Nể phục trước tinh thần sáng tạo tột bậc của người Việt giữa mùa dịch: Hàng loạt sáng kiến chống Covid-19 ra đời nhờ lòng nhân ái
Từ trước tới nay, người Việt nổi tiếng là cần cù và thông minh. Vì thế, chẳng lạ gì khi họ có thể dễ dàng nghĩ ra những sáng kiến có ích cho cuộc sống, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Và dịch Covid-19 lần này cũng không phải ngoại lệ.
Với tấm lòng nhân ái của mình, người dân Việt Nam đã liên tục tìm tòi, nghiên cứu để sáng tạo nên những thiết bị, dụng cụ hữu ích nhằm hỗ trợ các bác sĩ và y tá chiến đấu chống dịch Covid-19, cũng như giúp đỡ bà con vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Dưới đây là một số sáng kiến tuyệt vời đang được bà con trong nước áp dụng kể từ khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Việt Nam.
Mũ giọt bắn do tiểu thương Quách Mỹ Linh (TP. HCM) làm tặng các y bác sĩ. (Ảnh: Văn Tiên/Tổ quốc)
Khẩu trang và bộ đồ bảo hộ là hai thứ đồ vật “bất ly thân” của các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. Tuy nhiên ở nhiều nơi, do kinh phí hạn hẹp nên trang thiết bị còn thiếu thốn, không đáp ứng đủ nhu cầu.
Do đó, nhiều y bác sĩ đã cho ra đời loại mũ bảo hộ y tế ngăn giọt bắn mới, được làm bằng những nguyên vật liệu sẵn có như tấm mica trong suốt, dây chun co giãn, mút xốp, băng dính… Nhờ vậy, họ cũng yên tâm hơn khi khám và điều trị cho người bệnh.
Ưu điểm hàng đầu của chiếc mũ này là ngăn giọt bắn – con đường lây nhiễm chính của SAR-CoV-2 – một cách hiệu quả mà lại không tốn quá nhiều thời gian và công sức để sản xuất. Chỉ mất 10 phút và một chút khéo tay là ai cũng có thể sở hữu một chiếc mũ giọt bắn không thua kém gì bất cứ mũ bảo hộ y tế nào.
Theo nhiều nhân viên y tế, do thường được lót bằng xốp mềm nên họ có thể đeo cả ngày mà không bị đau, thông thoáng và không bị mờ kính. Đặc biệt, chiếc mũ này có thể tái sử dụng nhiều lần nếu được vệ sinh đúng cách.
Trao đổi với tờ Lao động, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho biết: “Cái mũ đó có lớp nhựa che trước mặt, khi mình đội thì giọt bắn sẽ bắn vào lớp đó nên rất yên tâm khi sử dụng. Nhiều người đội mũ còn cẩn thận đeo khẩu trang bên trong nữa thì càng tốt”.
Với chi phí chỉ khoảng 5.000, không chỉ các y bác sĩ mà ngay cả người dân cũng có thể tự làm cho mình một mũ giọt bắn và kết hợp cùng khẩu trang bảo vệ bản thân ở những nơi đông người trong mùa dịch Covid-19. Trên thị trường cũng bày bán đủ loại mũ ngăn giọt với nhiều mức giá khác nhau.
Đai đeo khẩu trang
Đai đeo khẩu trang bằng silicon dẻo (Ảnh: Long Quyền/Trí thức trẻ)
Đối với các nhân viên y tế, việc đeo khẩu trang trong thời gian dài thường khiến họ bị đau tai, đau đầu do dây đeo siết chặt vào vành tai. Tuy nhiên, vì tính chất công việc bắt buộc, họ không còn cách nào khác là chịu đựng điều này mỗi ngày.
Hiểu được nỗi vất vả của các y bác sĩ, một số người dân ở Hà Nội đã bắt tay vào sản xuất những chiếc đai đeo khẩu trang bằng silicon dẻo để tặng họ. Được biết, ý tưởng này bắt nguồn từ một bạn nhỏ nước ngoài đang sinh sống tại Canada.
Video đang HOT
Chiếc đai đeo khẩu trang này chỉ là một dải silicon dẻo hình chữ nhật, với các nấc cài được khía ở hai bên đầu. Nhân viên y tế có thể mắc dây khẩu trang vào các nấc cài này tùy theo kích cỡ đầu. Nhờ vậy mà họ sẽ không phải chịu đựng áp lực đè lên tai trong nhiều tiếng đồng hồ. Chưa kể, chiếc đai này còn giúp cố định tóc cho các nhân viên y tế nữ trong quá trình làm việc.
Chị Nguyễn Thị Thuỳ Trang (30 tuổi) – một trong những người kêu gọi chế tạo đai khẩu trang cho các y bác sĩ – đã chia sẻ với Trí thức trẻ: “Các bác sĩ bên Viện Huyết học Truyền máu trung ương phản hồi sau khi dùng thì bảo rất tốt, hiệu quả, giảm đau. Các chị trong viện cũng trêu “phải đeo khẩu trang mà như không đeo vì nó thoải mái hơn rất nhiều” mình cũng vui và bắt đầu làm ra nhiều chiếc hơn”.
Đặc biệt, do được làm từ chất liệu silicon dẻo, những chiếc đai đeo khẩu trang này có thể dễ dàng được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
“Máy ATM nhả gạo” ở TP. HCM. (Ảnh: Tứ Quý/Trí thức trẻ)
Trên thế giới không thiếu những loại máy ATM “độc lạ” như ATM nhả vàng vàng, ATM rút kim cương, ATM rút bitcoin… nhưng chắc chỉ ở Việt Nam mới có loại “máy ATM biết nhả gạo”.
Đây là một phát minh độc đáo của anh Hoàng Tuấn Anh (chủ một công ty về cảm biến vân tay tại TP. HCM”. Với mong muốn hỗ trợ Chính phủ thực hiện chủ trương “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, anh đã tận dụng hiểu biết của mình đề sáng chế “máy ATM nhả gạo” nhằm giúp người nghèo có lương thực miễn phí vượt qua được quãng thời gian khó khăn này.
Mỗi người nghèo sẽ được nhận một bịch gạo khoảng 1,5kg bằng cách bấm nút trên máy “ATM gạo”. Trong lúc chờ đến lượt, họ sẽ đứng cách nhau 2m để đảm bảo tuân thủ đúng quy định về giãn cách xã hội, khắc phục nhược điểm tập trung đông người như cách phát đồ truyền thống.
“Cấu tạo máy bao gồm một nút bấm kết nối với một van tự động và một thùng chứa gạo. Khi một người tới nhấn nút, gạo sẽ tự động theo đường ống được nối trong với thùng chứa gạo, đến túi nilon đựng gạo được người dân cầm sẵn”, anh Tuấn Anh chia sẻ với Trí thức trẻ. Đặc biệt, hệ thống này sẽ hoạt động 24/7 để phục vụ người dân.
“Máy ATM nhả gạo” dùng chân tại Hà Nội. (Ảnh: Ngọc Thắng/Tổ quốc)
Hưởng ứng phong trào “ATM nhả gạo” từ TP. HCM, TS. Nguyễn Mạnh Hùng và anh Doãn Thanh Tùng cũng đã sáng chế ra một loại “máy ATM nhả gạo” để lắp đặt tại Hà Nội. Ưu điểm của loại máy này là người dân chỉ phải dùng chân nhấn pê-đan để gạo chảy ra, không cần bấm bằng tay để hạn chế tiếp xúc, tránh lây nhiễm. Ngoài ra, số gạo mỗi lần nhả cũng tăng lên 3kg.
Hiện tại, “máy ATM nhả gạo” cũng sắp được triển khai ở nhiều địa phương khác như Huế và Đà Nẵng. Chủ nhân của chiếc máy tại TP. HCM cũng nói thêm, anh sẵn sàng tặng và chuyển giao công nghệ cho các địa phương muốn phát gạo cho người nghèo
(Ảnh: Ngô Tùng/Tiền phong)
Nhằm hạn chế việc tiếp xúc với khách hàng và đảm bảo giãn cách xã hội đủ 2m, một chủ tiệm phở tại TP. HCM đã chế tạo ra một hệ thống ròng rọc để giao hàng và nhận tiền.
Chiếc ròng rọc này dài khoảng 3,5m, bên trên có đặt một chiếc rổ hình chữ nhật khá to để đựng đồ. Bên trong chiếc rổ này cũng có một ngăn riêng để đựng tiền. Theo ông Lê Hoài Nhân – chủ tiệm phở chia sẻ với Tiền phong, để làm được thiết bị này chỉ cần vài trăm nghìn đồng và 3 tiếng mày mò. Nhờ sáng kiến này mà khách hàng khi đi mua đồ không cần phải xuống xe mà có thể nhanh chóng nhận hàng và rời đi.
Ban đầu, nhiều khách hàng còn bỡ ngỡ vì chưa quen, nhưng rồi thấy ý tưởng này rất hay, lại có thể phòng chống dịch Covid-19 nên họ càng đến mua ủng hộ nhiều hơn nữa.
Linh Hân
Nhân lúc các thương hiệu Việt rần rần bán đồ bảo hộ thì phải mua ngay vì diện vừa an toàn lại vừa "chất" thế này cơ mà!
Cần gì mua bán đâu xa, các thương hiệu Việt đều đang sản xuất nhiều item bảo hộ để phục vụ nhu cầu của các tín đồ thời trang.
Giữa thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều thương hiệu Việt ngoài việc duy trì bán những kiểu quần áo, phụ kiện bình thường thì cũng đã bắt tay vào việc sản xuất các item thiết yếu như khẩu trang, mũ/kính bảo hộ hay thậm chí là bộ đồ bảo hộ. Đây có thể xem là một bước đi khá thông minh, vừa giúp giảm thiểu thiệt hại cho doanh thu, vừa đáp ứng được nhu cầu của các "thượng đế".
Không chỉ sản xuất khẩu trang vải, Boo còn sản xuất cả mũ bảo hộ siêu chất chơi nữa nha.
Kính bảo hộ của Format vừa tiện lợi, vừa "được việc" và giá thành lại rất phải chăng, ai cũng có thể dễ dàng sắm được.
Không chịu ngồi yên vì mùa dịch, Dottie đã bắt tay vào việc sản xuất khẩu trang kháng khuẩn từ hơn một tháng nay và cũng được khách hàng ủng hộ hết sức.
Ivy Moda cũng là một thương hiệu khiến người tiêu dùng bất ngờ vì giữa mùa Covid-19, họ đã nhanh chóng bắt tay vào việc sản xuất bộ đồ bảo hộ với nhiều kích cỡ khác nhau, phù hợp với mọi thành viên trong gia đình.
Và nếu bạn đang trăn trở rằng diện các item bảo hộ có khiến chúng ta bớt "thời trang" và sành điệu không nhỉ thì câu trả lời là không nha! Chỉ cần khéo léo kết hợp một chút thì dù có bịt kín người, set đồ của bạn cũng sẽ không quá tệ đâu!
Không chỉ có các sao mà các bạn trẻ giờ cũng bắt đầu hình thành thói quen mặc đồ bảo hộ khi ra đường. Để diện item này mà không mất thẩm mỹ thì số đông thường mix phụ kiện ton sur ton với quần áo bên trong, thêm thắt chiếc belt bag (túi ngang hông) và đi ankle boot để thêm phần tôn dáng.
Dễ "chơi" hơn đồ bảo hộ là mũ bảo hộ vì với item này, dân tình có vẻ mix đồ thoải mái hơn. Bên cạnh việc diện đơn giản cùng áo tshirt, áo tank top, váy liền... thì bạn có thể nâng tầm set đồ lên với cách mix đậm chất thời trang như stylist Kelbin Lei. Đấy, ai nói cứ diện những item bảo hộ thì chúng mình không được ăn diện nào!
Thế còn với khẩu trang thì sao nhỉ? Câu trả lời là bạn hãy áp dụng công thức ton sur ton khẩu trang với trang phục nhé. Chẳng hạn như diện đồ xanh thì đeo khẩu trang xanh, diện đồ trắng thì đeo khẩu trang trắng... Cách này sẽ giúp bạn trông hay ho và bớt nhàm chán hơn trong những ngày phải làm bạn với khẩu trang đó!
Người Việt phớt lờ an toàn khi học online Nhiều người quan tâm đến sự tiện dụng, miễn phí, hơn là các yếu tố an toàn thông tin khi dùng ứng dụng học online. Minh Đức, giáo viên một trường THCS tại Vĩnh Phúc cho biết, trường anh tổ chức học trực tuyến từ giữa tháng 3. Việc chọn ứng dụng hỗ trợ học trực tuyến được nhà trường tự đưa ra,...