Này các ông chồng! Khi vợ các anh sinh con hãy quan tâm cô ấy! Đừng để mọi thứ quá muộn…
Nhiều ông chồng khi vợ sinh, thay vì quan tâm, yêu thương vợ mình hơn, thì họ lại vùi đầu vào điện thoại và lăn ra ngủ mỗi khi về nhà mà không biết rằng, vợ mình đang trong trạng thái khủng hoảng tinh thần.
Khoảng thời gian sau khi vợ tôi sinh, tôi đã không quan tâm cô ấy nhiều hơn… cho đến khi tất cả đã quá muộn
Đã hơn 100 ngày trôi qua mà tôi vẫn chưa hết bàng hoàng về cái chết của vợ. Ai cũng nói vợ tôi sai nhưng tôi thấy chính chúng tôi đã đẩy cô ấy vào tuyệt vọng. Ngày hôm đó, khi đang đi làm, tôi nhận được điện thoại của má. Bà lắp bắp bảo tôi về nhà ngay. Nghe giọng má, biết có chuyện không hay, tôi về luôn. Trên suốt quãng đường đi, tôi cố gọi cho vợ để hỏi chuyện gì đã xảy ra nhưng cô không bắt máy.
Về đến đầu ngõ, tôi nghe tiếng khóc vọng ra từ nhà mình. Rất đông người. Tôi chạy sộc vào nhà, thấy trên giường có người phụ nữ nằm đắp chăn, trên mặt có tờ giấy trắng che đi. Má tôi nước mắt đầm đìa, níu tay tôi nấc lên: “Con Lan chết rồi”.
Vợ tôi tự tử, uống thuốc diệt cỏ, đi cấp cứu mà không kịp. Sự việc này khiến cả nhà tôi bị sốc. Vợ chồng tôi vốn sống hạnh phúc, Lan mới sinh con đầu lòng được 7 tháng. Tôi không rượu chè, cờ bạc, gái gú, thương vợ thương con. Không một ai hiểu vì sao Lan lại làm như vậy. Bác hàng xóm nói hồi sáng vẫn còn gặp vợ tôi đi chợ, bác còn đứng nói chuyện với Lan, hỏi han đủ điều, đến chiều thì nghe tin dữ.
Vợ tự nhiên tự tử, tôi rất giận, thấy cô quá vô trách nhiệm. Chuyện gì cũng có thể giải quyết, tại sao lại chọn cách đó. Không nói gì với chồng, không lo gì cho đứa con còn chưa dứt sữa, cứ vậy mà tìm đến cái chết, tôi không hiểu Lan nghĩ gì.
Sự việc xảy ra đột ngột, tôi vừa sốc, vừa giận, vừa bực tức nên không có tâm trí đâu mà chăm con. Trong đầu tôi lúc nào cũng lảng vảng câu hỏi: Vì sao Lan tự tử? Cô đau khổ điều gì? Điều gì khiến cô tuyệt vọng đến mức chọn cái chết để giải thoát?
Tôi khóa phòng ngủ của hai vợ chồng và chuyển sang ở phòng khác. Tháng trước, tôi mới đủ bình tĩnh để quay lại đó và dọn dẹp. Quần áo, đồ đạc của vợ đã mang đi thiêu, hầu như không còn lại gì. Tuy nhiên, khi dọn giường, tôi phát hiện ra 3 quyển nhật kí của vợ giấu dưới đệm.
Video đang HOT
Theo ngày tháng ghi trong đó thì Lan bắt đầu viết nhật kí khi con được hai tháng tuổi. Hầu như ngày nào Lan cũng viết, cảm nhận, suy nghĩ và mong muốn. Vợ tôi bị khủng hoảng tinh thần rất lớn nhưng “tôi nói chồng không tin, tôi không biết phải tâm sự với ai”.
Đã có lần vợ nói với tôi về việc cô có thể bị trầm cảm nhưng tôi không mấy chú ý, vợ tôi đâu có thiếu thứ gì, con cái ông bà cũng giúp chăm sóc cho, chồng thì yêu thương, tiền nong không phải lo thì làm sao lại bị trầm cảm được? Nhưng đọc nhật kí, tôi mới hiểu những gì vợ mình đã trải qua.
“7h tối chồng về nhà. Anh chỉ nói với mình một câu rồi vào ôm con. Ăn uống, tắm rửa xong, chồng chơi với con một chút rồi chơi game trên điện thoại. Cứ vậy đi ngủ lúc nào không biết. Chẳng bao giờ thấy hỏi vợ được một câu….”
“Hôm nay sinh nhật mình nhưng chồng không nhớ. Mình đã đợi đến tận cuối ngày nhưng anh vẫn chơi game rồi đi ngủ như mọi khi…”
“Mẹ quát mình suốt vì cu Bon mãi không tăng cân, còn hay ốm vặt. Mình xin về ngoại vài hôm nhưng bà không đồng ý còn nói những từ rất khó nghe…”
Từng dòng chữ Lan viết khiến tôi run lên vì sợ, vì buồn và vì có lỗi. Cả đêm hôm đó, tôi thức trắng đọc hết cả ba quyển nhật ký. Vào buổi sáng xảy ra chuyện, Lan và má đã cãi nhau. Lan có hẹn với người bạn cũ nên sau khi cho con ăn xong, vợ tôi xin má ra ngoài 1 tiếng. Khi vợ ra tới cửa, cu Bon bỗng nhiên bị nôn. Má tôi quát ầm ĩ, khóa cửa lại và bắt vợ tôi ở nhà. Trong nhật kí, dòng cuối cùng vợ tôi viết là: “Hôm nay mình sẽ chấm dứt cuộc sống này”.
Lan đã viết câu này rất nhiều. Cứ cách 2,3 ngày, lại xuất hiện dòng chữ này trong nhật kí của cô. Vào ngày tôi quên không chúc mừng sinh nhật vợ, Lan cũng viết: “Hôm nay mình sẽ chấm dứt cuộc sống này”, ngày cô bị má mắng, ngày con đi tiêm đêm về sốt khóc nhưng tôi mặc kệ, không bế con giúp vợ dù cô đã nói: “Em mệt quá, anh bế con hộ em”…. Vợ tôi đã nghĩ tới cái chết hơn mười lần trước khi thực sự tìm đến nó. Vậy mà tôi, người hàng đêm ngủ cùng giường với cô, người luôn nói yêu vợ mỗi buổi sáng lại không hề hay biết gì.
Tôi không khóc nổi, nghĩ về người vợ đã mất, tôi thấy đau lòng tưởng chết. Khi gõ những dòng chữ này, tay tôi vẫn run không thể kiểm soát. Này các ông chồng! Khi vợ các anh sinh con, hãy yêu thương và quan tâm cô ấy nhiều hơn. Hãy vứt chiếc điện thoại chết tiệt của các anh ngoài phòng ngủ và bắt đầu trò chuyện với vợ đi, đừng để mọi thứ quá muộn…như tôi…
Theo Ngoisao.vn
Nỗi buồn cuối đời của những cụ ông cưới tình trẻ
Không đáp ứng nổi nhu cầu sinh lý của cô vợ kém 53 tuổi, ông Cường (TPHCM) đồng ý ly hôn và một mình nuôi con trai nhỏ.
Câu chuyện ly hôn 6 năm trước của ông Cường (lúc đó 75 tuổi, quận 4) với người vợ nhỏ hơn chồng 53 tuổi làm thẩm phán Lê Thị Hằng, nguyên phó chánh án TAND quận 4 (TP HCM) suy nghĩ rất nhiều. "Vụ án chẳng phải mất công hòa giải tới lui, cũng không mất nhiều thời gian triệu tập đương sự. Phiên xử hôm đó diễn ra chỉ vọn vẹn 15 phút, nhưng hình ảnh ông Cường và cậu con trai, lúc đó hơn 4 tuổi ở tòa làm tôi suy nghĩ và đặt rất nhiều câu hỏi", thẩm phán Hằng chia sẻ.
Ở tuổi 70, ông Cường, làm nghề kinh doanh tự do, vẫn chưa từng lập gia đình. Một lần vào quán nhậu, ông gặp chị Vân (quê Bến Tre) cao ráo, xinh đẹp, ăn nói có duyên thì để ý. Cô gái trẻ thấy cụ ông tóc để dài như nghệ sĩ, thường xuyên đến quán, lại rộng lượng với nhân viên phục vụ nên rất quý. Họ chủ động trao đổi số điện thoại để nhắn tin qua lại.
Quen nhau hơn 3 tháng, ông Cường nói, muốn có một người sinh con và chăm sóc mình tuổi xế chiều. Chị Vân đồng ý. Họ tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn vào năm 2007. Một năm sau, bé Quang chào đời khỏe mạnh, giống ba và vô cùng đáng yêu.
Ảnh: osabio.
Thời gian đầu sống chung, ông Cường thấy rất hạnh phúc vì được vợ chăm sóc, quan tâm từng miếng ăn giấc ngủ. Vân cũng tự hào khi lấy được chồng thành phố. Cô đưa chồng về quê giới thiệu cho bà con lối xóm, dẫn đi gặp bạn bè. Họ cũng cùng nhau đi du lịch khắp nơi để tận hưởng cuộc sống vợ chồng.
Năm 2011, dần chán nản vì không được chồng đáp ứng về những sở thích như: đi chơi, đi bar, gặp gỡ bạn bè, mua sắm... và nhu cầu sinh lý, Vân ngoại tình với người đàn ông hơn 5 tuổi. Từ đó, người vợ ấy thường xuyên vắng nhà. Việc chăm sóc con nhỏ, dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng ông Cường phải xắn tay áo làm.
Không hiểu cho những vất vả của người chồng tuổi thất thập, Vân còn ngoại tình công khai, đưa bạn trai về nhà, thách chồng ly hôn. Dù rất buồn, nhưng nghĩ đến con trai còn nhỏ, hy vọng vợ khi chán những xô bồ bên ngoài sẽ quay về, ông Cường gắng nhẫn nhịn. Nào ngờ, kết quả ông nhận được là tờ đơn ly hôn mà Vân chuẩn bị sẵn. Sau hơn một tuần đắn đo, suy nghĩ ông Cường chấp nhận yêu cầu của vợ.
"Đến tòa ngày hôm đó, hình ảnh hai vợ chồng họ hoàn toàn trái ngược. Vân trang điểm rất đẹp. Còn ông Cường thì lầm lũi, mặt hốc hác, đôi mắt hõm sâu. Bé Quang ngồi bên ba cứ ngọ nguậy, miệng nói liên thuyên, lâu lâu lại ngước lên nhìn ba mẹ. Nhìn ông ấy và cậu bé lúc đó, thương lắm", bà Hằng kể.
Do Vân thừa nhận mình ngoại tình và muốn lập gia đình mới, ông Cường cũng đồng ý nên thẩm phán mau chóng chấp nhận cho ly hôn. Bé Quang sống với ba.
"Kết thúc phiên tòa, ông Cường tâm sự với tôi rất nhiều về những uất ức dồn nén bấy lâu. Ông nói, &'vợ chồng chênh lệch tuổi quá nhiều sẽ có rất nhiều bất đồng về quan niệm sống. Tôi đã quá lớn tuổi, mà cô ấy thì quá trẻ đẹp cần có nhu cầu sinh lý. Cô ấy sinh cho tôi một đứa con là hạnh phúc lớn nhất của tôi rồi. Tôi chỉ mong cô ấy, đi đâu, sống với ai, làm gì thì hãy nghĩ đến con, đừng để thằng bé hận mẹ'. Nhìn cha con ông ra về, tôi cứ nghĩ, rồi đây cuộc sống của họ sẽ ra sao khi một người già, một đứa trẻ ở bên nhau. Chị Vân liệu có hạnh phúc bên người chồng mới", bà Hằng kể.
Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Minh Hoa, chuyên gia tư vấn tâm lý trị liệu 1080 cho biết, chuyện những cụ ông lấy vợ trẻ như trường hợp của ông Cường không phải quá hiếm trong xã hội hiện nay. Đa số họ từng đổ vỡ hôn nhân, hoặc ngoại tình, rũ bỏ vợ con để đi theo tình trẻ. Khi cuộc sống hôn nhân không đạt được, các ông thường cam chịu, vì muốn giữ thể diện cho mình, sợ mất mặt với vợ con, bạn bè, lối xóm. Chấp nhận ly hôn như ông Cường có tỉ lệ rất ít.
Bà Hoa cũng cho rằng, hầu hết những gia đình, chồng già vợ trẻ rất ít hạnh phúc. Các ông thường bị vợ trẻ hắt hủi, khinh thường, thậm chí đi cặp bồ cho bõ ghét. Họ muốn thoát ra, nhưng con cái ràng buộc và không muốn sống trong cảnh tuổi già cô đơn nên thà nhẫn nhịn chứ không chịu buông.
"Ông Cường đồng ý chia tay chị Vân là hoàn toàn đúng. Bởi vì, vợ chồng chênh lệcch tuổi quá lớn sẽ khác nhau rất nhiều về tâm sinh lý. Vân đã cương quyết ra đi, nếu ông cứ níu giữ thì chỉ mãi sống trong uất ức, dằn vặt lương tâm", thạc sĩ Hoa nói.
Cũng vì mê tình trẻ mà ông Bắc (65 tuổi, Hà Nội) từ bỏ vợ con, nhà cửa, tài sản, danh dự để cưới vợ lần hai khi cô gái chuẩn bị sinh con trai. Sau hơn 6 năm sống chung, ông Bắc rất mệt mỏi, gọi điện cho bà Hoa nhờ tư vấn bằng giọng rất buồn, muốn giữ cô vợ trẻ bằng tuổi con gái mình.
Ông bảo bây giờ, ông rất muốn sống cuộc sống như trước đây với người vợ trước, lúc nào cũng được thương yêu, cưng chiều, nhưng chẳng dám. Vì sợ mất thể diện với bạn bè và các con nên ông chấp nhận tất cả những tật xấu, cố gắng đáp ứng những yêu cầu của vợ trẻ mà hết bị mắng chửi rồi bị cắm sừng. "Tôi khuyên, nếu cảm thấy không hạnh phúc thì hãy buông bỏ, nhưng ông Bắc một hai từ chối, nói :&'Tôi đã bỏ tất cả để đến với người phụ nữ này thì không chịu thua được'", vị chuyên gia kể.
* Tên nhân vật đã thay đổi.
Theo Báo gia đình
Lấy chồng nhờ mai mối năm 20 tuổi, tôi được chồng chăm lo cho đi học, nhưng tôi đã lún vào sai lầm Tôi đã lừa dối người đàn ông mình yêu thương và người đàn ông đã cho tôi có được ngày hôm nay. Khi phải chia sẻ câu chuyện của mình ở đây, tôi biết sẽ có nhiều lời chỉ trích dồn về phía mình. Nhưng bây giờ tôi thật tình không biết nên làm gì. Hy vọng các bạn có thể cho tôi...