“Nẫu ruột” vì… chồng quá sạch
Nhiều phụ nữ hãi hùng vì có những ông chồng ăn ở dơ bẩn thì cũng có những chị em lại vô cùng kinh hãi và không thể chịu được khi ở cùng những người chồng quá sạch sẽ.
Ảnh minh họa
Mỗi khi nghe ai đó nhắc tới những người chồng ở sạch là chị Hoa (Hoàn Kiếm, HN) luôn hào hứng tham gia câu chuyện. Không hào hứng sao được khi hàng ngày sống với người chồng quá sạch sẽ, bản thân chị nhiều khi thấy vô cùng khó chịu.
Chị Hoa kể về người chồng quá sạch sẽ của mình: “Chỉ thấy nhiều người kêu ca về có chồng ở bẩn. Còn mình thì luôn miệng phàn nàn về ông chồng ăn ở quá sạch sẽ nhà mình. Chồng mình sạch sẽ đến mức, mùa đông hay mùa hè, ngày nào anh cũng phải tắm 2-3 lần. Mà mấy năm trước, nhà vẫn còn khó khăn, mình còn chưa lắp được bình nóng lạnh cơ chứ. Có những hôm đại hàn, vẫn thấy anh tắm ào ào. Nhiều khi sợ anh bị cảm lạnh, mình can anh tắm ít đi mà không được. Thậm chí có lần sốt ruột, mình còn mắng mỏ và mong nhà mất nước để anh tắm ngày 1 lần”.
Nói về vụ tắm táp của chồng, chị Hoa tiếp tục chẹp miệng than phiền: “Sốt ruột nhất là mỗi lần vợ chồng có việc đi đâu đó hay hứa cho bọn trẻ đi chơi. Trong khi mình tắm giặt và chuẩn bị hết từ A-Z cho lũ trẻ và mình xong xuôi thì lần nào cũng phải đợi chồng tắm. Lần nào cũng vậy, cả nhà phải đợi chồng hàng tiếng đồng hồ trong phi vụ tắm rửa. Mà không biết anh ở phòng tắm làm gì mà lâu như thế. Cũng chỉ có mỗi cái việc tắm, đánh răng, rửa mặt thế thôi cũng bắt cả nhà chờ ít nhất 40 phút. Bởi thế, đi đâu là phải báo trước cho chồng ít nhất mấy tiếng để chồng sửa soạn, không là cứ ngồi mà đợi mệt nghỉ luôn”.
Video đang HOT
Phàn nàn về vụ tắm táp của chồng chưa đủ, người phụ nữ 1 con này còn kêu ca: “Chuyện tắm đã vậy, chuyện quần áo với chồng mình cũng là cả một vấn đề. Quần áo của 2 mẹ con mình, với anh thế nào cũng được. Nhưng riêng quần áo của chồng lúc nào cũng phải mềm, phẳng… Đừng bao giờ mơ cổ áo của anh có ghét hay vết cáu bẩn nào”.
Bức xúc nhất là chuyện, chồng quá sạch sẽ nên nghĩ đồ lót của vợ bẩn. Vì thế, chồng chị Hoa không bao giờ cho vợ để chung đồ: “Kể ra thì bảo nói xấu chồng, nói xấu mình. Nhưng chồng mình đúng là người như thế. Anh còn không cho mình để chung đồ, nhất là đồ lót của mình và con phải giặt riêng bằng tay chứ không cho giặt chung với đồ lót của chồng. Nhiều lần bực lên, mình toàn bảo: Chê đồ lót của vợ mà tối lại ngủ với vợ được là sao?!”.
Với người phụ nữ này: “Ban đầu sống cùng người chồng quá sạch sẽ, mình cũng thấy rất thích bởi lúc nào nhà cửa và bản thân chồng cũng tinh tươm, không lôi thôi luộm thuộm như nhiều người chồng khác. Nhưng sống mấy năm nay, nhiều lúc mình cũng phát chán với anh. Nhiều khi cái tính sạch sẽ đến lẩn mẩn và mất thời gian của chồng, mình không theo được. Chồng lúc ấy lại được thể chê bai vợ. Bị chê nhiều, mình cũng ức chế. Đấy, ai không tin cứ đến nhà mình mà mục sở thị chồng mình. Trong khi đó, rõ chồng làm ở xưởng cơ khí của nhà cả ngày. Ngoại trừ lúc anh đang lao động ra thì mới thấy tay chân anh dơ. Thời gian còn lại, anh sạch từ cái kẽ móng tay trở đi cơ. Cũng may, chồng chỉ sạch sẽ thái quá thôi mà không có tính đàn bà, so đo tính toán. Chứ không thì mình không sống nổi”.
May mắn có người chồng sạch sẽ, nhưng Linh (Hà Đông, HN) cũng phải phát kêu lên vì cái tính ấy của chồng mình.
Theo người vợ này kể thì: “Khi cưới nhau về, mỗi lần mình rửa bát, dọn dẹp bếp núc là chồng lại ra soi. Rồi chồng toàn kêu vợ rửa bát bẩn. Nào là rửa bát phải tráng qua ít nhất 3 nước. Nào là một mâm bát 3-4 người ăn, anh phải ngồi rửa nửa tiếng đồng hồ mới xong trong khi vợ chỉ rửa 10 phút đã xong. Mình nghe mà bực mình lắm vì tự xét bản thân cũng đâu đến nỗi tệ.
Có lúc chồng soi và để ý nhiều, mình không thèm làm luôn. Thế là đi làm về chồng lại phải rửa bát, giặt quần áo với tắm rửa lọ mọ đến 11 giờ đêm mới xong. Nhưng phải công nhận một điều, chồng mình đã làm cái gì, tuy có mất thời gian thật nhưng không chê vào đâu được”.
Như sợ nói ra vẫn chưa thuyết phục được người đối diện nghe, chị Linh kể tiếp: “Chỉ nói riêng chuyện quét nhà, anh đã cầm chổi quét không thôi mà đã sạch gần như lau nhà rồi ý. Khi anh lau nhà cũng vậy. Anh lau đến cảm tưởng như không còn 1 hạt bụi nào trong nhà, nhà cửa bóng loáng luôn. Mình mà làm toàn bị chồng chê không sạch. Chẳng thế mình toàn giao cho chồng giặt đồ, hút bụi, rửa chén”.
Nói về người chồng sạch đến phát sợ này, người vợ trẻ này cũng nói thêm: “Ngày nào, anh cũng phải tắm ít nhất ngày 2 lần. Ở trong nhà tắm thì hàng tiếng đồng hồ kiểu như sợ bước ra là cơ thể lại bẩn. Đi làm về, là mình biết thân biết phận phải vào nhà tắm trước và bắt anh tắm sau. Nếu lơ đễnh để chồng vào nhà tắm trước thì kiểu gì 8 giờ tối mình mới được tắm. Nhiều lần, bố mẹ chồng mình phải đi vệ sinh bằng bô của cháu vì không thể đợi được chồng lẩn mẩn trong nhà vệ sinh hơn 1 tiếng đồng hồ.
Đôi giầy, đôi dép của chồng mình chưa bao giờ thấy có tý bụi nào. Bàn làm việc, cái giường, cái tủ… trong nhà lúc nào cũng sạch như li như lau. Bởi sáng nào ngủ dậy, việc đầu tiên là chồng dùng tay miết lên bàn xem có còn tí bụi nào không, nếu có là anh lại lau dọn sạch luôn. Ở cùng chồng mà bố mẹ chồng còn sợ con trai đến phát khiếp. Còn mình sống với người chồng thế này, mình ngột ngạt và sợ hơn là có chồng ở bẩn. Nhiều khi mình vái cả nón với cái sự sạch sẽ của chồng mình”.
Theo VNE
Ám ảnh tuổi tác
Chị còn nhớ câu chuyện nhỏ cách đây vài năm. Lần ấy, đồng nghiệp đã rất thảng thốt khi nhờ chị nhổ giùm sợi tóc bạc trên đầu. Chị cũng nhớ mình đã cười rất phớt và an ủi đồng nghiệp bằng câu có lẽ cũng... vô duyên như sợi tóc ấy: "Chỉ là tóc sâu thôi, đừng lo!".
Chuyện đã qua, mà thực cũng là chuyện nhỏ, nhưng không hiểu sao chị không quên. Có lẽ tại ánh mắt hoảng hốt thực sự của người đồng nghiệp lúc ấy.
Sáng nay soi gương. Chị bắt gặp một sợi tóc ngả màu. Chợt thảng thốt. Gặp lại ánh mắt ngày nào của người đồng nghiệp trong gương. Ám ảnh ngày nào hóa ra có cái lý riêng của nó. Cái thuở chị còn phất phơ cười thoảng qua như sương khói, để hôm nay, chị nhận ra mình trong nỗi buồn của bạn. Nhưng sự thực có cần phải ám ảnh quá nhiều như vậy không? Chị tự vấn mình như một cách để vượt qua sự thật trần trụi. Hơn 30 tuổi, chị đã làm được những gì? Chị có 2 đứa con xinh xắn, ngoan ngoãn. Chị đã đạt được học vị thạc sỹ và có một công ăn việc làm ổn định. Chị cũng đã góp phần gìn giữ thành công một mái ấm gia đình. Điều tưởng như đơn giản, song không phải ai cũng làm được. Cùng với chừng ấy "thành tựu", rõ ràng, chị đã không "sống hoài sống phí" những năm tháng đã qua. Vậy thì nỗi ám ảnh về tuổi tác có đáng để làm phiền lòng chị nhiều đến thế?
Chị nhớ về câu chuyện đầy chất thiền từng đọc. Ở đó kể việc một người bị con hổ đuổi trối chết vào khu rừng rậm. Loạng quạng thế nào, người đó lại ngã xuống giếng sâu. Trong lúc thập tử nhất sinh, thực may, họ vớ được cái rễ cây nhô dài trong lòng giếng. Tưởng đã thoát nạn nhưng rồi ngay lập tức, người này lại thấy một con hổ nữa cũng đang chực chờ bên dưới. Nhìn lên, nhìn xuống đều vô vọng, người ấy nhìn sang ngang và thấy một chùm dâu chín đỏ. Người này rướn người, cắn quả dâu và thoắt thấy lòng quên đi mọi sự hiểm nguy đang rình rập để chìm vào hương vị ngọt lịm của trái dâu chín mọng. Câu chuyện đó ý nói rằng, con người ta thường bị ám ảnh bởi những điều đã qua và những điều chưa tới, mà quên đi mất thực tại hiển hiện quanh mình. Thực tại ấy có thể vui, có thể buồn, nhưng sự chú tâm vào nó sẽ giúp con người giải bài toán cuộc đời mình hiệu quả hơn. Những thiết tha với từng phút giây thực tại cũng làm con người bớt dần và tiến tới không còn ám ảnh về những điều đã qua hay lo lắng cho những điều chưa tới.
Chị thoáng mỉm cười với mình trong gương. Chuyện sợi tóc hay những ám ảnh tương tự như vậy có lẽ không nên là điều làm bận lòng chị thêm nữa. Ngày mai, đứa con lớn sẽ dự thi lớp 10, đứa nhỏ sẽ chuẩn bị vào năm học mới. Còn nữa, ông xã sắp chuẩn bị tham dự một khóa học nâng cao chuyên môn. Còn chị, chị đang tính sẽ theo học một khóa học đào tạo ngoại ngữ từ xa. Cuộc sống thực tại ở độ tuổi ngoài 30 với chị rõ ràng đang rất nhiều điều đáng để bận tâm. Nếu chăm chú vào nó, chị sẽ chẳng còn bị ám ảnh bởi những điều lẽ ra không cần phải thế.
Theo VNE
Mắng con Chiều đi làm về, anh thường nghe em quát mắng con: nào là con với cái lớn rồi mà chẳng được tích sự gì, ăn xong có mỗi cái bát cũng mang vào chậu; nào là không biết xót tiền hay sao mà chưa đến tối điện đã sáng trưng khắp nơi, nào là... Dù rất khó chịu vì những lời lẽ của...