nCoV gây tổn thương chưa từng thấy cho tim
nCoV cắt đứt các sợi cơ tim thành đoạn ngắn, gây rối loạn nhịp tim, để lại nhiều hậu quả lâu dài, theo nghiên cứu mới tại Mỹ.
Hiện tượng này chưa từng quan sát trước đây.
Covid-19 được xác định là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp ngay từ khi mới xuất hiện. Song, nghiên cứu mới do các nhà khoa học Mỹ chứng minh đây có thể được coi là một bệnh tim mạch. Nghiên cứu đăng trên tạp chí bioRxiv hôm 25/8, được truyền thông đưa tin vào tháng 9.
Ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy tác động của Covid-19 tới các hệ cơ quan, trong đó có tim, đường tiêu hóa, thận. Virus gây rối loạn chức năng tim ở 50% bệnh nhân, trong đó có cả bệnh nhân nhẹ, không có tiền sử tim mạch.
Trong nghiên cứu mới dựa trên phương pháp nuôi cấy tế bào, nhóm khoa học từ Viện Gladstone, San Francisco thêm nCoV vào tế bào tim người nuôi cấy tại phòng thí nghiệm. Kết quả khiến nhóm ngạc nhiên. nCoV cắt các sợi cơ dài, giúp duy trì nhịp tim, thành những đoạn ngắn.
Đây không phải lần đầu nhóm chứng kiến các sợi cơ tim bị virus cắt ngắn. Trước đó, hiện tượng tương tự từng được quan sát trong mô tim của bệnh nhân Covid-19 đã tử vong.
Video đang HOT
“Trong giai đoạn đầu nghiên cứu, chúng tôi phát hiện rất nhiều tế bào tim có những biểu hiện kỳ lạ”, Todd McDevitt, điều tra viên cao cấp của nghiên cứu nói. “Những gì chúng tôi quan sát được hoàn toàn bất thường. Trong nhiều năm nghiên cứu tế bào cơ, tôi chưa từng thấy hiện tượng nào tương tự”.
Cơ tim đang bị tấn công bởi nCoV. Ảnh: Gladstone
“Rối loạn tơ cơ khiến các tế bào cơ tim không thể hoạt động bình thường”, Tiến sĩ Bruce Conklin, một điều tra viên cao cấp khác trong nghiên cứu cho biết.
Theo Conklin, thông tin DNA hạt nhân bị thiếu ở rất nhiều tế bào tim bệnh nhân Covid-19. Tức các tế bào này không thể hoạt động bất kỳ chức năng nào một cách bình thường, gây ảnh hưởng tương đương tình trạng chết não.
“Chúng tôi tin hiện tượng này chỉ xảy ra với riêng bệnh nhân Covid-19. Đây có thể là lý do nhiều người nhiễm nCoV bị tổn thương tim kéo dài”, ông giải thích.
Kết quả bổ sung vào các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của Covid-19 tới sức khỏe tim mạch, ngay cả sau khi bệnh nhân đã khỏi một thời gian dài.
Nghiên cứu tại Đức hồi tháng 7 phát hiện khoảng 60% trong 100 bệnh nhân Covid-19 có dấu hiệu viêm tim, 18% gặp các vấn đề tim khác. Hơn 30% phải nhập viện, song không ai có các triệu chứng Covid-19 nghiêm trọng.
Các nhà nghiên cứu cho hay, khác với các cơ quan khác trong cơ thể, tim không có chức năng tái tạo mô. Nếu ai đó nhiễm nCoV, ngay cả khi bệnh nhẹ, vẫn có thể phát triển các vấn đề tim mạch nhiều năm sau đó.
“Phát triển được liệu pháp bảo vệ tim khỏi những tổn thương chúng tôi quan sát được trong nghiên cứu rất quan trọng”, McDevitt nhận định. “Ngay cả khi không thể ngăn nCoV tấn công các tế bào, bạn vẫn có thể cho người bệnh uống thuốc để ngăn chặn những hậu quả tiêu cực này xảy ra khi mắc bệnh”.
3 bệnh nhân Covid-19 cuối cùng xuất viện, Hồ Bắc hoàn thành "7 không"
Ba bệnh nhân Covid-19 cuối cùng ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc đã hồi phục và xuất viện. Tỉnh Hồ Bắc chính thức "sạch bóng" bệnh nhân Covid-19, Hoàn Cầu đưa tin hôm 5.6.
Nghiên cứu vắc xin Covid-19 trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc (ảnh: SCMP)
Theo Hoàn Cầu, 3 bệnh nhân Covid-19 cuối cùng của Hồ Bắc đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính 2 lần trong 24 giờ và được cho xuất viện.
Thông báo mới nhất của Hồ Bắc - tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh ở Trung Quốc - cho hay, đến ngày 5.6, tỉnh này đã ghi nhận 68.135 ca nhiễm Covid-19, trong đó, có 63.623 người đã hồi phục và xuất viện, 4.512 người tử vong do virus.
Tỉnh Hồ Bắc đã chính thức hoàn thành mục tiêu "7 không" vào ngày 5.6: Không có trường hợp nhiễm mới Covid-19, không phát hiện thêm trường hợp nghi nhiễm, không có người tử vong mới do virus, không phát hiện thêm người nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng, không có ca nhiễm virus nhập cảnh, không có người nào đang nhiễm Covid-19 và hiện tại không có trường hợp nghi nghiễm nào.
Ngày 4.6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh vắc xin toàn cầu năm 2020. Ông Lý khẳng định, Trung Quốc đã hợp tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài trong việc phát triển vắc xin ngừa Covid-19 và nhấn mạnh cam kết cung cấp cho cộng đồng toàn cầu vắc xin sau khi điều chế thành công.
Thủ tướng Lý nói thêm rằng, Trung Quốc sẽ đóng góp cho Liên minh vắc xin toàn cầu (GAVI) 20 triệu USD. Trước đó, ông Tập cũng tuyên bố, Trung Quốc sẽ chi 2 tỷ USD hỗ trợ thế giới đối phó với dịch bệnh.
Trung Quốc đã chuyển từ bên thụ hưởng sang nhà tài trợ cho GAVI từ năm 2015.
Theo các chuyên gia phân tích, sau tuyên bố chấm dứt quan hệ với WHO của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Trung Quốc đang từng bước thay thế Mỹ trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới trong phản ứng đối với các vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu.
Tìm ra cách chặn đứng nguyên nhân gây nhiều cái chết ở bệnh nhân Covid-19 Hiểu biết tốt hơn về một trong những tuyến phòng thủ của hệ thống miễn dịch sẽ giúp tăng thêm triển vọng được cứu sống cho bệnh nhân Covid-19. Tờ SCMP hôm 20/5 đưa tin, các nhà nghiên cứu từ Viện nhiễm trùng và miễn dịch Peter Doherty, thuộc Đại học Melbourne (Úc) và Bệnh viện Đại học Nantes (Pháp) phát hiện đại...