Nấu cơm tặng những người nghèo khó
Rất nhiều hoạt động tình nguyện của người trẻ trong thời gian gần đây, dù hình thức có khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích hỗ trợ người nghèo, người lang thang cơ nhỡ.
Thanh niên tình nguyện nấu suất ăn…
Anh Võ Quốc Bình, Đội trưởng Đội công tác xã hội thanh niên TP.HCM, cho biết đội của mình có tổ chức chương trình phát thức ăn miễn phí cho người nghèo, người vô gia cư, xe ôm… diễn ra lúc 16 giờ mỗi ngày tại số 5 Đinh Tiên Hoàng, P.Đa Kao, Q.1.
“Đây là hoạt động do các thanh niên vận động từ nhiều nguồn khác nhau trong xã hội để hỗ trợ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong mùa dịch bệnh. Trung bình mỗi ngày, thanh niên tình nguyện phát miễn phí khoảng 200 suất ăn cơm hoặc bún, hủ tiếu xào, đi kèm theo đó là nước sâm tự nấu… cho người khó khăn”, anh Bình thông tin thêm.
Hằng ngày, từ 4 giờ sáng, các tình nguyện viên thay nhau đi chợ mua thức ăn. Sau đó cả nhóm đến địa chỉ 30 Duy Tân, P.15, Q.Phú Nhuận (tiệm cơm của chị Nguyễn Hằng) để nấu rồi tiếp tục phân chia suất ăn để phát miễn phí cho những người có hoàn cảnh đặc biệt.
Chị Hằng chia sẻ: “Trong mùa dịch này, chung tay giúp đỡ được ai thì giúp thôi. Tôi vốn dĩ bán cơm nên tận dụng bếp có sẵn, rồi điều nhân viên về phụ với nhóm tình nguyện nấu cơm để hỗ trợ người nghèo. Ngoài cơm, tôi cũng hỗ trợ hằng ngày khoảng vài trăm ly trà chanh, trà tắc để bà con uống giải nhiệt vì thời tiết đang vào mùa nắng nóng”.
Những hành động, việc làm dù nhỏ thôi nhưng rất có ý nghĩa, góp phần cùng xã hội ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19
Phan Thị Thanh Phương – Phó bí thư thường trực Thành đoàn TP.HCM
Ông Nguyễn Anh Tường (ở trọ tại hẻm nước đá, trên đường Nơ Trang Long, P.13, Q.Bình Thạnh) cho biết mưu sinh kiếm sống qua ngày bằng việc lượm ve chai. Nhưng những ngày này, để kiếm ve chai không phải dễ. Và rồi, cái ăn cái mặc, sự thiếu thốn cứ bủa vây. “Hôm nay tôi tưởng mình sẽ nhịn đói vì không biết lấy tiền đâu mua cơm. Nào ngờ biết được thông tin ở đây có tặng cơm miễn phí nên đến nhận lấy. Vậy là đỡ đói rồi”, ông Tường chia sẻ.
Video đang HOT
… để tặng cho người khó khăn – Ảnh: Lê Thanh
Còn chị Nguyễn Thị Ngọc (42 tuổi, trú ở đường Nguyễn Văn Lạc, Q.Bình Thạnh) cũng kể trước đây làm tạp vụ cho một công ty ở đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3). Nhưng suốt nửa tháng nay, công ty nghỉ, chị cũng mất việc. “Cuộc sống vốn dĩ khó khăn lại càng khó khăn hơn, nên với việc được nhận suất cơm miễn phí ở đây, tôi vui lắm”, chị Ngọc tâm sự.
Cũng theo anh Bình, ngoài điểm phát chính tại số 5 Đinh Tiên Hoàng (Q.1), các thanh niên chia nhau đến nhà các hộ dân và phát cho những người vô gia cư ở các gầm cầu, vỉa hè… Ngoài ra, các thanh niên còn dành tặng cho những trường hợp trên khẩu trang, dung dịch rửa tay để giúp họ đảm bảo an toàn trong việc phòng chống dịch Covid-19.
Chia sẻ về những hoạt động tình nguyện, chị Phan Thị Thanh Phương, Phó bí thư thường trực Thành đoàn TP.HCM, cho biết: “Những bạn trẻ có chuyên môn không hề ngại khó khăn đi ngay vào công tác tại nơi cách ly khi có lời kêu gọi. Có bạn nhận công việc đi chợ, mua nhu yếu phẩm giúp người lớn tuổi neo đơn. Có nhiều bạn bằng nhiều cách khác nhau đã san sẻ với người bán vé số, người vô gia cư, công nhân mất việc với những phần quà nhu yếu phẩm, dù không quá lớn nhưng cũng tạm đủ trải qua khó khăn lúc này”.
Chị Phương cũng đánh giá rất cao những bạn trẻ đã tạo ra các sản phẩm công nghệ phục vụ đời sống hay tạo ra sân chơi online giúp cho các em thiếu nhi dù ở nhà nhưng vẫn có môi trường rèn luyện.
“Những hành động, việc làm như thế dù nhỏ thôi nhưng rất có ý nghĩa, góp phần cùng xã hội ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19″, chị Phương nói.
Lê Thanh
Chàng trai Mỹ từ bỏ giấc mơ trở thành cảnh sát để tham gia tình nguyện tại Việt Nam
Alfred Meza, chàng trai trẻ người Mỹ đã từ bỏ khóa tập huấn trở thành cảnh sát để tham gia hoạt động tình nguyện ở Việt Nam. Anh là người sáng lập của "Dự án LOHI" với chủ trương tập trung đầu tư những khoản thấp nhưng mang lại ảnh hưởng lớn lao.
Ảnh đời thường của Alfred (Ảnh: Vietnam )
Yêu thích công tác tình nguyện
Alfred Meza lớn lên trong một gia đình Mexico nhập cư ở thị trấn Elgin, Illinois, Mỹ. "Vài năm trước, trong một lần cảm thấy băn khoăn về mục đích sống của mình, tôi đã tìm đến một ngôi chùa ở Oahu và đặt câu hỏi này với Phật. Tôi tự hứa, nếu như đức Phật giúp tôi có được câu trả lời, tôi nguyện dành cả đời mình để đi theo con đường đó", Alfred kể, "Và như một phép màu, đức Phật nói với tôi rằng tôi sống trên đời là để giúp đỡ mọi người.".
Alfred bắt đầu tham gia các chương trình tình nguyện giúp đỡ người vô gia cư, hiến máu định kỳ. Anh muốn dùng chính những kỹ năng và kinh nghiệm về cứu trợ thảm họa, thiên tai mà mình có được trong 8 năm hoạt động trong quân đội để giúp đỡ người dân ở những nơi khó khăn.
Cùng thời điểm nhận được thông báo trúng tuyển vào Sở Cảnh sát Honolulu, Alfred biết tin bố mình bị ung thư. Anh từ bỏ khóa huấn luyện, bay về Chicago để đồng hành với bố. Bố anh chính là người đầu tiên ủng hộ khi nghe con trai bày tỏ ý muốn đến Việt Nam giúp đỡ trẻ mồ côi.
Tiếp sức cho người nghèo
Khi được một người bạn gửi cho những bức ảnh phản ánh cuộc sống khó khăn thiếu thốn của trẻ nhỏ vùng cao ở Việt Nam, Alfred dành thời gian đến khảo sát từng hộ nghèo có trẻ mồ côi, hỏi chuyện tỷ mỷ, sau đó nhờ cán bộ địa phương tư vấn, cuối cùng cho ra đời dự án LoHi (Low Overhead-High Impact, theo tiếng Việt nghĩa là đầu tư thấp nhưng mang lại ảnh hưởng lớn lao).
Những người bạn đồng hành với Alfred trong Dự án LoHi (Ảnh: Vietnam )
Cùng với sự ủng hộ của gia đình và bạn bè ở Mỹ lẫn Việt Nam, Alfred đã có thể thực hiện chương trình đầu tiên trong chuỗi dự án đầy tính nhân văn của mình: tặng bò, tặng cây để giúp nông dân có thể thoát nghèo.
Alfred tặng con bò trị giá 22 triệu đồng cho gia đình ông Việt-Yên Bái (Ảnh: Bảo Trâm)
Anh Alfred tài trợ cây mít cho người dân nghèo (Ảnh: Nguoilambao)
Bên cạnh đó anh còn trở thành thầy giáo dạy tiếng Anh cho trẻ em nghèo, sẵn sàng làm shipper đi phát sách để tiết kiệm từng đồng giúp trẻ mồ côi.
Thầy giáo Tây đi đưa sách, tiết kiệm từng đồng để giúp trẻ mồ côi (Ảnh: Nguoilambao)
Khi nghe Alfred chia sẻ mục tiêu trước mắt sẽ là mỗi tháng một chương trình ở Yên Bái, ông Nguyễn Tiến Thân, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Thái vô cùng xúc động. "Chúng tôi chỉ biết bày tỏ sự cảm kích rất chân thành của mình, cảm ơn anh đã đến với Yên Thái, đến với người nghèo ở đây. Hành động đẹp sẽ lan tỏa rất nhanh, với việc làm ngày hôm nay của anh, hy vọng sẽ có thêm nhiều người chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn".
Trong tương lai, Alfred bày tỏ nguyện vọng sẽ mở rộng dự án của mình ra nhiều vùng quê khác, đem lại hy vọng đổi thay cuộc sống cho người dân nghèo.
Theo thoidai
"Nếu khó khăn, hãy lấy 1 gói...": Thêm những điểm từ thiện ấm lòng giữa đại dịch "Hôm nay không phải nhịn bữa trưa nữa rồi", bà Trịnh Thị Mùi rưng rưng nói khi cầm gói thực phẩm từ một điểm từ thiện của VinID tại Hà Nội. Người phụ nữ 55 tuổi này vừa mất việc làm thuê ở một quán ăn phải đóng cửa trong đại dịch Covid-19. Dịch Covid-19 đang làm xáo trộn cuộc sống của cả...