Này cánh đàn ông, các anh đã làm đúng vai trò của mình chưa?
Đàn bà mang thai 9 tháng 10 ngày, 40 tuần vất vả, 40 tuần chịu đựng một mình mà đứa con sinh ra cứ nghiễm nhiên mang họ bố, cứ mặc định là thờ cúng nhà nội là sao?
Mang thai mấy tháng đầu thì lo lắng biết bao nhiêu thứ, vừa mừng vừa lo. Nghiên cứu sách báo, search nát cái google từng thứ nên ăn không nên ăn, từng sự phát triển qua từng tuần của con. Đàn ông được mấy ông làm đc thế? Bầu bí là bắt đầu nghén ngẩm, cái cảm giác ngửi thấy cái mùi cũng buồn nôn, ăn vào mồm 2 trước thì 2 sau đã nằm gọn trong bồn cầu. Rồi lại cố ăn vì sợ không ăn thì con nó lấy gì mà lớn. Ăn uống nó cũng như cái cực hình ý.
Rồi lúc đi siêu âm! Tâm lý lắm, lo lắng đủ thứ, nhìn mặt bác sĩ xem thái độ như nào. Bác sĩ chưa kịp nói gì đã hỏi: “con em bình thường chứ ạ, nó có bé không ạ”. Nói thì bảo gở mồm chứ chỉ mong con phát triển bình thường, đầy đủ. Lo toàn thứ không đâu , nghiên cứu cho nhiều thì lại càng lo nhiều. Rồi bầu to dần lên, chèn ép đủ các bộ phận. Đêm nhiều khi đi vệ sinh đến 3 đến 4 lần.
Đau xương sườn, đau lưng, đau ngực, đau phổi, đau xương mu, chân đứng lâu một tí thì nhói nhói râm ran khó chịu. Tử cung to lên thì chèn đủ các thể loại dây chằng làm mẹ cứ đau nhói đến đau âm ỉ từng bộ phận một. Nằm ngửa thì không thở được, nằm nghiêng thì phải chọn cho đúng tư thế để Bạn và 315 người bạn khác thích nội dung này
. Đêm nhiều khi 3 đến 4 giờ sáng vẫn chẳng ngủ được vì đau đủ thứ trên người, còn chồng thì vẫn có thể ngủ ngon lành. Ơ kìa, rõ ràng bao nhiêu đau đớn là đàn bà chúng tôi chịu hết mà! Có nói với chồng là: “Chồng ơi vợ đau nọ đau kia”. Thì may ra cũng chỉ nhận được vài câu : “thương vợ thương vợ”. Chưa kể nhiều thằng cục súc còn cằn nhằn: “kêu gì kêu lắm thế, chắc chỉ một mình cô mang bầu”. Ờ đm, bầu đi rồi thấm.
Bầu đi mới thấm được hiểu chưa. Rồi đến lúc đi siêu âm về, con bé hay con bị sao thì cả nội cả ngoại cả chồng sẽ cứ dồn hết lên con mẹ. Nào là : “ăn uống không cẩn thận để con bé”, nào là “thức khuya cho lắm vào để con bé”. Chả có con mẹ nào muốn con mình bé cả, ok? Cái gì cũng dồn lên con mẹ nhưng thử hỏi có ai nghĩ xem tâm trạng người mẹ như nào không? Mẹ có bị stress hay trầm cảm trước khi sinh không?
Video đang HOT
Mẹ có hay khóc hay tủi thân không? Đâu cứ phải chỉ có mỗi chuyện ăn ngủ ảnh hưởng đến đứa bé đâu. Lúc bầu bí tâm lý thay đổi, nhiều khi chỉ là chuyện rất nhỏ cũng khóc lóc suy nghĩ tiêu cực rồi. Đàn bà nói cho cùng thiệt thòi lắm, lúc bầu bí còn tủi thân gấp nhiều lần. Cơ thể béo ra, bụng rạn, đùi rạn, ngực rạn, xấu xí. Tự nhìn vào gương tự chả muốn nhìn bản thân mình. Biết là béo, biết là xấu nhưng vì con vẫn dám hy sinh hết. Ăn thật tốt , không mĩ phẩm, không làm đẹp , không ăn không uống bất cứ cái gì làm ảnh hưởng đến con mặc dù thèm đến không ngủ được, nhìn bụng rạn bụng to cũng ngán ngẩm nhưng con tăng cần đều là thấy may mắn lắm rồi! Đấy, đàn ông các anh góp được cái gì vào sự phát triển của đứa bé?
Xời, đừng nói không có tôi thì không có con – ngân hàng tinh trùng đầy ra đấy, ok? Các anh chỉ có thể giúp vợ một việc duy nhất là quan tâm, an ủi, chăm sóc vợ thôi. Để vợ không phải buồn, không phải tủi đã là tốt lắm rồi. Đi đâu, làm gì thì nghĩ đến vợ con đừng để con bầu phải chờ cơm hay ngóng chồng về. Về đến nhà hỏi han quan tâm 2 mẹ con tí là chúng tôi yên lòng rồi. Mấy chuyện đơn giản đó mà các anh không làm được thì có tư cách gì làm Bố. lấy được chồng biết yêu thương biết nghĩ cho vợ con thì coi như an ủi được phần nào.
Các anh có vác cái bụng bầu hộ được đâu, có biết cảm giác đau chỗ nọ chỗ kia không lật được người đâu, có bao giờ bỏ thời gian ra để nghiên cứu tất cả các thông tin về phụ nữ khi mang thai và sự phát triển của đứa bé mặc dù trong tay vẫn là cái smartphone luôn có sẵn google! Đến việc con các anh đẻ ra sẽ dài bao nhiêu cm tôi cũng dám chắc chả mấy anh tìm hiểu. Cũng chẳng bao giờ biết đến những cái bệnh như Tiền sản giật hay tiểu đường thai kì là gì? Có những người thai kì diễn ra rất nhẹ nhàng khoẻ mạnh nhưng cũng có những chị em phải nằm trong bệnh viện theo dõi từng nhịp tim của con, huyết áp của mẹ, tiểu ra đạm gây suy thận nguy hiểm cả tính mạng.
Cũng có người cả thời gian bầu bí nằm treo chân để giữ em bé ngoan ngoãn trong bụng? Mấy anh tìm hiểu những điều đó để thương để lo cho vợ mình? Các anh lại càng chẳng thể thay vợ đi đẻ. Người ta nói : “chửa cửa mả “. Người phụ nữ khi sinh đẻ cũng nguy hiểm đến tính mạng để sinh ra đứa bé chứ đâu phải con các anh tự biết chui ra được? Phụ nữ đánh cược cả tính mạng, hy sinh cả sức khoẻ nhan sắc, 1 phần tuổi trẻ để sinh ra 1 đứa con. Không đối xử tốt với cô ấy thì anh định đối xử tốt với ai? Nói cho cùng tôi vẫn không hiểu sao chịu đựng tất cả thiệt thòi, đau đớn, rồi đứa con mình sinh ra vẫn không mang họ mình?
Các em các bạn và các chị chưa chồng con thì nói hay thôi ạ. Chưa trải qua thì chưa thấm. Hên xui lấy đc chồng tốt thì bầu bí sinh nở còn được đỡ đần an ủi. Còn không thì hờn tủi chứ chẳng phải cứ nghĩ : “Ôi zào , tao làm mẹ đơn thân”. Chả con nào thích làm mẹ đơn thân đâu trừ khi tình huống bất khả kháng. Chứ cứ đang và đã mang bầu mới hiểu đc. Mang trong mình 1 đứa bé chẳng phải chuyện dễ dàng đâu. Giữ gìn đứa bé khoẻ mạnh trong bụng mẹ cũng là bao nhiêu lo lắng vất vả của người mẹ.
Nên chồng ơi , anh cứ lệch sóng em đi! Ngày nào cũng nhìn bụng vợ , tâm sự với con : – Bố khổ lắm. Ừ. Bố biết rồi. Mẹ mày quái thai lắm. Bố khổ lắm con ạ! Thì phải chịu khổ, chịu bị hành 1 tí thì tôi còn cảm thấy được an ủi khi con tôi mang họ của anh , nhá! Tôi không bao giờ phủ nhận sự quan trọng của người Bố. Tôi chỉ viết ra để đàn ông có cái nhìn cảm thông cho người vợ thôi.
Con có khoẻ không , sau này tính cách con ra sao phụ thuộc vào sức khoẻ và tâm trạng mẹ lúc này. Mà người quan trọng tác động đến mẹ nhất chính là Người Bố. Đừng để vợ mình buồn tủi hay không chăm sóc vợ để làm ảnh hưởng đến con. Thế đã được coi là anh hoàn thành trách nhiệm của 1 người Cha rồi.
ST
Ngôi mộ kỳ lạ ai đi ngang qua cũng phải... ném đá
Ở thôn Cầu Lốc, xã Nam Quan (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) có một ngôi mộ rất lạ, người dân gọi là mộ đá, được thờ cúng cẩn thận. Đặc biệt, hễ ai đi ngang qua cũng phải ném đất đá, tiền lẻ, bánh kẹo lên mộ.
Ngôi mộ đá
Huyền thoại kho báu dưới mộ đá
Ngoài phong tục độc đáo như đã nói ở trên, mộ đá ở Cầu Lốc còn chứa đựng câu chuyện khá huyền bí liên quan đến kho báu dưới ngôi mộ.
Theo đó, trước năm 1970, khu vực Cầu Lốc có nhiều người Hoa sinh sống lập nghiệp. Họ chuyên khai thác khoáng sản và tích trữ được một lượng vàng bạc đá quý lớn. Năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới, những người này bỏ đi, để lại khối tài sản lớn ở Cầu Lốc.
Trước khi đi, họ đem số vàng bạc chôn dưới khu vực ngôi mộ đá vì biết rằng mộ này thiêng liêng, không người dân nào dám đào phá. Để làm được điều này, họ đào hầm sâu đến gần phía dưới mộ đá, chôn tài sản dưới đó rồi lấp lại đường hầm.
Theo người dân địa phương, khoảng năm 1996 - 1997, một số người lạ mặt đã tìm đến đào bới khu vực mộ đá. Những người này được nghi là hậu duệ của người chôn kho báu, nay theo di chúc cha ông tìm đến khai quật kho báu.
Người dân đồn rằng họ moi lên được hai chiếc chum đựng kim loại quý nặng khoảng 20kg ở gần khu vực mộ đá. Khi người dân phát hiện nhóm người lạ quật mộ đã lập kế hoạch ngăn chặn. Nhưng khi người dân tập trung lại thì nhóm người kia đã ra đi biệt tích.
Nói về "kho báu" trên núi Kéo Cụt, ông Hoàng Văn Hưu, Trưởng thôn Cầu Lốc cho biết: "Mộ đá trên núi là có thật, người dân vẫn thường xuyên ném đá, đất hoặc để tiền lẻ vào đó. Việc có kim loại quý được chôn dưới đó hay không thì chưa thể khẳng định, vì đó là chuyện đã xảy ra lâu rồi, chỉ còn truyền lại trong nhân dân, không có cơ sở khẳng định".
Cũng theo vị trưởng thôn, phong tục thờ mộ đá Kéo Cụt và ném đất đá vào mộ là nét đẹp văn hóa riêng của người dân thôn Cầu Lốc. Phong tục này có từ lâu đời, không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của bà con.
Nhân dân cũng không xây dựng mộ đá kiên cố vì việc đó có thể sẽ làm mất đi phong tục dân đã tốt đẹp. "Nếu người dân tổ chức các nghi lễ phi văn hóa, mang nặng tính mê tín dị đoan liên quan đến mộ đá thì chúng tôi sẽ có biện pháp tuyên truyền, ngăn chặn", vị trưởng thôn nói thêm.
Theo Báo Pháp luật
Có được lập di chúc có điều kiện không? Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác. Pháp luật thừa nhận và bảo hộ quyền lập di chúc của người để lại tài sản. Hỏi: Tôi lập di chúc với nội dung như sau: tài sản để lại cho con, riêng căn nhà thì để con tôi rồi đến đời...