nCoV có thể ‘né’ một số loại vaccine và thuốc
Các nhà khoa học phát hiện nCoV có thể trốn tránh một số phương pháp điều trị và ngăn ngừa bằng kháng thể.
Nghiên cứu được đăng tải trên bioRxiv ngày 22/7. Đây là trang web dành riêng cho những công trình chưa được bình duyệt.
Để tiến hành phân tích, các chuyên gia tạo ra loại virus tổng hợp, đột biến, mang gen của nCoV, sau đó để chúng tiếp xúc với các kháng thể chống lại mầm bệnh. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhỏ protein gai bao quanh virus đã thành công lẩn tránh hệ miễn dịch. Số khác thậm chí nhân lên mạnh hơn bên trong tế bào. Nói cách khác, nhóm nhà khoa học đã kích thích đột biến, khiến vài phần của nCoV trở nên “vô hình” trước kháng thể chống lại mầm bệnh.
Điều này cho thấy virus có những cơ chế nhất định để “né” được hệ miễn dịch.
Một tế bào của bệnh nhân (màu xanh) bị nCoV (màu vàng) xâm nhập. Ảnh: NIAID
Các nhà khoa học cho biết cộng đồng không nên quá hoang mang về điều này. Đột biến của protein gai không được gắn vào nCoV thật. Virus trên thực tế cũng có tốc độ thay đổi chậm hơn nhiều so với môi trường phòng thí nghiệm. Song nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển song song nhiều loại vaccine và thuốc có thể tấn công virus theo những cách khác nhau.
“Đây là câu chuyện cũ trong lĩnh vực virus học. Nếu bạn chỉ nhắm vào một mục tiêu, mầm bệnh có thể tìm cách thoát khỏi nó. Lý do tại sao chúng lây lan rất nhanh”, tiến sĩ Sallie Permar, chuyên gia virus, bác sĩ nhi khoa Đại học Duke, nhận định.
Nhiều loại vaccine và thuốc điều trị Covid-19 nhắm vào protein gai – vũ khí mạnh nhất của virus. Không có cấu trúc gai, mầm bệnh không thể xâm nhập cơ thể người. Các liệu pháp dựa trên protein có thể ngăn chặn nhiễm trùng. Đây cũng là chiến lược được nhiều công ty công nghệ sinh học áp dụng.
Video đang HOT
Tuy nhiên virus cũng có cơ chế chung. Khi chúng tự nhân lên, vật liệu di truyền sẽ tạo ra vài thay đổi. Dù hầu hết không đáng kể, nhưng đôi khi nCoV đã đột biến có thể ngụy trang khỏi hệ miễn dịch. Kháng thể không nhận ra phiên bản mới, virus thành công xâm nhập tế bào.
Phát hiện này gợi ra một hướng đi khác cho các nhà phát triển.
Họ có thể trộn các kháng thể đơn dòng với nhau, trong đó mỗi kháng thể tấn công từng loại protein gai của virus, tạo ra liệu pháp mọi mặt. Khi đó, dù nCoV có thay đổi để trốn tránh hệ miễn dịch, các kháng thể vẫn nắm bắt và đặc trị được từng đột biến.
Nhà nghiên cứu của Moderna trong quá trình điều chế vaccine Covid-19, tháng 2. Ảnh: NY Times
Kịch bản trên diễn ra khi nhóm nghiên cứu lặp lại thí nghiệm, lần này để virus tiếp xúc hai kháng thể đơn dòng, thay vì một loại. Kết quả, nCoV không thể chống đỡ cùng lúc nhiều sự tấn công.
Hiện các chuyên gia trộn lẫn nhiều loại kháng thể để thử nghiệm lâm sàng. Nếu quá trình diễn ra suôn sẻ, đây có thể là liệu pháp giúp ngăn ngừa và điều trị Covid-19.
Nghiên cứu đặc biệt có ý nghĩa khi cả thế giới vẫn đang chờ đợi một loại vaccine an toàn và hiệu quả, theo tiến sĩ Akiko Iwasaki, chuyên gia miễn dịch Đại học Yale. Với hỗn hợp kháng thể, các nhà khoa học có thể tạo ra loại vaccine ngăn ngừa nCoV một cách toàn diện.
Tuy nhiên, còn cần thực hiện thêm các thử nghiệm lâm sàng để chứng minh tính khả thi của phương pháp. Hiện chưa rõ miễn dịch đối với Covid-19 có thể duy trì sự bảo vệ trong bao lâu. Phát triển hỗn hợp gồm toàn kháng thể đơn dòng cũng là một “canh bạc” về vấn đề an toàn.
Con người có thể không có miễn dịch với Covid-19
Cơ thể con người có thể không bao giờ có cơ chế miễn dịch bền vững với virus gây bệnh Covid-19, một nghiên cứu về kháng thể của các nhà khoa Mỹ và Trung Quốc cho biết.
Giới khoa học cho rằng vẫn còn nhiều điều chưa biết về virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: EPA)
Kết luận trên được đưa ra dựa vào kết quả nghiên cứu liệu các nhân viên y tế ở tâm dịch Vũ Hán (Trung Quốc) trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 ở giai đoạn đầu của dịch có kháng thể hay không.
Ít nhất 1/4 trong số hơn 23.000 mẫu xét nghiệm từ các nhân viên y tế ở đây cho thấy họ vẫn lây nhiễm virus ở một số giai đoạn nhất định. Chỉ 4% trong số đó có hình thành kháng thể tính đến tháng 4/2020.
"Con người dường như không tạo ra được các kháng thể có khả năng bảo vệ lâu dài chống lại loại virus này", các nhà nghiên cứu cho biết trong một bài viết đăng trên trang web medRxiv.org ngày 16/6.
Thế giới đã có những nỗ lực ứng phó đại dịch Covid-19 với hy vọng rằng những người đã mắc Covid-19 thì cơ thể sẽ sản xuất ra kháng thể để họ không bị tái nhiễm. Trong những nỗ lực này có việc một số nước cân nhắc phát hành "giấy chứng nhận miễn dịch", hay giới khoa học nghiên cứu phát triển hơn 100 loại vắc xin, các bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 được khuyến khích hiến máu để hỗ trợ việc điều trị cho các bệnh nhân khác và cho việc thử nghiệm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của các nhà khoa học ở Vũ Hán chỉ ra rằng, không phải ai đã mắc Covid-19 đều có thể tạo ra kháng thể hay tạo ra những kháng thể tồn tại lâu dài.
Kháng thể là các phân tử được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để liên kết với các protein tăng đột biến của virus, ngăn nó lây nhiễm vào các tế bào. Một số kháng thể như immunoglobulin G hay IgG có thể tồn tại trong hệ thống miễn dịch một thời gian dài. Kháng thể này được tìm thấy ở các bệnh nhân mắc hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) 12 năm sau khi họ nhiễm bệnh.
Các nhân viên y tế ở Vũ Hán. (Ảnh: Reuter)
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Bệnh viện Zhongnan, Đại học Vũ Hán và các chuyên gia đến từ Đại học Texas (Mỹ) được thực hiện với các mẫu xét nghiệm của nhân viên y tế, nhân viên bệnh viện tại Vũ Hán. Kết quả cho thấy, 4% nhân viên y tế và 4,6% nhân viên bệnh viện có kháng thể IgG. Nghiên cứu trước đó cho thấy khoảng 2,5% nhân viên bệnh viện ở Vũ Hán mắc Covid-19, nhưng tỷ lệ thực tế có thể lên 25% vì thời gian đầu bùng phát dịch khi chưa khẳng định virus SARS-Cov-2 lây từ người sang người, nhiều nhân viên y tế thậm chí không đeo khẩu trang và quần áo bảo hộ khi điều trị cho bệnh nhân. "Họ nhiễm SARS-Cov-2 và chiến đấu với virus bằng chính hệ thống miễn dịch", các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các bệnh nhân có triệu chứng rõ ràng thì có xu hướng tạo ra nhiều kháng thể hơn. Tuy nhiên, hơn 10% bệnh nhân Covid-19 theo khảo sát của họ có thể mất đi sự bảo vệ của kháng thể đó sau khoảng 1 tháng.
"Những phát hiện này có ý nghĩa quan trọng với quan điểm về miễn dịch cộng đồng, với các phương pháp điều trị dựa vào kháng thể cũng như các chiến lược y tế cộng đồng và phát triển vắc xin", các nhà khoa học nhấn mạnh.
Họ cũng lưu ý rằng, các xét nghiệm kháng thể có thể là chưa đủ để xác định ai đó đã mắc Covid-19 hay chưa, sự tồn tại của các kháng thể như IgG có thể không tạo ra miễn dịch sau này. "Ý tưởng về giấy chứng nhận miễn dịch cho bệnh nhân Covid-19 là không phù hợp", Wang Xinhuan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của bệnh viện Zhongnan, Đại học Vũ Hán, nói.
Một nghiên cứu khác của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh chỉ ra rằng bệnh nhân Covid-19 càng tạo nhiều kháng thể thì tình trạng càng tồi tệ hơn. Thậm chí, bệnh nhân có nhiều kháng thể nhất theo nghiên cứu của họ đã tử vong.
Tuy nhiên, ông Wu Yingsong, giám đốc trung tâm nghiên cứu công nghệ kháng thể tại Đại học Y miền Nam ở Quảng Châu, Trung Quốc cho rằng, chưa thể khẳng định được độ tin cậy của nghiên cứu bởi các xét nghiệm kháng thể vẫn có thể cho kết quả không chính xác. "Còn rất nhiều điều cơ bản về loại virus này mà chúng ta chưa biết", ông nói.
Singapore thử nghiệm lâm sàng trên người kháng thể điều trị COVID-19 Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tuần tới, đao quôc nay sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người kháng thể TY027 do công ty công nghệ sinh học Tychan có trụ sở tại Singapore sản xuất để điều trị bênh viêm đương hô hâp câp COVID-19. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho một lao động nhập cư...