Nay anh là chồng em,nhưng mai anh có thể là chồng người khác,sao em có thể hết lòng vì anh
“Nay anh là chồng em, nhưng mai anh có thể là chồng người khác, sao em phải dốc ruột gan ra cho anh?”
Công ty gặp khó khăn lớn, thời gian này anh như “đứng trên đống lửa”. Nếu không có một số tiền lớn đầu tư vào thì anh sợ không thể cứu vãn được. Rõ ràng anh không thể trơ mắt nhìn tâm huyết mình xây dựng nhiều năm vỡ vụn trong phút chốc nên phải chạy vạy ngược xuôi tìm cách xoay tiền.
Những chỗ vay được anh đều vay rồi, nhưng vẫn không đủ. Nghĩ đến mảnh đất bố mẹ đang ở, anh thoáng động lòng nhưng rồi lại gạt đi ngay. Chuyện làm ăn không ai nói trước được điều gì, nếu có bất trắc, chẳng lẽ anh nỡ lòng nhìn bố mẹ mình phải ra đường? Đó là điều không thể nào, thà anh tuyên phố công ty phá sản còn hơn.
Căn hộ chung cư anh và vợ đang ở anh đã mang đi thế chấp từ lúc thành lập công ty rồi, mà căn hộ ấy có 2/3 là tiền anh bỏ ra, còn 1/3 là vợ anh bỏ, được mua lúc 2 người chuẩn bị kết hôn. Vô hình chung, trong nhà chẳng còn gì thế chấp được mà cũng không có chỗ nào vay mượn nổi nữa.
Trong lúc quẫn bách ấy, anh bỗng nhớ đến vợ anh còn 1 mảnh của hồi môn bố mẹ cô cho. Anh mừng thầm, mảnh đất ấy giá trị không nhỏ, qua vài năm lại càng tăng giá rồi.
Đã có kế hoạch, tối ấy anh cố tình về sớm, đích thân vào bếp nấu toàn những món vợ thích, còn mua rượu vang và một lẵng hoa bày biện, lãng mạn và đẹp mắt vô cùng. Qua vài tuần rượu, anh bắt đầu chậm rãi kể về những khó khăn trong công ty anh đang phải đối mặt. Lúc trước cô cũng biết rồi, nhưng chỉ là anh chưa nói tường tận mà thôi.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Lại nói tới chuyện kinh tế của vợ chồng anh, vốn vẫn riêng rẽ và tách biệt từ khi kết hôn. Cô có công việc lương cao, anh cũng mở công ty riêng làm ăn ổn định, chưa khi nào anh có ý nghĩ bảo vợ giúp mình, mà cô dường như cũng chẳng có ý định ấy. Anh kiếm ra tiền, nhưng cô không mấy khi hỏi đến tiền của anh, chi tiêu trong nhà vẫn ngầm hiểu là 2 người cùng đóng góp. Hiện tại là thế, còn sau này sinh con thì tính sau.
“Thực sự hiện tại anh rất khó khăn, những chỗ có thể nhờ giúp đỡ anh cũng nhờ hết rồi, bố mẹ anh còn phải đứng ra vay tiền hộ anh nữa, nhưng các cụ thì lấy đâu ra chỗ mượn được nhiều… Em có một mảnh đất phải không? Em xem có thể giúp anh lần này không? Anh hứa với em, sau lần này anh sẽ nhanh chóng hoàn trả cho em, còn tính lãi cho em là đằng khác!”, anh nhẹ giọng thuyết phục.
Thấy cô chỉ im lặng uống rượu mà không nói, anh hơi sốt ruột. Những lời động viên suông cô cũng nói trước đây rồi, anh không cần nghe nữa. Bây giờ điều anh cần là một hành động thực tế, chả biết cô có hiểu không?
“Nhưng đó là của hồi môn của bố mẹ, em rất khó xử. Thế này đi, trong tay em còn một chút tiền mặt, anh cầm tạm nhé”, cô nói rồi tiếp lời bằng một con số khiến anh tức đến muốn bật cười. Mấy chục triệu ít ỏi đấy mà cô cũng nói ra được, chúng có thể giúp ích được gì cho anh chứ?
“Đáng nhẽ em có món tiết kiệm lớn hơn, nhưng em lại vừa đầu tư làm ăn cùng bạn, công việc đang bước vào giai đoạn quan trọng, em không thể rút vốn về được”, cô chậm rãi giải thích thêm. Nghe cô nói thế, anh bỗng thấy tức giận thật sự. Ý tứ của cô là cô lực bất tòng tâm, chỉ có cách nhìn anh phá sản sao? Anh là chồng cô đấy, cô có nhớ không? Không phải là vợ chồng hoạn nạn có nhau à, cô có thể dửng dưng như thế, rõ ràng có thể giúp nhưng lại không muốn bỏ ra cho anh!
“Chúng ta là vợ chồng mà em, sao em có thể thấy chết không cứu? Em cư xử như thế khiến anh buồn vô cùng…”, dù bực nhưng anh vẫn dùng giọng điệu mềm mỏng, không muốn chọc tức cô, dẫu sao giờ anh là người muốn nhờ vả.
“Em biết, em đâu có nói em không giúp, chẳng qua anh chê ít, mà đề nghị của anh thì em không thể làm theo được, bản thân em cần tiền còn chưa từng nghĩ tới thế chấp mảnh đất ấy…”, cô thở dài.
Đến đây thì thực sự anh không nhịn nổi nữa rồi, cô cần tiền thì cũng là cần bình thường, sao có thể so sánh với tình hình nước sôi lửa bỏng của anh bây giờ! Anh đứng bật dậy, nhìn cô gằn từng tiếng: “Anh không nghĩ em lại là người như thế? Tình nghĩa vợ chồng trong mắt em chẳng có nghĩa lý gì so với tiền bạc, vật chất phải không?”.
Trái với phản ứng gay gắt của anh, cô vẫn bình tĩnh như không. Cô ngước nhìn anh, cười nhạt: “Căn nhà này anh đã mang đi thế chấp, em đã đồng ý. Giờ anh mở lời, em cũng hứa cho anh vay một khoản tiền mặt. Anh đã làm được gì cho em, em đối xử với anh như thế anh vẫn chưa hài lòng? Anh đừng đòi hỏi quá nhiều ở người khác, trong khi bản thân anh chưa chắc làm được điều tương tự. Thêm nữa, nay anh là chồng em, nhưng mai anh có thể đã là chồng người khác, sao em phải dốc ruột gan ra cho anh?”.
Nói xong cô đứng dậy bỏ vào phòng làm việc riêng của mình. Anh ngồi phịch xuống, thẫn thờ nghĩ lại những lời cô vừa nói. Nếu anh là cô, liệu anh có đồng ý hết lòng hết dạ giúp cô? Anh thở dài chán nản, thực lòng anh cũng không biết nữa…
Theo Ngôi Sao
Tâm sự đẫm nước mắt của cô gái 27 tuổi bế tắc trong hôn nhân
Để có cuộc sống tốt hơn, em phải làm tăng ca, rồi cố học lên cao đẳng để có đồng lương. Có những hôm, buổi trưa em phải nhịn ăn để có tiền mua sữa cho con.
Em năm nay 27 tuổi, đã có gia đình và 2 con. Hiện tại, em đang đưa con về nhà ông bà ngoại chơi và thư giãn vài ngày, bởi em quá bế tắc, mệt mỏi với cuộc sống ở nhà chồng. Đôi khi, em nghĩ mình sinh ra là để chịu khổ đau chứ không phải để sống sung sướng như bao người khác.
Từ ngày nhận thức được, em hiểu rằng cuộc đời không chỉ có màu hồng. Bố em nghiện rượu nên suốt ngày chìm trong hơi men. Mẹ em tính tình thất thường, lại có chút nóng nảy nên thường xuyên mắng chửi con cái. Chẳng may em làm rơi vỡ cái gì đó là bị mẹ mắng, chửi không thương tiếc.
Dù thế, em không một lời trách bố mẹ. Em hiểu, bố mẹ em khắt khe với con cái cũng vì hoàn cảnh gia đình cơ cực, không biết bấu víu vào đâu.
Em cảm thấy cuộc đời mình chưa bao giờ suôn sẻ (Ảnh minh họa).
Tốt nghiệp một trường trung cấp, em ra trường đi làm, nhưng lương cũng chỉ được hơn 3 triệu đồng/tháng, còn chồng em, mỗi tháng cũng chỉ kiếm được hơn 5 triệu đồng. Tiền đi lại, xăng xe, mua sữa, tiền học phí cho con... khiến em luôn trong tình trạng "cháy túi".
Để có cuộc sống tốt hơn, em phải làm tăng ca, rồi cố học lên cao đẳng để có đồng lương. Có những hôm, buổi trưa em phải nhịn ăn để có tiền mua sữa cho con.
Dù sống chung cùng bố mẹ chồng, ông bà có của ăn, của để nhưng không hỗ trợ con cái được đồng nào. Tháng nào, em cũng phải nộp 2 triệu đồng tiền ăn, nộp muộn, mẹ chồng sẽ phàn nàn.
Có những lần lương chậm, bí bách, thiếu tiền học phí của bé, mẹ chồng em biết cũng không cho vay. Cháu ốm, bà cũng chỉ hỏi han, chưa một lần mua sữa cho cháu uống. Nhờ bà trông cháu, y như rằng bà chỉ trông thôi, chứ ăn uống đều đến tay em.
Nhiều khi em buồn lắm, em có nói với mẹ chồng, nhưng bà nói: "Xưa mẹ có ai chăm con cho đâu, tự lo rồi cũng xong hết mà. Con đừng có than nữa, mẹ mệt lắm". Em chỉ nói thế thôi, nhưng khi chồng em về nghe thấy, anh ấy lao vào đánh em, nói em hỗn với mẹ chồng.
Em có giải thích, anh vẫn ương bướng cho rằng, trách nhiệm chăm con là của vợ chồng em và đừng có phiền đến bố mẹ. Giờ đây, em mệt mỏi lắm, kinh tế không có, vợ chồng không tìm được tiếng nói chung. Em phải làm sao đây?
Theo Khám phá
"Vì em chửa nên chị mới nhường anh ấy lại cho em" Suốt hơn 1 năm qua, tôi hoàn toàn không biết anh có vợ sắp cưới rồi. Khi biết có bầu, tôi đã rất háo hứng chuẩn bị đám cưới cho tới khi biết mình vừa cướp trắng chồng người khác. Mang bầu tháng thứ 3, những mệt mỏi của cơ thể không khiến tôi cảm thấy sợ bằng cảm giác giằng xé trong...