‘Né’ mọi hiệp ước, Mỹ có thể phát triển loại vũ khí huỷ diệt mang tên ‘Thần sấm’
Mỹ có thể sẽ tận dụng lỗ hổng trong Hiệp ước không gian bên ngoài được 107 nước ký kết vào năm 1967 để phát triển một loại vũ khí phóng từ vũ trụ, có sức công phá ngang tương đương với bom hạt nhân nhưng lại không gây ra bức xạ hạt nhân và bụi phóng xạ.
Vào thời Chiến tranh Lạnh, không quân Mỹ từng lên ý tưởng sản xuất loại vũ khí gây thiệt hại tương đương với bom hạt nhân nhưng lại không gây ra bức xạ hạt nhân và bụi phóng xạ.
Tuy nhiên, dự án mang tên “Thor” này thời điểm đó bị xếp xó vì thiếu tính thực tiễn và chi phí quá cao. Nhưng theo Sputnik, Mỹ đang cân nhắc hồi sinh dự án này.
Với Thor, các thanh vonfram có chiều dài khoảng 6 m, đường kính 34 cm sẽ được phóng xuống từ khí quyển. “Thần sấm” có thể được rơi trở lại Trái đất với tốc độ gấp 10 lần vận tốc âm thanh (khoảng 12.348 km/h), xuyên hàng trăm mét xuống lòng đất và phát hủy bất kỳ bong-ke được gia cố hay địa điểm ngầm bí mật nào trong vòng 15 phút.
Hình ảnh mô phỏng các thanh vonfram trong dự án Thor. (Ảnh: Twitter)
Khi va chạm với các mục tiêu ở Trái đất, các thanh vonfram được mệnh danh là “thanh sét của chúa” này có thể gây ra một vụ nổ với sức công phá tương đương một vụ nổ hạt nhân trong lòng đất. Nhưng nó ưu việt hơn vì không tạo ra bụi phóng xạ.
Theo ước tính của WAtM, chi phí để phóng một vật thể vào không gian rơi vào khoảng 10.000 USD/0,45 kg. Như vậy, để phóng một hệ thống “Thần sấm”, bao gồm 20 thanh vonfram với trọng lượng khoảng 10 tấn vào không gian sẽ ngốn của Mỹ khoảng 230 triệu USD.
So sánh với chi phí 212,5 triệu USD sản xuất tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hế mới cho không quân Mỹ, con số 230 triệu USD cũng không chênh lệch quá nhiều.
Video đang HOT
Dự án Thor thực chất được lấy cảm hứng từ một loại vũ khí từng được Mỹ dùng trong chiến tranh Việt Nam có tên là “ Chó lười”. Đó là những miếng thép cứng, hình trụ dài 44 mm, đường kính 13 mm và nặng 20 g được bọc cánh ở một đầu.
“Chó lười” không chứa chất nổ nên sức công phá của nó chủ yếu đến từ việc được thả từ trên cao. Theo đó, nếu được thả từ độ cao khoảng 900 m, thứ vũ khí này có thể đạt vận tốc lên tới hơn 800 km/h và đâm xuyên lớp bê tông dày 23 cm. Thế nhưng khác với các viên đạn sẽ dần mất đi vận tốc khi di chuyển, “Chó lười” sẽ có vận tốc tăng dần, dẫn tới năng lượng va chạm sẽ đạt tới cực đại.
“Chó lười” từng được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. (Ảnh: Warrelic)
Trên thực tế, Lầu Năm Góc từng cân nhắc hồi sinh dự án Thor vào 2000 để tấn công các cơ sở hạt nhân dưới lòng đất ở các quốc gia mà Mỹ liệt kê vào danh sách tài trợ khủng bố. Báo cáo của viện nghiên cứu RAND của Mỹ với tiêu đề “vũ khí vũ trụ, chiến tranh Trái đất” năm 2003 cũng nhắc tới loại vũ khí chết chóc này. Tuy nhiên, Thor sau đó vẫn tiếp tục bị ngó lơ vì chi phí quá tốn kém.
Tuy nhiên, theo Sputnik, vào thời điểm hiện tại khi cuộc chiến trong không gian đang trở nên nóng hơn với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nga và sự nổi lên của Trung Quốc, Tổng thống Trump rất có thể sẽ xem xét hồi sinh dự án “vũ khí của Chúa”.
Do không sử dụng chất nổ, hóa chất hay vật liệu hạt nhân, Mỹ hoàn toàn có quyền phát triển loại vũ khí chết chóc này mà không sợ vi phạm Hiệp ước không gian bên ngoài năm 1967 hoặc bất cứ hiệp ước nào khác. Năm 1967, Hiệp ước Không gian bên ngoài được ký kết cấm việc triển khai các vũ khí hủy diệt hàng loạt trong không gian.
Nga và Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác vài năm trở lại đây liên tục gây áp lực buộc Mỹ ký kết một thỏa thuận ràng buộc pháp lý quốc tế nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang ngoài vũ trụ. Tuy nhiên, Mỹ đã gạt phăng các đề xuất này. Mới đây nhất, Tổng thống Trump cũng hứng không ít chỉ trích khi rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký kết với Liên Xô vào năm 1987.
“Vũ khí không gian và vũ khí tự động sẽ không còn là khoa học viễn tưởng mà sẽ sớm trở thành thực tế. Chúng tôi cần các bộ quy tắc bắt kịp với sự phát triển của các hệ thống vũ khí mới”, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nhấn mạnh trong cuộc đàm phán với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về việc cần thiết gia hạn INF cũng như Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START) với Mỹ.
(Nguồn: Sputnik)
SONG HY
Theo VTC
Leo thang châu Âu quá nóng: Giờ G Nga NATO hạ màn?
Nói về tình hình quân sự châu Âu, dư luận đang dồn sự chú ý tới cuộc tập trận NATO Trident Juncture 2018 diễn ra tại các vùng lân cận biên giới với Nga.
Đây là sự kiện huấn luyện lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, tuy nhiên, Trident Juncture chỉ là một phần của một bức tranh rộng lớn hơn, trong đó các hoạt động chuẩn bị cho tác chiến quân sự nhắm vào Nga đang diễn ra ở mọi mặt trận. Các cuộc diễn tập phối hợp, cùng với nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, mở rộng và hiện đại hóa.
Hoạt động quân sự rầm rộ khắp châu Âu
Ví dụ như tuần trước, việc xây dựng một nhà chứa bảo trì máy bay tại Căn cứ Không quân Amari của Estonia, dự án quân sự đầu tiên được Sáng kiến răn đe châu Âu (EDI) tài trợ đầy đủ đã hoàn thành. Sự kiện này được các quan chức không quân Mỹ và Estonia hoan nghênh tại một buổi lễ cắt băng khánh thành. Hơn 38 triệu USD trong quỹ EDI được đầu tư vào căn cứ đó. Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, một cơ sở bảo dưỡng chung như vậy cũng sẽ hỗ trợ máy bay NATO đang tiến hành nhiệm vụ giám sát trên không ở Đông Âu. Tờ Air Force Times đã trích lời Tướng Tod Wolters của lực lượng Không quân Châu Âu rằng, nhiều nguồn tài trợ hơn đã được đổ vào các dự án khác. "Nhìn vào năm tài chính 2019, chúng tôi đang đề xuất ngân sách [cho EDI] ở mức thể hiện được cam kết của Mỹ đối với NATO", ông Tod Wolters lưu ý.
Nga và NATO đều đang có những hành động quân sự tại châu Âu. (Nguồn: Strategic Culture)
Các kế hoạch hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của NATO cũng bao gồm nâng cấp Căn cứ Không quân Kecskemet ở Hungary để có thể tiếp nhận các máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ, máy bay tấn công A-10 và máy bay vận tải C-5, cùng với việc xây dựng một cơ sở lưu trữ vũ khí tại căn cứ không quân Malacky, Slovakia và một đường băng tại Rygge, Na Uy. Các bước đi này là một phần trong nỗ lực lớn hơn để chuẩn bị cho các hoạt động tác chiến đối phó với Nga.
Theo cây viết Arkady Savitsky cho trang Strategic Culture, ngân sách quốc phòng trong năm tài chính 2018 đã cho phép Không quân Mỹ mua đất và xây dựng các cơ sở ở các quốc gia khác. Mỹ đang có nhiều kế hoạch đầu tư khoảng 214 triệu USD vào các căn cứ không quân ở châu Âu, bao gồm khoản đầu tư 13,9 triệu USD vào căn cứ không quân Amari hiện đại của Estonia, và căn cứ không quân Lielvarde ở Latvia sẽ nhận khoản đầu tư 3,85 triệu USD. Khoản tiền lớn nhất, 67,4 triệu USD sẽ được chuyển đến Căn cứ không quân Sanem ở Luxembourg. Còn căn cứ không quân Kecskemet ở Hungary sẽ nhận thêm khoản đầu tư 55,4 triệu USD.
Arkady Savitsky cho hay, việc quân sự hóa Bắc Âu đang được tiến hành và Ba Lan đang được trang bị và chuẩn bị để xây thêm các căn cứ của Mỹ, ví dụ như Pháo đài Trump. Không quân Mỹ đang mở rộng sự hiện diện trên lục địa châu Âu, cùng với lực lượng hải quân đang gia tăng của NATO ở Biển Đen.
Vào tháng 10, Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức đã nhận được lô kiện hàng đạn dược lớn nhất trong nhiều năm (kể từ năm 1999). Khoảng 100 container đã được giao để "hỗ trợ Sáng kiến răn đe châu Âu của NATO (EDI) và tăng cường cơ sở dự trữ cho chiến tranh của lực lượng Không quân ở châu Âu", Đại diện đội vận chuyển đạn dược của Mỹ, ông Arthur Myrick cho biết.
Cơ hội nào cho NATO - Nga?
NATO cũng đang hướng tới việc mở rộng liên minh. Cuộc trưng cầu dân ý về thỏa thuận đổi tên giữa Macedonia và Hy Lạp gần đây đã mở đường cho Skopje gia nhập NATO. Việc khôi phục quy mô sử dụng đầy đủ Trung tâm huấn luyện quân sự Krivolak của Macedonia, sẽ cung cấp cho hàng ngàn binh sĩ NATO một địa điểm để tập trận tập trận, đang được tiến hành. Năm tới, Macedonia sẽ tổ chức cuộc tập trận Decisive Strike 2019, dự kiến có khoảng 1.000 binh lính Mỹ và Macedonia.
Albania cũng đang cung cấp các địa điểm để thiết lập các căn cứ NATO. Kosovo cũng đang trên đường tạo ra đội quân riêng của mình. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về châu Âu và Âu Á Wess Mitchell tin rằng "không ai có thể phủ quyết quyền của Kosovo trong việc phát triển lực lượng vũ trang của mình". Theo ông, Kosovo "có quyền thành lập lực lượng chuyên nghiệp" và điều này sẽ không gây nguy hiểm cho Serbia hoặc người Serb tại Kosovo.
Trong khi đó, phương Tây đang theo dõi mọi hành động của Nga và đã nhiều lần chỉ trích Moscow có những hành vi leo theo căng thẳng. Liệu Nga có nên thoải mái ngồi nhìn tất cả những hành động trên đang diễn ra dưới mí mắt họ? Bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ quan tâm nếu hàng loạt cơ sở hạ tầng đang được xây dựng với mục đích tác chiến chống lại họ.
Hội đồng NATO-Nga (NRC) được lên kế hoạch có phiên họp vào ngày 31/10. Có lẽ mọi kỳ vọng về tiến bộ đều chỉ là những hy vọng mong manh. Xét cho cùng, đây sẽ là lần thứ tám NRC gặp nhau trong hai năm qua và chưa có tiến bộ nào trong mọi vấn đề suốt thời gian qua. Các hành động leo thang đã đi quá xa. Châu Âu đang dần trở thành một điểm nóng. Và lúc này là thời điểm cần thiết để các bên nói chuyện một cách nghiêm túc.
An Bình
Theo toquoc
Không quân Mỹ mở rộng quy mô ngang thời Chiến tranh Lạnh đối phó Nga-Trung Không quân Mỹ dự kiến sẽ tăng cường số phi đội thêm 24% từ giớ cho tới năm 2030, con số gần tương đương với thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhằm đối phó với sự phát triển của quân đội Nga và Trung Quốc thời điểm gần đây. (Ảnh minh họa: Không quân Mỹ) Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson ngày 17/9...