NDXS 2017: Ngồi một chỗ nuôi lợn vẫn trở thành “đại gia 33 tỷ đồng”
Tập tễnh bước vào nghề khi tưởng như cuộc đời đã chấm hết, bằng tất cả ý chí và nghị lực của mình, anh phất lên thành tỷ phú chăn nuôi lợn siêu nạc theo quy trình khép kín ở vùng đất Sơn La.
Người chúng tôi nhắc đến là nông dân Việt Nam xuất sắc 2017 Nguyễn Công Bắc, ở tổ 4, phường Chiềng Sinh (TP.Sơn La, tỉnh Sơn La). Mọi người thường gọi anh bằng cái tên rất thân mật: Anh Bắc “cụt”. “Nếu không gặp tai nạn bất ngờ, không mất một chân, có lẽ tôi không gắn bó, đam mê với nghề nuôi lợn như hiện nay. Tất nhiên cũng khó có được cơ ngơi như bây giờ” – anh Bắc mở đầu câu chuyện.
Yêu lợn như bản thân mình
Dù chỉ còn 1 chân nhưng ý chí làm giàu của anh Bắc không hề suy giảm. Ảnh: V.C
Không bằng lòng với kết quả hiện tại, anh Bắc tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một trại chăn nuôi nữa trên diện tích 42.000m2 với quy mô 12.000 lợn thịt/lứa, 750 lợn nái, giống thuần chủng Yorkshire, Landrace nhập từ Pháp về. Hiện khu trang trại này đang chuẩn bị hoàn công việc xây dựng. Khi trang trại này đi vào hoạt động, anh Bắc sẽ trở thành vua lợn vùng Tây Bắc, chuyên cung cấp lợn giống, lợn thịt chất lượng cao cho cả vùng.
Đang chăm chú vào bản kế hoạch xây dựng thêm trang trại chăn nuôi lợn ở bản Tiến Sơn, xã Hát Lót (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La), thấy khách đến, anh Bắc vội dẹp công việc sang một bên, rót nước mời tôi rồi quay sang ăn vội bát mì tôm đã úp sẵn đang đặt trên bàn uống nước. Năm 2000, anh Bắc rời quê hương ở Thường Tín, Hà Tây (nay là Hà Nội) lên Sơn La lập nghiệp với nghề buôn đường dài. Trong một lần đi nhờ xe ô tô, anh bị tai nạn và cụt mất một chân. “Lúc đó, suy sụp lắm, nghèo khổ tưởng không thể ngóc đầu lên nổi. Mỗi khi nghĩ tới vợ dại, con thơ là nước mắt lại trào ra. Rồi mình nghĩ, là trụ cột gia đình, mình không thể gục ngã được…”.
Sau nhiều đêm trăn trở, tìm nghề phù hợp với hoàn cảnh của mình, anh Bắc đã lựa chọn nuôi lợn nái, lợn thịt. Ban đầu do thiếu vốn, anh chỉ dám mua 10 con lợn nái về nuôi. Khi lợn nái sinh sản, anh để con giống lại nuôi và thường duy trì khoảng 100 con lợn thịt.
“Đã chọn là nghề thì phải chăm chút chúng còn hơn cả bản thân mình” – anh Bắc thổ lộ. Hàng ngày, vợ anh gánh nước vào chuồng còn anh tự tay tắm táp, vuốt ve đàn lợn. “Lợn nó cũng có tình cảm đấy, nếu mình thường xuyên vuốt ve, chiều chuộng chúng thì chúng cũng quý mình và nhanh lớn hơn” – anh Bắc cười hóm hỉnh.
Được vợ và người thân cổ vũ, anh Bắc quyết liều một phen làm ăn cho ra tấm ra món. Năm 2007, anh mạnh dạn vay 800 triệu đồng từ Ngân hàng NNPTNT tỉnh Sơn La, cộng thêm khoản tiền tích cóp, vay mượn anh đầu tư 1,4 tỷ đồng xây dựng chuồng trại và mua 30 con lợn nái, 200 con lợn thịt giống siêu nạc về nuôi.
Nói về đặc tính của giống lợn siêu nạc, anh Bắc cho biết: “Giống lợn này rất kén ăn, khó tính, chỉ ưa môi trường sạch sẽ. Vì vậy, để lợn sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế dịch bệnh xảy ra, ngoài việc thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, xử lý môi trường thông qua hệ thống hầm biogas, thì phải tiêm vaccine cho đàn lợn theo đúng quy trình khoa học”.
Ngồi một chỗ… nuôi lợn
Không còn sức khỏe như những người bình thường, anh Bắc buộc phải tính toán thuê nhân công, lắp camera để đảm bảo luôn chăm sóc tốt đàn lợn. “Cũng may nhờ làm ăn được nên số lợn thịt, lợn nái của tôi tăng lên rất nhanh. Hệ thống chuồng trại vì thế cũng phải mở rộng, nhân công ngày một nhiều hơn” -anh Bắc nói.
Mặc dù đã có công nhân đảm đương mọi việc và có thể theo dõi đàn lợn qua hệ thống camera, nhưng mỗi ngày anh Bắc vẫn trực tiếp thăm, kiểm tra đàn lợn 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. “Nếu không làm vậy, tôi có cảm giác thiếu vắng cái gì đó. Có lẽ, niềm đam mê chăn nuôi lợn đã ngấm quá sâu vào trong tôi. Tôi có thể đứng cả tiếng đồng hồ để quan sát một con lợn đang ăn hay đùa nghịch.” – anh Bắc tâm sự.
Để được “mục sở thị” khu chuồng trại chăn nuôi lợn của anh Bắc, tôi phải sát trùng quần áo, bỏ giày, đi ủng. Chỉ công nhân ở đây mới được phép thường xuyên tiếp xúc với đàn lợn, còn không thì tất cả chỉ quan sát qua các màn hình camera, tránh tiếp xúc với vật nuôi để hạn chế mầm bệnh từ bên ngoài.
Chuồng nuôi lợn thịt của anh Bắc quả thật rất hiện đại, quạt gió thổi vù vù và được chia thành rất nhiều khu, nhiều ngăn: Khu lợn nái, khu lợn thịt, lợn giống… Đàn lợn giống tới cả ngàn con, con nào, con nấy sạch sẽ, béo múp đầu.
Nhận thấy chăn nuôi lợn siêu nạc theo quy trình khép kín cho lợi nhuận cao hơn, năm 2011, anh Bắc mua 17.000m2 đất xây dựng thêm trại chăn nuôi lợn với quy mô 600 lợn nái, 6.000 lợn thịt/năm. Mỗi năm, anh xuất ra thị trường khoảng 700 tấn lợn thịt và từ 8.000 – 10.000 lợn giống, thu từ 30 – 40 tỷ đồng/năm, trừ chi phí còn lãi từ 2,5 – 3 tỷ đồng.
Vì chăn nuôi lợn siêu nạc theo quy trình khép kín nên chất lượng lợn thịt cũng như lợn giống của anh Bắc luôn đảm bảo, được khách hàng tin dùng. “Trước năm 2017, cả lợn thịt, lợn giống của tôi đều không đủ cung ứng cho thị trường. Nhiều khách hàng muốn lấy hàng phải đặt trước. Từ đầu năm 2017 đến hết tháng 6 vừa qua, giá lợn xuống dốc trầm trọng khiến người chăn nuôi điêu đứng nên lượng lợn giống nhà tôi ứ lại, phải để nuôi thịt, bán giá rẻ hơn. Tuy vậy, tôi quyết không bỏ nghề. Thật may là khoảng hơn 1 tuần nay, giá lợn tăng trở lại, tôi cũng xuất bán được một lượng lớn lợn thịt nên cũng vớt vát được phần nào chi phí đầu tư”- anh Bắc nói.
Theo Danviet
Thể lệ bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017"
Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý, Trưởng ban Tổ chức Chương trình bình chọn và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" vừa ký ban hành Thể lệ bình chọn danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017". Báo Nông thôn ngày nay/Danviet trân trọng gửi tới độc giả toàn văn của Thể lệ này.
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Mục đích:
Video đang HOT
- Khẳng định và đề cao vai trò, vị thế của người nông dân Việt Nam trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn đất nước đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
- Phát hiện, tôn vinh, tuyên truyền và nhân rộng những gương nông dân điển hình tiên tiến trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, có những phát minh sáng tạo áp dụng hiệu quả trong sản xuất; tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới và bảo vệ an ninh tổ quốc, chủ quyền quốc gia. Đặc biệt, những nông dân có những đóng góp vì một nền nông nghiệp bền vững: sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nông thôn văn minh hiện đại và bảo vệ môi trường.
2. Yêu cầu:
- (Hoạt động) Việc đề cử, bình chọn Danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc phải được thực hiện khách quan, công khai, trung thực và hiệu quả, tuân thủ đúng Thể lệ bình chọn "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017".
- Hoạt động tôn vinh và trao tặng Danh hiệu nông dân Việt Nam xuất sắc phải được chuẩn bị và tổ chức trang trọng, chu đáo, tiết kiệm và hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG:
- Nông dân Việt Nam không phân biệt thành phần, tôn giáo, dân tộc, trình độ học vấn.
- Không phải là công chức, viên chức nhà nước.
- Không nằm trong Danh sách đạt danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc" các năm 2015, 2016 (Những trường hợp đã đạt Danh hiệu Nông dân VN xuất sắc năm 2013, 2014 có thể đề cử lại nếu vẫn đáp ứng các tiêu chí của Chương trình).
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (phải) và Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Lại Xuân Môn (trái) trao chứng nhận danh hiệu và vòng nguyệt quế cho các "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2016". Anh: Tư liêu
III. TIÊU CHÍ XÉT CHỌN DANH HIỆU:
1. Tiêu chí chung:
- Chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường, dám nghĩ, dám làm, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vốn, lao động, đất đai; Mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; Đi đầu trong việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất thực phẩm sạch gắn với bảo vệ môi trường nông thôn và tích cực vận động mọi người cùng thực hiện.
- Tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.
- Hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, giúp đỡ những hộ nghèo, hộ chính sách, hộ có hoàn cảnh khó khăn ở địa phương vượt qua nghèo khó vươn lên ổn định cuộc sống.
2. Tiêu chí cụ thể:
Nông dân được đề cử "Nông dân Việt Nam xuất sắc" năm 2017 phải đạt ít nhất 2 tiêu chí cụ thể trong số 4 tiêu chí sau đây.
Tiêu chí 1: Nông dân đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp.
Là nông dân đã đạt được danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, giai đoạn 2012-2016, theo Quy định số 944-QĐ/HNDTW ngày 4/9/2014 của Ban Thường vụ Trung ương Hội NDVN về tiêu chuẩn hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp và tổ chức thực hiện; đến nay vẫn đáp ứng được các tiêu chí theo quy định.
Nông dân đạt thành tích xuất sắc một trong năm nhóm sản phẩm được liệt kê dưới đây:
1. Trồng trọt: cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu...
2. Chăn nuôi: gia súc, gia cầm
3. Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản
4. Lâm nghiệp
5. Dịch vụ nông nghiệp.
Doanh thu tối thiểu quy định cụ thể theo vùng như sau:
-Khu vực trung du miền núi phía Bắc: 1,35 tỷ đồng/năm
-Khu vực Đồng bằng sông Hồng: 1,95 tỷ đồng/năm
-Khu vực Bắc Trung bộ: 1,3 tỷ đồng/năm
-Khu vực Duyên hải Nam Trung bộ: 1,6 tỷ đồng/năm
-Khu vực Tây nguyên: 1,65 tỷ đồng/năm
-Khu vực Đông nam bộ: 2,25 tỷ đồng/năm
-Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long: 1,9 tỷ đồng/năm
Thực hiện xét ưu tiên đối với các trường hợp sau:
- Nông dân có thành tích xuất sắc trong sản xuất trực tiếp;
- Nông dân tiêu biểu với các sản phẩm chủ lực/thế mạnh của từng tỉnh/vùng miền;
Tiêu chí 2: Nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới
Đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp biểu dương và trao tặng Danh hiệu trong vòng 5 năm trở lại đây (Kèm theo bản photo Bằng khen, chứng nhận...)
Tiêu chí 3: Nông dân có thành tích xuất sắc trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, chủ quyền quốc gia.
Đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp biểu dương, khen thưởng và trao tặng Danh hiệu trong vòng 5 năm trở lại đây (Kèm theo bản photo Bằng khen, chứng nhận...)
Tiêu chí 4: Có sáng kiến, phát minh mang tính khoa học đã được ứng dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Phát minh đã được cơ quan quản lý hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận (kèm theo Bản chứng nhận photo copy có công chứng);
- Phát minh chưa được cơ quan quản lý hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền công nhận nhưng đáp ứng các điều kiện sau:
Mang lai hiêu qua kinh tê xa hôi cao.
Không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, xã hội và an ninh quôc phòng.
Được áp dụng rộng rãi trong điều kiện thực tế tại Việt Nam.
IV. CÁCH THỨC THỰC HIỆN ĐỀ CỬ, BÌNH CHỌN DANH HIỆU:
1. Cách thức tiến hành Đề cử:
Hội Nông dân các tỉnh/thành phố gửi Danh sách đề cử và Hồ sơ nông dân (theo mẫu) về Ban Tổ chức theo đường bưu điện và qua email.
Mỗi Hội Nông dân tỉnh /thành phố đề cử từ 2-3 nông dân. (Tối thiểu phải 02 nông dân. Nếu đề cử 01 nông dân coi như không hợp lệ).
2.Thời hạn và địa chỉ nhận Hồ sơ đề cử:
- Hồ sơ gửi về Ban Tổ chức Bình chọn chậm nhất trước 17 giờ ngày 10 tháng 6 năm 2017 (theo dấu bưu điện).
- Địa chỉ: Báo Nông thôn Ngày nay, Lô E2 Khu đô thị mới Cầu Giấy, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngoài ra có thể gửi thêm qua email của Ban tổ chức chương trình (nongdanxuatsac@gmail.com).
3. Hồ sơ đề cử gồm:
- Công văn và danh sách đề cử của Hội Nông dân tỉnh, thành phố.
- Hồ sơ của nông dân được đề cử: Báo cáo theo mẫu của Ban Tổ chức, bản sao hoặc photo copy huân chương, bằng khen, giấy chứng nhận, hóa đơn nộp thuế (nếu có).
V. DANH HIỆU VÀ PHẦN THƯỞNG:
Số lượng nông dân được trao Danh hiệu: 63 Nông dân xuất sắc trên toàn quốc.
Cá nhân nông dân đạt Danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017" sẽ được nhận: Bằng chứng nhận Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017; Cup và một phần thưởng bằng tiền mặt từ Ban Tổ chức.
Ban tổ chức cũng sẽ lựa chọn những nông dân xuất sắc tiêu biểu đủ điều kiện đề nghị Nhà nước, Chính phủ khen thưởng. Những nông dân xuất sắc còn lại sẽ được tặng Bằng khen của Trung ương Hội NDVN.
T/M BAN THƯỜNG VỤ
Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý
Đã ký
Theo Danviet
Nông dân xuất sắc kể chuyện tậu xe hơi, cho con du học Mỹ Đó là thổ lộ của nhiều nông dân Việt Nam xuất sắc 2016 khi trao đổi, chia sẻ với phóng viên báo Dân Việt. Nuôi cá thu tiền tỉ mỗi năm Chị Hoàng Thị Chắp, dân tộc Dáy, xã Cốc San huyện Bát Xát, Lào Cai. Là nữ nông dân được tôn vinh lần này, chị Hoàng Thị Chắp, dân tộc Dáy (sinh...