệm lại khả năng cầm lái “tài ba” của mình.
Những khó khăn của bạn không chỉ đến từ những tay đua khác, trong hầu hết nhiệm vụ, những tên “cớm” luôn là trở ngại không thể xem thường. Cùng với đó là hiểm họa thời tiết làm cho game thủ không thể vô tư phóng xe về đích.
Bạn đinh ninh rằng mình đang dẫn đầu đoàn đua và chỉ còn một việc là băng băng về đích thì một trận tuyết lỡ làm bạn trắng tay, còn gì đau hơn!! Tuy nhiên những trở ngại này hầu hết đều không khiến người chơi gặp khó khăn, thường thì chúng chỉ đóng vai trò làm nền cho cuộc đua trở nên hoành tráng hơn.
Khó thể nói những ưu điểm kể trên đã đủ để có thể làm vừa lòng những fan tốc độ kì cựu hay những NFSer lâu năm. The Run không có sự sáng tạo như Shift và Hot Pursuit cùng với đó là gameplay đơn giản, cầm lái không đủ thật và không có những tính năng “độc và lạ” hơn những người anh em của mình. Còn đối với người chơi mới, việc thiếu những tùy chọn nâng cấp xe phần nào làm tựa game bớt lôi cuốn hơn.
Dù sao đi nữa, tất cả những gì một game đua xe phổ cập cần có như: đa dạng các kiểu xe từ bóng bẩy tới hầm hố, những màn chơi tuyệt đẹp, điều khiển đơn giản.v..v… thì đều xuất hiện ở phiên bản lần này. Vậy nên, nhìn chung Need for Speed: The Run khá phù hợp với người chơi mới hay những game thủ dễ tính.
Theo Game Thủ
Need for speed: The Run - Cấu hình khủng làm đau đầu game thủ Việt
The Run là phiên bản mới nhất trong loạt game đua xe của EAsport.
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi năm EA lại cho ra lò một phiên bản mới hơn của dòng game đang dẫn đầu về phân khúc tốc độ: Need for Speed. The Run năm nay có gì mới, những fan hâm mộ cũng như người chơi mới đang nói gì về phiên bản lần này ??
The Run năm nay cùng sử dụng chung một engine đồ họa với một siêu phẩm vừa được phát hành cách đây không lâu - Battlefield 3. Do đó, hầu hết cộng đồng game thủ Việt đều khá lo lắng về vấn đề cấu hình máy tính của mình. Có rất nhiều comment hỏi đáp và chia sẽ về vấn đề liệu phần cứng của PC máy mình có chơi được phiên bản game năm nay hay không.
Những thông số làm "đau đầu" rất nhiều game thủ Việt.
Tuy nhiên, với những game thủ đam mê tốc độ, những người đã chịu khó trang bị cho mình bộ phần cứng hàng khủng để theo đuổi thì đến ngày ra mắt đồ họa của The Run lại tỏ ra không tương xứng với cấu hình yêu cầu. Những game thủ khó tính đã thẳng tay chỉ trích: "Đồ họa quá xấu, mấy tấm screenshot ở trên đúng là lừa tình", "game chung nguồn với BF3 sao mà xấu thế".
Trong khi đó, một số lại có vẻ khách quan hơn khi cho rằng: "Tông màu TR lạ quá, khác với mấy phiên bản trước. Có lẻ không hợp gu nên mình thấy không đẹp".
Tư tưởng lớn gặp nhau của 2 game thủ trên một diễn đàn.
Phiên bản The Run năm nay ngoài những trở ngại về phần cứng, xem ra cũng còn khá khó khăn để có thể vượt qua cái bóng quá lớn của người đàn anh Hot Pursuit trong lòng gamer Việt. Những fan gạo cội của dòng game đua xe đều đánh giá TR là một bước lùi về gameplay. Một game thủ đã đưa ra nhận xét tổng thể của riêng mình về phiên bản game năm nay như sau:
"Theo mình: dưới mức trung bình
Camera: quá tệ (có mỗi 3 góc nhìn, mà chả góc nào ra hồn), View car thì lại đếch cho chỉnh góc camera (cái này là cái lùi từ HP).
Handling: (quan trọng nhất của 1 game đua xe) chỉ thích hợp với newbie, or children.
Đồ họa: hãy nhìn vào model các loại xe, poly quá thấp, đổ bóng thì phải nói là xấu chưa từng thấy, khi xe chạy nhìn cứ như phi thuyền đang bay. Được cái ruột frostbite 2 mà chẳng có mấy cảnh tàn phá (ít nhất thì cũng đâm mẻ tường, bể cửa đẳng này...), tông màu có lẽ ko hợp với mình nên thấy rất xấu.
Gameplay: miễn bàn, dễ gây flame.
Ghi chú: tất cả setting của mình là Ultra. Khỏi các bạn thắc mắc sao lại chê."
Ngoài ra cũng có rất nhiều nhận định của game thủ so sánh TR với 2 người đàn anh đã rất thành công trong dòng Need for Speed. "Đồ họa thì thua Hot pursuit, lối chơi không sáng tạo như Most Wanted", "Không có độ xe như MW là mình không chơi rồi".v..v...
Tuy nhiên đối ngược lại với quan điểm trên, cũng không ít game thủ lại tỏ ý khen ngợi phiên bản lần này. Ý kiến của gamer PCtrum: "Thật sự đây là bản Need mình thấy hào hứng nhất kể từ khi chơi MW. Vừa vào game đã có cảm giác thôi thúc, tăng tốc, cảm giác như gia nhập vào thế giới ảo như thật. Đúng cảm giác giải trí. Từ sau bản MW, các bản khác mình chỉ chơi qua vài vòng là chán, vì nó cảm giác rất nhàm."
Lời khen ngợi từ game thủ Yeuemmai.
Có vẻ như do những bản crack còn chưa thật sự chuẩn và vì cấu hình máy tính của game thủ Việt khá chênh lệch nên có rất nhiều những nhận định trái chiều từ cộng đồng yêu thích tốc độ. Chúng ta sẽ sớm có cơ hội trở lại với bài đánh giá cảm nhận về Need for speed: The Run để có cái nhìn rõ ràng hơn về phiên bản game năm nay của EA.
Theo Game Thủ
Need for Speed: The Run không được đánh giá cao Những nhận xét và chấm điểm từ các trang game uy tín đã phụ lòng nhà sản xuất. Vừa ra mắt hôm qua 15/11, Need for Speed: The Run đã tạo nên khá nhiều tranh cãi trên các trang game và diễn đàn mạng. Có khá nhiều ý kiến trái chiều, khen có chê có tuy nhiên phần lớn đều không hài lòng...