Né trừng phạt LHQ, tàu Triều Tiên đổi tên?
Tàu Triều Tiên thuộc quản lý của công ty Quản lý Hải dương đã đổi tên để né trừng phạt LHQ
Công ty Quản lý Hải dương nằm trong danh sách đen của LHQ đã đổi tên hầu hết các tàu thuyền để tiếp tục hoạt động.
Một công ty hàng hải Triều Tiên nằm trong danh sách đen của Liên Hiệp Quốc đã đổi tên hầu hết các tàu thuyền của công ty để che đậy nguồn gốc và tiếp tục hoạt động bất hợp pháp, vi phạm hình phạt của Liên Hiệp Quốc, theo báo cáo của tổ chức này.
Các chuyên gia thuộc Ban hội thẩm của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về vấn đề Triều Tiên, thực hiện trách nhiệm giám sát việc thi hành các hình phạt với Bình Nhưỡng, đã đưa ra thông tin trong bản báo cáo dài 76 trang rằng nước này “tiếp tục thách thức nghị quyết của Hội đồng Bảo an bằng việc tiếp tục duy trì chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo”.
Máy bay chiến đấu MIG-21 trên tàu Chong Chon Gang.
Triều Tiên đang phải chịu sự trừng phạt từ Liên Hiệp Quốc vì các chương trình thử nghiệm hạt nhân và vận hành tên lửa. Cùng với đó, Bình Nhưỡng cũng đang bị cấm xuất nhập khẩu công nghệ hạt nhân và tên lửa cùng lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa xa xỉ.
Báo cáo của các chuyên gia cũng đưa ra thông tin rằng các lệnh trừng phạt không nhằm vào lương thực và hàng cứu trợ nhưng gợi ý rằng Liên Hiệp Quốc có thể sẽ đưa ra danh sách hàng miễn thuế.
Hội đồng Bảo An đã liệt Công ty Quản lý hải dương (Ocean Maritime Management Company – OMM) vào danh sách đen từ tháng 7/2014 vì đã vận chuyển trái phép trên con tàu Chong Chon Gang, con tàu bị bắt tại Panama khi đang vận chuyển vũ khí bao gồm 2 máy bay chiến đấu MiG-21 giấu dưới hàng ngàn tấn đường.
Video đang HOT
“Cho đến thời điểm hiện tại, 13/14 con tàu của OMM đã được đổi tên và chuyển đổi hình thức sở hữu”, bản báo cáo cho hay.
Thông tin trong báo cáo cũng cho biết OMM làm việc với nhiều cá nhân và đối tượng tại các quốc gia như Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp, Malaysia, Peru, Nga, Singapore và Thái Lan.
Ban hội thẩm đưa ra gợi ý Hội đồng bảo an nên áp đặt các lệnh trừng phạt lên cả phó chủ tịch công ty OMM Choe Chol Ho và chủ tịch Công ty vận tải biển Chongchongang là ông Kim Ryong Chol cùng 3 giám đốc điều hành khác của công ty Chongchongang.
Bản báo cáo cho rằng chính sách ngoại giao của Triều Tiên, chính quyền và các đại diện thương mại đã đóng vai trò chủ chốt trong các giao dịch vũ khí và tên lửa bất hợp pháp.
Hải Yến (theo Reuters)
Theo_Kiến Thức
Vì sao Bộ GTVT mời tướng quân đội chấm thi?
Bộ GTVT muốn mời tướng quân đội vào Hội đồng Ban giám khảo để tăng tính khách quan và nâng cao yếu tố chuyên môn.
Tăng cường yếu tố an ninh
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 6/2, trước việc Bộ GTV
T ký quyết định thành lập Ban giam khao ky thi tuyển Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, trong đó, có 4 vị tướng quân đội, Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN, một trong những thành viên của Ban giám khảo cho biết: "4 tướng lĩnh quân đội tham gia vào Hội đồng Ban giám khảo đều nguyên là phi công quân sự".
Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Võ Văn Tuấn cho biết, thì do có nghiệp vụ, có chuyên môn về hàng không cho nên Bộ GTVT đã chủ động mời những người có kinh nghiệm tham gia vào Hội đồng.
Bốn tướng quân đội tham gia chọn lãnh đạo giao thông
Nhất là vừa qua bên hàng không dân dụng và bên không quân quân đội đã phối hợp chặt chẽ với nhau để giúp cho việc quản lý điều hành bay, quản lý vùng trời tốt hơn, hiệu quả và an toàn hơn.
Tướng Võ Văn Tuấn cho hay: "Bộ GTVT muốn mời, các tướng không quân có chuyên môn, nghiệp vụ, muốn lấy nhiều thành phần khác nhau, ở cả phía Bộ và phía quân đội để đánh giá kết quả một cách khách quan hơn".
Bởi nếu giám khảo có nhiều thành phần rộng hơn, đa năng hơn, thì đánh giá khách quan, hiệu quả hơn.
Tướng Võ Văn Tuấn chia sẻ thì trước đây chưa có lần nào các tướng quân đội sang làm giám khảo tuyển chọn cán bộ của Bộ GTVT, nhưng bên Bộ GTVT cũng có nhiều cán bộ là tướng quân đội, là phi công trước đây.
Kỳ thi tuyển Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ
"Việc tướng công an, tướng quân đội hiện nay tham gia vào Bộ GTVT mục đích quan trọng nhất là yếu tố tăng cường an ninh về mọi mặt, nhiều thành phần có nghiệp vụ chuyên môn hơn thì sẽ tốt hơn", ông Tuấn khẳng định.
Muốn tìm người thực tài
Cũng chia sẻ với Đất Việt về vấn đề này, ông Phạm Quý Tiêu - Thứ trưởng Bộ GTVT, Trưởng ban giám khảo cuộc thi cho biết: "Việc mời thêm các tướng quân đội là để tăng cường yếu tố chuyên môn, cụ thể liên quan đến quản lý hoạt động bay, quản lý vùng trời, cụ thể là có liên quan đến bên quân đội nên mời các cán bộ quân đội qua".
Hơn hết, ông Tiêu cũng cho hay: "Tất cả là vì liên quan đến yếu tố chuyên môn để làm sao chọn được người có tài thực sự, làm tốt được nhiệm vụ, đặc biệt là hàng không".
Trước đó, ngày 5/2, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa ký quyết định thành lập Ban giam khao ky thi tuyển Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam.
Ban Giam khao ky thi gồm 15 người, ông Phạm Quý Tiêu, Thứ trưởng Bộ GTVT làm Trưởng ban. Uỷ viên Ban giám khảo gồm các Thứ trưởng Bộ GTVT: Nguyễn Hồng Trường, Nguyễn Văn Thể, Nguyên Ngoc Đông, Nguyễn Văn Công và Lê Đinh Tho.
Trong số các ủy viên còn lại có 4 tướng quân đội, gồm Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND VN, Trung tướng Nguyễn Đức Soát, nguyên Phó tổng tham mưu trưởng QĐND VN, Thiếu tướng Hoàng Viết Quang, Phó cục trưởng Tác chiến, Bộ tổng Tham mưu, Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.
Bảy ứng viên đều là những người công tác tại Tổng công ty Quản lý bay VN, trong đó có 2 Phó tổng giám đốc đơn vị này. Kỳ thi sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 9 đến 11/2.
Thanh Huyền
Theo_Báo Đất Việt
Hé lộ 'hợp đồng nô lệ' trong showbiz Việt Bản hợp đồng giữa bầu sô và các nghệ sĩ trẻ trong showbiz Việt là cuộc chiến không hồi kết, một khi mối quan hệ của hai bên đi tới chỗ "cơm không lành, canh không ngọt". Sơn Tùng M-TP tiếp tục gây bão mạng khi liên tục bị dư luận mô xẻ từ câu chuyện đạo beat Chắc ai đó sẽ về...