Nảy lửa cướp chiếu thiêng
Khi các cụ cao tuổi làm lễ trong đình, bên ngoài các thanh niên chia làm nhiều phe đang rất phấn khích chuẩn bị rước Bụt đi tắm rồi trát bùn cho Bụt. Sau đó Bụt được chùm chiếu thiêng có bó mạ non trên đỉnh. Tương truyền ai lấy được chiếc chiếu này sẽ sinh được con trai thông minh và tài giỏi.
Lễ hội “đúc Bụt” tại thôn Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) tái hiện câu chuyện nữ tướng Ngọc Kinh dạy nghề tứ dân chi nghiệp (sĩ – nông – công – cổ) cho dân làng, nuôi ý chí chiến đấu với giặc Hán xâm lược dưới ngọn cờ của Hai Bà Trưng.
Hội đúc Bụt mở vào ngày mùng Tám tháng Giêng hàng năm, bắt đầu là đầy đủ các thủ tục tế lễ theo truyền thống bao gồm các bậc cao tuổi ở đình làng Phù Liễn.
Ông chủ tế kính cẩn dâng lễ vào ban thờ trong đình làng. Ngoài ra khi tham gia trò diễn còn có 3 thanh niên đóng giả Bụt, người đúc Bụt, ông giáo…
Khi các cụ cao tuổi làm lễ trong đình thì bên ngoài các thanh niên chia làm nhiều phe đang rất phấn khích chuẩn bị rước Bụt đi tắm rồi trát bùn cho Bụt.
3 ông Bụt là 3 thanh niên khỏe mạnh, chưa vợ, sống gương mẫu được rước ra giếng thiêng để được tắm sạch sẽ trước khi trát bùn lên người.
Lúc này không khí vô cùng sôi động, hàng trăm thanh niên đi hộ tống 3 ông Bụt đi ra đồng trát bùn và chùm chiếu thiêng có bó mạ non trên đỉnh. Tương truyền ai lấy được chiếc chiếu này sẽ sinh được con trai thông minh và tài giỏi.
Một bể chứa bùn được xây giữa cánh đồng làng, đây là nơi chứa bùn sạch để trát lên người Bụt trước khi rước về đình làng diễn trò.
Video đang HOT
Dân làng chùm lên người Bụt một chiếu cói với trên đỉnh chóp là bó mạ, đây là chiếu giữa – chiếu quan quan trọng nhất – nó cũng là lí do để mọi người chờ đợi đến cuối lễ hội trong màn cướp chiếu cầu con trai.
Không khí có vẻ rất căng thẳng khi 3 ông Bụt được chùm chiếu trên đường rước về sân đình, hàng trăm người luôn tìm cơ hội tiếp cận thật sát ông Bụt để khi được phép là có thể cướp chiếu ngay.
3 ông Bụt đã về đến sân đình, cảnh náo loạn đã xảy ra.
Trò diễn sĩ – nông – công – cổ quay vòng tròng liên tục trong sân đình theo nguyên tắc ngược chiều kim đồng hồ, trong khi đó 3 ông Bụt đã bị dân làng vây kín không nhìn thấy đâu. Đây là thời điểm cao trào nhất bởi sau các nghi lễ cuối cùng việc cướp chiếu cầu con trai sẽ diễn ra ngay lập tức.
Một nhóm thanh niên đã cướp vừa cướp được chiếc chiếu giữa chạy thục mạng để thoát nhanh ra khỏi đình làng, đây cũng là lúc kết thúc phần lễ chính của hội. Theo người dân Phù Liễn, nhiều gia đình đã bỏ tiền ra thuê rất nhiều thanh niên cướp chiếu giữa với hi vọng sẽ sinh quí tử.
Chiếc chiếu nào may mắn thì còn nguyên hình, nếu không chỉ còn là những sợi cói xanh đỏ bởi hàng trăm người cố gắng lao vào chỉ để lấy được một vài cọng may mắn.
Một người vừa từ đình làng đi về sau màn cướp chiếu, anh này đã rất nỗ lực để có được chút may mắn nhưng không thành công dù đã bị xước xát trong khi tranh cướp.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Hình ảnh toa tàu điện ngầm đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh
Mô hình đầu tàu điện ngầm (metro) tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên (TP HCM) đã được chọn lựa. Chủ đầu tư sẽ mở cửa cho người dân tham quan toa tàu để đóng góp ý kiến về kiểu dáng, màu sắc...
Ngày 25/2, trao đổi với PV Dân trí, ông Bùi Xuân Cường - Trưởng Ban quản lý Đường sắt đô thị TPHCM (ĐSĐT) - cho biết, tuyến metro số 1 có ý nghĩa quan trong vì là phương tiện vận tải hành khách công cộng hiện đại đầu tiên ở TPHCM. Vì vậy Ban quản lý ĐSĐT TPHCM rất cầu thị, thận trọng trong việc lựa chọn màu sắc, kiểu dáng... đoàn tàu metro tuyến số 1. BQL sẽ mời người dân, các nhà khoa học cũng như nhiều thành phần nhân dân khác đến tham quan, đóng góp ý kiến, từ đó tổng hợp ý kiến, nghiên cứu đề xuất nhà chế tạo theo yêu cầu.
Mô hình tàu điện ngầm tuyến metro số 1 đang được trưng bày tại công trường ở quận 9 - TPHCM.
Hiện mô hình tàu điện ngầm tuyến metro số 1 (có kích thước, nội thất, cabin... như thật) đang được trưng bày tại công trường ở quận 9.
Theo lãnh đạo Ban quản lý ĐSĐT, mô hình đầu tàu điện ngầm tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên đã được chọn lựa có thiết kế ngoại thất thể hiện thành công hình ảnh tiên tiến của đoàn tàu metro đầu tiên tại Việt Nam; phần đầu bo tròn về phía dưới làm nổi bật hình dáng 3D; đường cong lớn hơn được thêm vào phần đèn... tạo một cái nhìn sắc nét về tính hài hòa, năng động của đoàn tàu.
Ông Bùi Xuân Cường - Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị TPHCM (bìa phải) đang thông tin chi tiết về hệ thống trang thiết bị trong toa xe.
Lý giải về màu xanh da trời được chọn, Ban quản lý ĐSĐT cho biết màu sắc này thể hiện một vẻ ngoài tươi trẻ, mạnh mẽ và dễ chịu trong điều kiện môi trường của Việt Nam.
Ở phía trước và bên hông tàu, logo có dòng chữ "Tuyến đường sắt Đô thị số 1 TPHCM", trong đó logo "01" có ý nghĩa thông báo "tuyến số 1" rõ ràng cho hành khách biết về số tuyến của đoàn tàu (trong tương lai TPHCM sẽ có nhiều tuyến tàu metro khác).
Theo Ban quản lý ĐSĐT, ở giai đoạn 1, mỗi đoàn tàu sẽ có 3 toa và vận chuyển hơn 900 hành khách (khoảng 50 hành khách ngồi, 270 hành khách đứng/toa); vận tốc khai thác 110km/h (đoạn trên cao) và 80km/h (đoạn ngầm).
Mỗi bên thành toa xe có 4 bộ cửa (loại 2 cánh) để hành khách lên, xuống. Giữa 2 toa xe sẽ có lối thông qua nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách. Cabin (buồng lái) được bố trí ở 2 đầu của đoàn tàu cò chiều rộng bằng chiều rộng toa xe và kín hoàn toàn.
Ghế ngồi của hành khách lắp đặt dọc theo thành xe được chế tạo bằng nhựa gia cường sợi thủy tinh (FRP); tay vịn và móc nắm được lắp đặt trong toa xe để đảm bảo an toàn cho hành khách. Đặc biệt toa xe có đầy đủ vị trí, thiết bị hỗ trợ cho hành khách là người khuyết tật.
Dự kiến đầu tháng 3/2015 người dân sẽ được tham quan mô hình và thời gian mở cửa tham quan kéo dài trong ba tháng, sau đó Ban quản lý đường sắt đô thị TP sẽ tổng hợp ý kiến, tiếp thu và đề xuất nhà chế tạo theo yêu cầu.
Dự án xây dựng tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên có tổng chiều dài 19,7km, trong đó có 2,9km đi ngầm và 17,1km đi trên cao. Tổng mức đầu tư dự án là 236,6 tỉ yen Nhật (khoảng 2,4 tỉ USD). Theo kế hoạch, công trình sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2019 và đưa vào vận hành năm 2020.
Một số hình ảnh mô hình đầu tàu điện ngầm tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên:
Cửa lên xuống toa tàu điện ngầm.
Vũ Lê
Theo Dantri
Người dân bản Chu Va qua cầu treo mặt gỗ mục nát Từ ngày cầu treo Chu Va 6 bị sập, người dân hai bản Chu Va 6, Chu Va 8 phải di chuyển qua cây cầu treo cũ. Mặt cầu được làm bằng cây, ván gỗ nhưng đã khô mục. Một năm sau thảm họa sập cầu Chu Va 6, xã Sơn Bình (Tam Đường, Lai Châu), người dân nơi đây vẫn chưa thể...