Nẻ da, không thể coi thường!
Da nứt nẻ do thời tiết lạnh, khô hanh có thể bị xây xát, nhiễm trùng và buộc bạn phải tới gặp bác sỹ da liễu nếu bạn không chăm sóc da đúng cách.
Chỉ mới vào mùa đông, tại các phòng khám da liễu, số người đến tư vấn, điều trị do da bị nứt nẻ, căng rát, đóng vảy đã tăng mạnh. Tại Trung tâm Điều trị da liễu thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội), số người đến khám bệnh “thời tiết” này hiện tăng gấp ba lần so với mùa thu, hè.
Chỗ nào cũng… ngứa
Mới đầu đông, anh B.M.H., 32 tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội) đã thấy bức bối vì da toàn thân bị “ nứt chân chim”, đau rát; môi và da dầu bong ra từng mảng; tay, chân nứt nẻ. Anh H. đã uống nhiều nước và bôi thử các loại mỹ phẩm của vợ nhưng không khỏi. Chỉ đến khi, môi bị sừng vù, các ngón tay ngón chân rướm máu, làm việc khó khăn anh mới đi khám tại Viện Da liễu Quốc gia.
Video đang HOT
Khám cho bệnh nhân nẻ da tại BV Da liễu Hà Nội (Ảnh: Đức Long)
Qua thăm khám, bác sĩ (BS) cho biết da của anh thuộc loại da quá khô cộng thêm việc chăm sóc da không đúng cách như thói quen liếm môi, tắm nước quá nóng… khiến da toàn thân trở nên “hạn hán”, nứt nẻ.
Chị Đ.N.N, 25 tuổi (Hà Đông, Hà Nội) cũng có tâm trạng lo lắng, khổ sở khi mùa đông đến. Làm công việc lễ tân của một khách sạn nên chị rất chăm dùng mỹ phẩm, thường xuyên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, nhưng da ở cả hai tay, chân và lưng vẫn mốc trắng, ngứa ngáy, thậm chí nổi mẩn đỏ. Chị đã phải đến Trung tâm Điều trị da liễu thẩm mỹ của Viện Bỏng Quốc gia để nhờ tư vấn chăm sóc da đúng cách.
Để phòng tránh hiện tượng da nứt nẻ trong mùa đông, các BS khuyến cáo, không nên tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, xà phòng. Tuyệt đối không được liếm môi vì nước bọt làm môi càng nứt nẻ hoặc tắm nước quá nóng vì da càng mất nước. Hạn chế các thức ăn cay nóng, các chất kích thích như rượu, cà phê…
BS Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da liễu Quốc gia cho biết, trong mùa đông một số bệnh ngoài da có chiều hướng gia tăng như viêm da cơ địa, vẩy cá, á sừng, đặc biệt nhiều người còn bị nứt nẻ da toàn thân.
Cần chăm sóc da đúng cách
Theo TS Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, phụ trách Trung tâm điều trị da liễu thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc gia phân tích, vào mùa đông, thời tiết lạnh, hanh khô, nhiệt độ, độ ẩm xuống thấp là thủ phạm làm da bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ. Nhiều người da khô nhưng do chăm sóc da không đúng cách khiến bệnh càng tiến triển nặng, da càng khô, nổi mụn đỏ mẩn ngứa, nếu gãi có thể gây xây xát, nhiễm trùng.
Theo các bác sĩ, mỗi vùng da trên cơ thể đều có cách chăm sóc khác nhau. Những người bị nứt gót chân nên ngâm chân bằng nước ấm pha muối loãng mỗi ngày, sau đó bôi kem dưỡng ẩm. Người bị nứt môi nên sử dụng sản phẩm dưỡng môi từ tự nhiên hoặc bôi một lớp son chống nẻ.
Đối với da mặt, cần phải chăm đắp mặt nạ từ hoa quả để bổ sung nước cho da, massage và sử dụng các sản phẩm có độ dưỡng ẩm cao. Ngoài ra, cần đảm bảo uống đủ ít nhất hai lít nước một ngày, tăng cường ăn hoa quả và tập thể dục đều đặn; khi đi ra ngoài cần phải đeo khẩu trang, găng tay, tất (nhất là khi có nắng hanh) để tránh làm da bị mất nước.
Đối với những người đã tuân thủ chế độ chăm sóc da đúng cách như trên nhưng da vẫn bị nứt nẻ, bong tróc từng mảng… nên đi khám tại các chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời vì có thể bạn bị bệnh viêm da cơ địa.
Theo Xuân Trường
Baodatviet
Bí kíp chữa trị môi khô nứt nẻ tại nhà
Mùa đông này bạn khỏi lo lắng rùi nhé vì đã biết cách "điều trị" đôi môi khô nứt nẻ khó chịu thành đôi môi mềm mại, dịu dàng!
Nguyên nhân vì sao môi bạn lại khô nẻ?
- Tiếp xúc với nhiều với môi trường bên ngoài, đặc biệt là ánh nắng mặt trời khiến cho môi bị khô
- Do cơ thể bị mất nước
- Thường xuyên sử dụng xà phòng
- Thiếu vitamin A, B và C trong cơ thể
Có nhiều nguyên nhân khiến đôi môi bạn bị khô nứt nẻ
- Dị ứng với các sản phẩm mỹ phẩm nào đó
- Hút thuốc nhiều
- Thiếu hụt Vitamin B2 trong cơ thể
- Do làn da bị rối loạn
Vitamin A, B2 rất cần thiết cho việc "sửa chữa" đôi môi khô nứt và nuôi dưỡng làn da.
- Mất dần độ ẩm của đôi môi
- Kiểm tra có cảm giác đau
- Khô môi
- Môi hơi đỏ hơn bình thường
- Môi không còn cảm giác dịu dàng
- Chảy máu môi
Bí kíp chữa trị đôi môi khô nứt nẻ tại nhà
Để loại bỏ các vấn đề của đôi môi khô nứt, có nhiều biện pháp khắc phục. Đây là những biện pháp bạn có thể làm tại nhà vì đây là những chất liệu tự nhiên và tuyệt đối an toàn.
- Áp dụng các loại dưỡng môi có mùi thơm dịu nhẹ cho môi của bạn. Điều này sẽ giữ cho môi của bạn trở nên mềm dịu hơn và ngăn chặn môi chuyển sang trạng thái khô nứt.
- Không sử dụng kem đánh răng thoa lên môi.
- Uống thêm nhiều nước nhưng tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn.
- Cắt dưa chuột thành lát mỏng và chà chúng trên môi.
- Những chiết xuất từ cây lá Neem rất hiệu quả để làm lành lặn đôi môi khô nứt.
Cây lá Neem rất hiệu quả để chữa môi khô nứt
- Tắm nước muối mặn, vì đây là một biện pháp khắc phục rất nhanh chống lại các vấn đề của đôi môi khô nứt.
- Có thể thoa dầu cây lô hội cho môi
- Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, B2 vì nó rất hữu hiệu cho việc "sửa chữa" đôi môi khô nứt và nuôi dưỡng làn da.