NDXS 2017: “Vua gà” Đông Tảo hé lộ bí quyết hốt gọn 3,5 tỷ đồng/năm
Nghe danh “vua gà” Đông Tảo Lê Quang Thắng (ở xóm Đoàn Kết, xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên), tôi tìm đến cơ sở chăn nuôi của anh để mục sở thị đàn gà trứ danh. Với hầu hết các vật nuôi quý hiếm, giá trị cao chỉ được vài năm sẽ đến thời kỳ rớt giá, nhưng riêng gà Đông Tảo luôn giữ được giá bán cao “ngất ngưởng” suốt 10 năm qua, giúp nhiều nông dân ở đây “hốt bạc”.
Anh Thắng cũng là nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 vừa được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam bình chọn.
“Còn da lông mọc…”
Bước vào gia trại của anh Thắng là lọt vào vườn cây ăn quả xanh mướt, các ô chuồng được bố trí hài hòa dưới tán cây râm mát. Thời trẻ, vợ chồng anh vất vả xoay đủ thứ nghề, kinh doanh buôn bán đều không thành công. Đến năm 2000, vườn táo rộng một sào cho thu hoạch, bán được 1,1 triệu đồng. Số tiền này anh Thắng “dốc” 900.000 đồng mua 10 con gà Đông Tảo thuần chủng từ một cụ ông 80 tuổi trong xã.
Với đàn gà Đông Tảo của mình, hiện mỗi năm anh Thắng có doanh thu tới 3,5 tỷ đồng. Ảnh: Chu Khôi
“Thời điểm ấy, nhiều người bảo tôi là hâm, là rồ bởi những con gà Đông Tảo thuần chủng đem ra chợ bán rẻ cũng chẳng ai mua. Rất ít người biết về giống gà Đông Tảo và chưa có cảm nhận riêng biệt về loại thịt gà này. Tôi tiếp cận một số cụ cao tuổi trong làng, được nghe các cụ kể về giống gà cổ truyền của địa phương xưa dùng để tiến vua, về nỗi lo lắng giống gà đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì không còn ai muốn nuôi. Nghe các cụ nói, tôi nảy sinh ý định nuôi gà Đông Tảo từ đó” – anh Thắng chia sẻ.
“Rước” 10 con gà về, chỉ 2 tháng sau bỗng lăn ra chết hết, không còn một mống. Vợ chồng anh lại vay tiền tiếp tục đi mua gà của một số cụ cao tuổi để gây giống. 3 năm sau nhân đàn lên được 200 con, ở thời điểm đó đã được coi là chăn nuôi lớn. Nhưng năm 2004, dịch cúm gia cầm xảy ra, xóa sổ luôn đàn gà bạc triệu của vợ chồng anh. Họ hàng, người thân đến động viên, và khuyên rằng không nên nuôi nữa. Thất bại, nhưng anh Thắng đọc được bài ca dao: “Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn/Đi vay đi dạm, được một quan tiền/Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái/Về nuôi ba tháng, đẻ ra mười trứng/Một trứng ung, hai trứng ung, ba trứng ung/ Bốn, năm, sáu, bảy trứng ung/ Còn ba trứng nở ra ba con/Con diều tha, con quạ quắp, con mặt cắt xơi/Chớ than phận khó ai ơi! Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
Hiện gia trại chăn nuôi gà Đông Tảo của anh Lê Quang Thắng đạt doanh thu 3,5 tỷ đồng/năm, cho lợi nhuận 1,2 tỷ đồng/năm; tạo công ăn việc làm cho 17 lao động thường xuyên và 23 -28 lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân 4 – 4,5 triệu/người/tháng. Với các thành tích trên, anh Thắng vừa được bình chọn là nông dân Việt Nam xuất sắc 2017.
Cảm nhận câu ca dao “vận” vào mình, anh Thắng thêm quyết tâm gây dựng lại từ đầu, vay mượn tiền người thân để mua hẳn 500 con gà giống Đông Tảo và đầu tư xây chuồng trại. Để khai thông đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi, Thắng ôm gà lặn lội vào miền Nam, đến Sài Gòn, các vùng Đông Nam Bộ và cả ĐBSCL để chào hàng. Đôi chân to khủng, xù xì lạ mắt của gà Đông Tảo đã chinh phục giới thương nhân kinh doanh gà phương Nam. Những đơn hàng từ miền Nam liên tiếp được gửi đến Hưng Yên. Gà nuôi không đủ cung cấp cho các đơn đặt hàng, và gia đình anh Thắng khấm khá từ đó.
Video đang HOT
Vườn gia trại nuôi gà của anh Thắng rộng 4.000m2. Cách thiết kế ở đây không giống các chuồng, trại chăn nuôi gà truyền thống khác, mà cứ như khu biệt thự sinh thái, với những cây bưởi diễn, nhãn lồng trĩu quả che bóng lên các ô chuồng. Hiện tại gia trại có 300 gà bố mẹ Đông Tảo sinh sản và hàng nghìn con gà thương phẩm. Ông Thắng cho hay, gà Đông Tảo sinh sản rất kém, mỗi mái thuần chỉ đẻ được 70 quả trứng trong một năm, tỷ lệ ấp nở chỉ đạt 65%. Gà con thuần 1 ngày tuổi để nhân đàn bố mẹ giá 120.000 đồng/con, gà con dùng để nuôi thương phẩm có giá 60.000 đồng/con. Đối với gà thịt thương phẩm, đạt loại 1 sẽ có giá bán 300.000 đồng/kg; loại 2 bán giá 180.000-200.000 đồng/kg. Những con gà đẹp mã để khách mua chọn làm quà biếu sẽ được trả giá lên tới cả chục triệu đồng.
Thời gian gần đây, được sự quan tâm, hỗ trợ của Sở NNPTNT và Sở KHCN tỉnh Hưng Yên, khoa chăn nuôi Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã đến hỗ trợ gia trại của anh Thắng triển khai mô hình thụ tinh nhân tạo cho gà. Đặc tính của gà Đông tảo là con trống to nặng nề, chân to nhưng ngắn và yếu, nên nhảy mái rất kém. Nuôi bầy đàn thì tỷ lệ cận huyết cao, dễ dẫn đến thoái hóa đàn giống. Chính vì vậy, thụ tinh nhân tạo là giải pháp để nâng cao chất lượng cho giống gà quý. So với tỷ lệ ấp nở thường chỉ đạt khoảng 50%, phương pháp sinh sản vô tính đã giúp tỷ lệ thành công lên đến 70-80%.
Anh Thắng lúc nào cũng mê gà Đông Tảo.
Bí quyết giữ giá bán cao
Trong khi hầu hết các vật nuôi quý hiếm, giá trị cao chỉ được vài năm rồi sẽ đến thời kỳ rớt giá, nhưng riêng gà Đông Tảo luôn giữ được giá bán cao “ngất ngưởng” suốt 10 năm qua, và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Thống kê ước tính ở xã Đông Tảo, mỗi năm có khoảng 700 con gà bán được với giá 10 triệu đồng/con trở lên; gà bán được giá 5 – 10 triệu đồng thì có khoảng 4.000 con; những con phổ thông thương phẩm giá 300.000 đồng/kg (tương đương 1,2 – 1,5 triệu đồng/con) thì mỗi năm cả xã xuất bán 30.000-40.000 con.
Anh Thắng cho hay, giữ được giá cao là bởi giống gà này sinh sản kém, chăn nuôi rất khó nên không thể nhân đàn nhanh. Gà Đông Tảo không biết tự kiếm ăn, vụng ấp trứng, dễ nhiễm bệnh nên chi phí nuôi khá tốn kém.
Theo anh Thắng, chăn nuôi và làm giàu từ gà Đông Tảo điều quan trọng đầu tiên là phải chọn đúng giống gà thuần chủng: Đầu to hình củ tre, dáng thanh thoát, cổ ngắn, mã đẹp. Đặc biệt, gà Đông Tảo giá trị nhất là ở đôi chân: Chân to, vảy xù xì, dọc ống chân có vảy thịt xếp cài gối nhau thẳng hàng, bàn chân tù, dày, ngón chân ngắn… Trong số hàng nghìn con giống chỉ chọn nuôi được khoảng 80-100 con có ngoại hình đạt chuẩn như vậy.
AnhThắng chia sẻ: “Gà Đông Tảo thuần chủng thuộc hàng “vương giả” được trả giá cao thường có 2 dòng: Dòng chân thịt đỏ được người ta ưa chuộng nhất, sau đó đến dòng chân vảy rồng. Trên thị trường hiện nay đang quảng cáo những con gà có chân xù sì nổi đỏ, đó là gà bị nấm chân, tức là mắc bệnh, chứ không phải là bản chất ngoại hình gà Đông Tảo”.
Thành lập hiệp hội giúp dân cùng làm giàu
Từ mô hình nuôi gà vườn của gia đình anh Thắng, những năm gần đây giống gà quý đã được đông đảo người dân tại xã Đông Tảo phát triển chăn nuôi hàng hóa, với 2.200 hộ nuôi. Trong đó, có khoảng trên 50 hộ có thu nhập “khủng” tiền tỷ trở lên. Anh Thắng đứng ra làm đầu mối thu mua gà của bà con trong xã, ký hợp đồng tiêu thụ với nhà hàng lớn ở các thành phố phía Nam. Hàng tháng anh thuê xe vận chuyển hàng vào miền Nam.
Để tạo điều kiện cho những hộ nuôi gà trong vùng trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau tiêu thụ sản phẩm, anh Thắng đã đứng ra thành lập và làm Chủ tịch Hội kinh doanh và nuôi gà Đông Tảo. Từ năm 2015, gà Đông tảo đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, Hội kinh doanh và nuôi gà Đông Tảo được giao quản lý và phân phối nhãn hiệu cho các hội viên. Nhãn hiệu tập thể được Hội quản lý rất chặt. Chỉ những hộ chăn nuôi nào coi trọng quy chế hoạt động, đảm bảo được chất lượng sản phẩm gà mới được cấp nhãn mác.
Tháng 10.2016, Hợp tác xã sản xuất kinh doanh gà Đông Tảo ra đời. Anh Lê Quang Thắng được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc hợp tác xã. Hợp tác xã lo đầu vào cho các hộ xã viên, đứng ra ký hợp đồng với các công ty sản xuất thức ăn, thuốc thú y để đảm bảo thức ăn chất lượng và phù hợp với con gà Đông Tảo. Đồng thời, nhờ mua chung và ký hợp đồng trực tiếp với công ty, nên giá thức ăn giảm so với thị trường 25.000 – 30.000 đồng/bao cám.
Hiện gia trại chăn nuôi gà Đông Tảo của anh Lê Quang Thắng đạt doanh thu 3,5 tỷ đồng/năm, cho lợi nhuận 1,2 tỷ đồng/năm.
Theo Danviet
86 năm Ngày thành lập Hội NDVN: Động viên, tập hợp nông dân làm ăn lớn
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Vũ Văn Tám - Ủy viên Ban Chỉ đạo Chương trình bình chọn và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" 2016 đã có những đánh giá, chia sẻ với Nông Thôn Ngày Nay xung quanh chuỗi những sự kiện lớn nằm trong chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam".
Như ông nói, nông dân giỏi, nông dân xuất sắc góp phần thực hiện thành công tái cơ cấu nông nghiệp. Vậy các bộ, ngành cần làm gì để nhân rộng những điển hình này?
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám tham quan gian hàng trưng bày nông sản thực phẩm an toàn của Tập đoàn TH bên lề buổi lễ ký kết "Cung ứng nông sản thực phẩm an toàn" tại Hà Nội ngày 8.10. Ảnh: Trần Quang
- Điều quan trọng đối với nhà nước, đoàn thể chính trị-xã hội cũng như cơ quan truyền thông là giúp người nông dân nắm được thông tin thị trường, tiếp cận được vật tư đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo chất lượng, giá cạnh tranh để nông dân sản xuất. Bên cạnh đó, chúng ta phải hướng dẫn nông dân quy trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm; tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tổ chức lại sản xuất thông qua các mô hình liên kết sản xuất theo từng khâu, tốt nhất là theo chuỗi giá trị. Đó là các mô hình tổ hợp tác, tổ liên kết, hợp tác xã, doanh nghiệp...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, nông nghiệp Việt Nam, nông dân cần làm gì để có sản phẩm nông sản mang tính cạnh tranh cao?
- Trong hội nhập, nông nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thách thức cũng như cơ hội lớn đan xen với nhau. Trước hết nói về cơ hội, hiện nay Việt Nam đã mở cửa thị trường với nhiều khu vực và thế giới thông qua các Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP, hiệp định ký kết với EU và các hiệp định song phương khác. Ngay trong nội bộ các nước ASEAN, chúng ta cũng đã có những hiệp định về thương mại. Nói tóm lại, thị trường nông sản Việt Nam đã mở cửa thông thương với thị trường thế giới nên nông sản Việt Nam sẽ cạnh tranh với hàng nông sản thế giới ngay trên sân nhà.
Trong nhiều năm qua, T.Ư Hội NDVN thông qua Báo Nông Thôn Ngày Nay đã có rất nhiều sáng kiến về kết nối với các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp để động viên, cổ vũ, hỗ trợ, hợp tác với nông dân, nhất là những nông dân giỏi, nông dân xuất sắc trong việc giới thiệu, quảng bá những địa chỉ, sản phẩm an toàn, chất lượng cao đến người tiêu dùng". Thứ trưởng Vũ Văn Tám
Các bộ ngành cũng đang tham mưu giúp Chính phủ tháo gỡ những cơ chế vướng mắc, khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bên cạnh đó, chúng ta đang có chính sách khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ mới nhất vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ là các tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Đây là cơ hội lớn giúp nông dân tiếp cận thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ tạo ra bước đột phá trong sản xuất...
Để nắm bắt được cơ hội thị trường, theo ông, người nông dân cần thay đổi tư duy như thế nào?
- Trước hết, nông dân chúng ta rất thông minh, linh hoạt, nhất là những nông dân giỏi, "Nông dân Việt Nam xuất sắc". Với tư cách là Ủy viên Ban Chỉ đạo Chương trình bình chọn "Nông dân Việt Nam xuất sắc", tôi nhận thấy, nông dân đã có trách nhiệm cao hơn trong sản xuất đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; có ý chí, nghị lực vươn lên, sáng tạo trong lao động; nhiều người có uy tín và đóng góp rất quan trọng trong đời sống cộng đồng, là tấm gương sáng trong bảo vệ chủ quyền biển đảo, đường biên giới...
Nhưng để thành công, chúng ta cần hướng dẫn, hỗ trợ nông dân liên kết với doanh nghiệp, tổ chức lại sản xuất. Nhà nước sẽ tạo điều kiện tăng cường các hoạt động khuyến nông để hỗ trợ nông dân về quy trình sản xuất cũng như tiếp cận những mô hình sản xuất mới hiệu quả.
Xin cảm ơn ông!
TS Hạ Thúy Hạnh (trái). Ảnh: N.T Nông dân xuất sắc cần hơn nữa vốn, thông tin và thị trường Chương trình "Tự hào Nông dân Việt Nam" mà trọng tâm là hoạt động bình chọn và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" do T.Ư Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp một số bộ, ban, ngành chỉ đạo và Báo Nông Thôn Ngày Nay chủ trì có ý nghĩa rất lớn trong việc khuyến khích nông dân nhanh chóng đổi mới, tiến lên sản xuất lớn, tập trung nhằm tạo ra những sản phẩm hữu ích cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm nay là nguồn khích lệ rất lớn đối với nông dân và cũng là mục tiêu để nông dân cả nước thi đua có nhiều sáng kiến, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu. Trong thời kỳ hội nhập, nông nghiệp Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội để vươn mình phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, có cơ hội cũng sẽ có thách thức, cạnh tranh. Chúng tôi cho rằng, để giúp nông dân hội nhập quốc tế thành công, nhà nước và các bộ, ngành liên quan cần có thêm những chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn tương xứng với những đóng góp của nông dân. Đầu tiên là hỗ trợ nông dân các vấn đề thông tin về chất lượng sản phẩm, các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn đã được công nhận như VietGAP, GlobalGAP. Hay những quy trình sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm an toàn thực phẩm, hiện nay nông dân rất cần cập nhật và phổ biến. Khi chúng ta tuyên truyền mạnh mẽ những thông tin hữu ích đó tới nông dân, họ sẽ thay đổi nhận thức, thay đổi cách làm để tạo ra những sản phẩm chất lượng đủ sức cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu khách hàng quốc tế. Bên cạnh đó, chúng ta cần tuyên truyền, thông tin đến nông dân về các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, các mô hình liên kết hình thành chuỗi sản xuất hàng hóa mang tính chất bền vững có thương hiệu vùng miền cũng như thương hiệu quốc gia... TS Hạ Thúy Hạnh -
Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia. An Nhiên (ghi)
Theo Danviet
Công bố danh sách 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017 Hôm nay, 27.7, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Hồng Lý , Trưởng Ban Tổ chức Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam 2017 đã thông qua danh sách 63 nông dân được bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2017. Theo Ban Tổ chức, tính đến hôm nay, năm nay...