nCoV sống lâu hơn vào mùa thu
Nghiên cứu của đại học Mỹ cho thấy nCoV có thể tồn tại trên các bề mặt lâu hơn trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thấp của mùa thu.
Việc nCoV tồn tại lâu trên các bề mặt vào mùa thu “có nguy cơ làm bùng lên các đợt dịch mới”, nhóm nghiên cứu do giáo sư vi sinh vật học thú y tại Đại học bang Kansas Juergen Richt dẫn đầu, viết trong một báo cáo chưa được bình duyệt được công bố ngày 31/8.
Một phụ nữ tại Jersey City hồi tháng 4. Ảnh: AP.
Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng ở nhiệt độ và độ ẩm thấp, virus có thể tồn tại trên áo khoác của người đi bộ nếu ở ngoài trời trong một tuần và có khả lây nhiễm trong thời gian đó. Trong khi đó, vào mùa hè, tuổi thọ của nó được ước tính là từ một đến ba ngày.
Video đang HOT
Họ tin rằng nCoV cũng sẽ tồn tại lâu hơn trong nhà trong điều kiện lạnh và ít ẩm hơn. Nghiên cứu cho thấy nó có tốc độ phân hủy gần 8 giờ khi bám trên tay nắm cửa bằng thép không gỉ, hoặc gần 10 giờ trên cửa sổ, khoảng gấp đôi thời gian vào mùa hè.
Để thực hiện nghiên cứu, nhóm của Richt đã sử dụng dữ liệu khí hậu từ miền Trung Tây nước Mỹ để tái tạo điều kiện của các mùa trong các phòng an toàn sinh học. Nhiệt độ được kiểm soát ở mức 13 độ C và độ ẩm 66% cho mùa xuân và mùa thu, trong khi mùa hè được giữ ở mức 25 độ C và 70%.
nCoV được bôi lên bề mặt của 12 vật liệu mọi người tiếp xúc hàng ngày, như bìa cứng, bê tông, cao su, găng tay và khẩu trang N95. Mục đích là để tìm hiểu xem khả năng tồn tại của virus có thay đổi theo mùa hay không.
Cộng đồng nghiên cứu trước đó đã hy vọng tốc độ lây lan của nCoV sẽ chậm lại vào mùa hè, tin rằng nó khó tồn tại lâu trong thời tiết nóng. Nhưng viêc dịch bùng phát trở lại ở nhiều nơi, đặc biệt là Mỹ, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 80.000 ca mới mỗi ngày vào cao điểm mùa hè, đã đặt ra câu hỏi liệu có tác động theo mùa thật sự hay không.
Kết quả nghiên cứu “chứng minh rõ ràng virus sống lâu hơn trong điều kiện mùa xuân hoặc mùa thu, không phải mùa hè”, các nhà nghiên cứu viết.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cũng đã cảnh báo nguy cơ tình hình trở nên tồi tệ hơn vào mùa thu. Giám đốc Robert Redfield nhấn mạnh mọi người phải làm 4 điều: đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với nhau, rửa tay và tránh tụ tập đông người. Nếu không làm những điều này, đây có thể là “mùa thu tồi tệ nhất chúng ta từng có, từ góc độ y tế cộng đồng”, ông nói.
Covid-19 xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 25,4 triệu người nhiễm, gần 852.000 người chết và khoảng 17,7 triệu người đã bình phục.
Viện Đức nói có thể có vaccine Covid-19 vào mùa thu
Viện bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Đức dự báo vaccine Covid-19 sẽ được đưa ra vào mùa thu nhưng cảnh báo nó chưa chắc có thể kiềm chế đại dịch.
"Dự báo sơ bộ cho thấy một hoặc vài loại vaccine có thể được đưa ra vào mùa thu năm 2020", Viện Robert Koch hôm nay đăng tuyên bố trên trang web, nói đến nỗ lực toàn cầu để đưa vaccine ra thị trường.
Nhân viên một công ty dược Đức tại phòng thí nghiệm ở Tuebingen hồi tháng ba. Ảnh: Reuters.
"Nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu tin rằng việc tiêm chủng từ mùa thu năm 2020 có thể kiểm soát được đại dịch", họ cảnh báo.
Viện cho biết tác động của bất kỳ loại vaccine nào cũng có thể bị hạn chế do virus biến đổi hoặc do các sản phẩm đầu tiên đưa ra thị trường chỉ cung cấp khả năng miễn dịch ngắn hạn.
Công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức đang hợp tác với hãng dược Pfizer của Mỹ để phát triển vaccine. Họ dự định nộp đơn xin cấp phép hoặc phê duyệt khẩn cấp sớm nhất là vào tháng 10, nếu các thử nghiệm đang diễn ra thành công.
Hôm 11/8, Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép vaccine Covid-19 mặc dù họ chưa hoàn thành giai đoạn thử nghiệm thứ ba với sự tham gia của hàng nghìn người để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả. Vaccine được đặt tên là "Sputnik V", theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới "Sputnik 1" được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957.
Nhiều chuyên gia y tế quốc tế lo ngại Nga hành động quá vội vàng. Tại Tây Âu và Mỹ, các nhà nghiên cứu thường thử nghiệm giai đoạn ba suốt nhiều tháng. Nga hôm nay thông báo lô vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ sẵn sàng trong hai tuần nữa và cho rằng hoài nghi về vaccine này là "vô căn cứ".
Covid-19 xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến 20,6 triệu người nhiễm và gần 748.000 người tử vong. Gần 30 quốc gia tham gia cuộc đua sản xuất vaccine, trong đó có Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, và ít nhất 4 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Chuyên gia: Mỹ có thể kiểm soát đợt bùng phát COVID-19 mới trong vài tuần Tổng y sỹ Jerome Adams cho rằng Mỹ có thể đảo ngược tiến trình và kiểm soát đợt bùng phát COVID-19 trong vài tuần, nếu mọi người tuân thủ các biện pháp chống dịch. "Cùng nhau chúng ta có thể làm được điều này chỉ trong 2 đến 3 tuần nếu mọi người thực hiện tốt phần của mình. Nhiều nghiên cứu cho...