Nể phục anh nông dân “Tuấn Nên” bỏ 200 triệu đồng sửa đường cho dân
Đó là anh Đỗ Văn Thông, 49 tuổi, ấp 5, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng ( Bình Phước), mà người dân địa phương thường hay gọi anh là “Tuấn Nên”.
Máy móc đang thi công trên tuyến đường vào chiều ngày 15.9
Đường ĐT 753B, bắt đầu từ km 21 (QL14) đi vào dốc Năm Tầng, vùng rừng đệm Cát Tiên thông với xã Thống Nhất, huyện Bù Đăng. Đường chạy qua địa bàn ấp 3 xã Đồng Tâm, ấp Lâm Sơn xã Tân Phước của huyện Đồng Phú và ấp 5 xã Nghĩa Trung của huyện Bù Đăng. Là tỉnh lộ nhưng hơn 10 năm nay, đường xuống cấp trầm trọng với ổ gà, ổ voi, mùa mưa thì lầy lội, mùa khô bụi bay mù mịt.
Sau khi đã thống nhất phương án, anh Thông bắt đầu liên hệ với bạn bè, anh em có máy móc để triển khai làm đường. Sau hơn 2 tháng thi công, đến ngày 15/9 tuyến đường cơ bản đã hoàn thành. Anh Điểu Soan – Bí thư Chi bộ ấp 5, xã Nghĩa Trung, nói: “Mong sao sau này sẽ có thêm nhiều người noi gương như anh Thông để bà con được nhờ”.
Đoạn đường dài khoảng 13 km, khi tu sửa đã nhận được sự đồng thuận cao của chính quyền, người dân, sự ủng hộ của các DN trên địa bàn. Điển hình như Công ty Cây xanh Công Minh, Công ty Cao su Sông Bé, anh Lữ Văn Vũ (ấp 5 xã Nghĩa Trung)…, còn đối với người dân thì anh Thông không vận động, ai đóng góp cứ tự nguyện.
Tuy nhiên, trong quá trình tu sửa, nhiều hộ dân, tiểu thương buôn bán trên tuyến đường thấy được ý nghĩa việc làm của anh Thông đã tự nguyện đóng góp, người thì vài trăm ngàn đến vài triệu đồng. Cuối cùng, số tiền quyên góp lên tới 68,5 triệu đồng.
Video đang HOT
Làm từ đầu tháng 7.2017, đến ngày 15.9 thì hoàn tất. Ban đầu dùng máy xúc đất 2 bên đường làm mương thông rãnh, sau đó dùng máy gạt bằng, cuối cùng dùng xe lu cho nền đường cứng cáp. Tổng giá trị thi công khoảng 600 triệu. Nhưng vì gia đình và một số anh em, bạn bè tự nguyện bỏ máy móc ra làm nên chỉ tốn tiền dầu, tiền trả nhân công nên chi phí giảm xuống một nửa. Với số đã quyên góp được, anh Thông vẫn phải bỏ tiền túi ra trên 200 triệu.
Là người ủng hộ nhiệt tình việc làm của anh Thông, bản thân đóng 10 triệu đồng, anh Lữ Văn Vũ (ấp 5, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng) làm nghề thu mua mủ cao su trên địa bàn chia sẻ: “Đã hơn 10 năm không được tu sửa, con đường ngày càng già lão, giờ được anh Thông đứng ra vận động sửa chửa, chúng tôi rất hoan nghênh và khâm phục”.
Anh Đỗ Văn Thông (bìa trái) trên tuyến đường đang tu sửa
Dọc hai bên tuyến đường có khoảng 600 hộ dân, trong đó 40% là người đồng bào dân tộc thiểu số. Già làng Điểu Gỡ phấn khởi nói: “Đồng bào rất cảm ơn anh Thông!”.
Theo B. Phước (Nông nghiệp Việt Nam)
VKSND Tối cao yêu cầu báo cáo 6 điểm mờ trong vụ giết người Bình Phước
Lãnh đạo VKSND Tối cao yêu cầu VKSND tỉnh Bình Phước kiểm tra lại vụ việc, báo cáo lãnh đạo VKSND Tối cao phụ trách, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND Tối cao để theo dõi.
Theo cáo trạng, Nguyễn Quang Tuấn và Nguyễn Ngọc Thái cùng cạo mủ cao su, thuê và cùng ở trọ tại thôn 5, xã Nghĩa Trung, huyện Bù Đăng (Bình Phước). Trưa 12-1-2014, sau khi lấy tiền công, Tuấn, Thái và một số người rủ nhau nhậu. Đến chiều cùng ngày, Tuấn chở Thái về thì hay tin bạn gái Tuấn té bị thương nên Tuấn mượn xe máy của Thái đi gặp bạn gái.
Nguyễn Quang Tuấn và căn chòi (nơi xảy ra án mạng). Ảnh: T.Tùng
Do Thái không đồng ý nên hai bên cãi nhau. Tuấn đã dùng dao tấn công Thái rồi ra về. Đến chiều hôm sau có hai người vào chòi thì phát hiện Thái đã chết trên gác.
Tuấn bị bắt. Ban đầu Tuấn không nhận tội nhưng sau đó thừa nhận (tại tòa, Tuấn lý giải việc nhận tội này là do bị ép cung, dụ cung). VKS truy tố Tuấn theo điểm n khoản 1 Điều 93 BLHS (với tình tiết tăng nặng có tính chất côn đồ) khung hình phạt đến tử hình.
Từ khi thụ lý vụ án đến nay, TAND tỉnh Bình Phước đã trả hồ sơ tổng cộng năm lần. Lần thứ nhất vào tháng 8-2014 với yêu cầu điều tra bổ sung các nội dung: ADN trên cán dao không phải của Tuấn thì của ai; xác minh đối tượng hay chửi nhau, dọa đánh nhau với nạn nhân Thái; xác minh tại cơ quan viễn thông dữ liệu thông tin của các số điện thoại của bị cáo, bị hại, nhân chứng; làm rõ vết xước trên người bị cáo Tuấn do đâu; xác định dấu vân tay trên cán dao; làm rõ mâu thuẫn về thời gian rời khỏi chòi của bị cáo; xác định rõ nguồn gốc của con dao.
Lần trả hồ sơ thứ hai là sau khi mở phiên tòa vào tháng 10-2014, tòa yêu cầu điều tra bổ sung nhiều vấn đề, trong đó có các yêu cầu ở lần trả hồ sơ trước chưa bổ sung được. Cụ thể: Xác minh đối tượng LVT vì trước đó bị hại có đánh và dìm nước người này; cần đối chất, nhận dạng để xác định nguồn gốc con dao Thái Lan; xác định rõ vết thương vùng chẩm sưng nề, bầm tụ máu da đầu do ai gây nên vì bị cáo Tuấn khai chỉ đâm ba nhát; làm rõ cơ chế hình thành vết thương do người thuận tay trái hay tay phải gây ra...
Tháng 2-2015, tòa trả hồ sơ lần thứ ba yêu cầu điều tra bổ sung những nội dung: Làm rõ thời gian rời khỏi chòi của bị cáo vì căn cứ vào nhật ký điện thoại, lời khai các nhân chứng thì chênh lệch rất lớn. Ngoài ra, xác định nội dung các cuộc gọi của bị cáo và nạn nhân; đối chất để xác định nguồn gốc con dao; xác định cơ chế vết đâm, vết máu trên mái tôn; giải thích tại sao không thu giữ, niêm phong điện thoại của nạn nhân. Đồng thời điều tra làm rõ hành vi cầm chai xăng lên chòi và các hành vi khác của một người tên P.; xác định rõ các vết rách của màn (mùng) ngủ nạn nhân có phù hợp với các vết đâm không; 10 dấu vân tay thu giữ tại hiện trường là của ai...
Tám tháng sau, VKS tỉnh gửi lại hồ sơ truy tố sang tòa. Mấy ngày sau, cơ quan này lại có công văn yêu cầu rút hồ sơ để điều tra thêm một số vấn đề. Vì thế, tòa phải ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung lần thứ tư.
Tại phiên tòa ngày 22-6, sau phần thẩm vấn công khai, HĐXX cho rằng có nhiều vấn đề tòa đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhưng đến nay vẫn chưa thể sáng tỏ nên không thể xử tiếp. Từ đó tòa trả hồ sơ lần thứ năm.
Lần này, tòa yêu cầu làm rõ sáu vấn đề lớn. Đây cũng là những vấn đề mà trong những lần trả hồ sơ trước tòa đã yêu cầu nhưng CQĐT và VKS không thể làm sáng tỏ.
LỆ TRINH
Theo PLO
Bí ẩn dấu chân người kỳ lạ trên đá và lời nguyền ngàn năm Dấu chân nhỏ hơn so với người bình thường, các ngón chân xòe rộng ra. Những cụ già trong làng truyền tụng nhau một lời nguyền ghê rợn như nhắc nhở con cháu họ không được đến gần dấu chân đó. Dấu chân bên phải của Trạng in hằn trên tảng đá nằm ven sông Giang. Cả làng không ai dám đến gần...