Nấu chè bưởi dịu dàng thơm mát, cho mùa hè ngọt ngào
Phần cùi bưởi giờ thành “viên ngọc ” được bọc trong trân châu giòn giòn, thêm đỗ xanh mát lành và nước cốt dừa thơm thơm.
Chỉ cần 1 trái bưởi ăn xong còn lại vỏ là đã đủ cho một nồi chè giải nhiệt mùa hè rồi. Cùng xem cách làm nhé!
Nguyên liệu:
Cùi bưởi (1 quả)
Đậu xanh xát vỏ 200g
Nước cốt dừa
Đường phèn hoặc đường kính
Muối tinh
Lá nếp
Phèn chua hoặc giấm
Cách làm:
Bước 1:
Ngâm đỗ xanh qua đêm cho nở trương. Nếu muốn làm nhanh hơn, bạn ngâm với nước ấm trong khoảng 2 giờ là có thể dùng được.
Sau đó hấp chín (hoặc có thể cho vào nồi cơm điện, nấu như nấu cơm), để nguội.
Bước 2:
Video đang HOT
Cùi bưởi (chỉ lấy phần cùi trắng) thái miếng hạt lựu, rồi bỏ vào một bát tô lớn. Sau đó thêm 2 thìa cafe muối tinh, bạn dùng tay bóp cho tới khi muối thấm hết vào phần cùi bưởi, đẩy hết chất đắng ra ngoài. Sau đó rửa lại bằng nước sạch. Bạn có thể ngâm cùi bưởi qua đêm để có hiệu quả, nhưng nếu muốn làm nhanh, hãy lặp lại bước trên cho tới khi nào bạn nếm miếng cùi bưởi thấy hết đắng, hết mặn là đạt tiêu chuẩn làm chè nhé!
Lưu ý: Đây là khâu quan trọng quyết định sự thành công của món chè, hãy chắc chắn cùi bưởi hết đắng và hết mặn trước khi bắt tay vào làm nhé.
Bước 3:
Đun sôi 1 nồi nước, thêm 2 thìa cafe phèn chua hoặc 2 muỗng canh giấm vào đun cùng, sau đó bỏ cùi bưởi vào luộc chung. Tới khi thấy cùi bưởi trong thì vớt ra rổ. Lần này chỉ vắt nước thật nhẹ tay cho bớt nước chứ đi thôi nhé chứ vẫn giữ nước bên trong cùi.
Bước 4:
Cho phần cùi bưởi vào một tô lớn, thêm 3 thìa cafe đường, đợi khoảng 15 phút cho đường ngấm hết vào cùi bưởi thì lại lấy ra, bỏ bớt nước thừa (lưu ý, vẫn để bên trong cùi bưởi ngậm nước nhé)
Bước 5:
Giờ thì thêm bột năng vào rồi xóc đều tay để bột năng bọc lấy viên cùi bưởi.
Đun 1 nồi nước sôi khác, khi nước sủi thì thả cùi bưởi có bọc bột năng bên ngoài vào. Tiếp tục đun tới khi cùi bưởi nổi lên, phần bột năng trong vắt giống viên trân châu thì vớt ra, thả ngay vào bát nước lạnh bên cạnh để viên “trân châu – bưởi” được giòn.
Bước 6:
Giờ mới đến nồi chè chính. Bạn cho 1,5 l nước, bỏ thêm lá dứa để nước có mùi thơm. Đun sôi khoảng 2 phút thì vớt lá dứa ra và thêm đường phèn vừa miệng.
Trong khi đợi nước sôi, bạn hòa 3 thìa cafe bột năng với nước, sau khi vớt lá dứa ra, bạn đổ dung dịch bột năng vào, vừa đổ vừa khuấy để tạo độ sệt cho chè.
Khi bột năng chín chuyển sang màu trong, bạn thêm “trân châu – bưởi” đã làm vào, khuấy đều tay, tiếp đó thêm đậu xanh đã hấp chín vào, vừa cho vừa khuấy đều tay tới khi thấy các hạt trân châu và đậu xanh lơ lửng đều trong nồi chè là đạt.
Giờ thì bắc xuống, để nguội sau đó múc ra cốc.
Thêm vài giọt cốt dừa, có thể dừa nạo sợi và đá bào tùy theo ý thích rồi thưởng thức.
Chúc bạn ngon miệng!
Mẹo nhỏ nấu chè bưởi giòn sần sật, không đắng
Món chè bưởi có hương vị hấp dẫn với đậu xanh thơm ngon mềm mịn, nước cốt dừa sệt sệt béo ngậy, đặc biệt là cùi bưởi trong suốt giòn tan.
Nắm được mẹo nhỏ sau, bạn sẽ có thể nấu món chè bưởi nhanh chóng dễ dàng không lo đắng.
Khâu sơ chế cùi bưởi là cầu kỳ phức tạp nhất của món này, quan trọng nhất là làm sao để cùi bưởi không bị đắng mà giòn sần sật.
* Sơ chế cùi để làm chè bưởi
- Cùi bưởi sau khi bỏ vỏ xanh bên ngoài, lớp xơ bên trong, lấy phần cùi trắng giòn ở giữa là được. Sau đó, các bạn thái hạt lựu. Với lượng cùi của 1 quả bưởi, các bạn bóp cùng 100g muối, 20g bột năng. Việc thêm bột năng, sẽ giúp hút tinh dầu gây đắng ở cùi bưởi.
Thêm tý nước cho xâm xấp, bóp cho tan muối và để đó 1 tiếng.
- Tiếp theo, các bạn bóp rửa với nước chừng 4 - 5 lần là hết đắng. Để cùi giòn hơn, các bạn có thể ngâm với nước vôi trong hoặc nhúng qua nước phèn chua đun sôi. Hoặc chỉ cần ướp đường bột năng qua đêm là cũng giòn sần sật.
Khi ướp cùi, các bạn dùng khoảng 100g bột sắn dây hoặc bột năng pha nước 60g đường. Uớp ướt như vậy sẽ thấm vào cùi bưởi hơn.
- Phần đỗ (đậu) xanh, các bạn chọn loại còn vỏ, nguyên hạt, chưa vỡ, ngâm qua đêm. Loại đỗ như vậy thơm ngon hơn. Sau 1 đêm, đỗ xanh đãi hết vỏ, nấu như nấu cơm hoặc hấp, miễn sao cho hạt bở mà còn nguyên, không bị nát vụn.
- Cách nấu như nấu cơm: đổ nước vào nồi đỗ, đun sôi, thêm chút muối. Sau sôi 5 phút, gạn hết nước đi, đun lửa nhỏ 15 phút là đỗ chín bở. Bước tiếp theo là đun nước cốt dừa. Dùng 500ml nước cốt dừa 100ml nước 10g bột năng 5g bột gạo.
- Bột gạo sẽ giúp nước cốt dừa sau này không bị vữa dù nguội hoặc bị múc đi múc lại. Hòa tan nước với bột năng bột gạo. Rồi đổ vào nước cốt dừa. Tất cả hòa tan khi còn nguội. Sau đó đun sôi. Vừa sôi lên là được rồi. Chan nước sốt cốt dừa lên bát chè là xong. Món này ăn nóng hay lạnh đều ngon.
- Cùi bưởi ướp từ đêm qua, các bạn có thể sên hoặc trần qua nước sôi. Phần thừa của bột sắn dây, không bỏ, mà sau này sẽ cho thêm bột năng, để hòa vào nước đường nấu chè. Sau khi chần vỏ bưởi, các bạn rửa qua với nước lạnh, để ráo nước.
* Khâu nấu nước đường để làm chè bưởi
- Với lượng cùi của 1 quả bưởi, các bạn dùng 250g đường thốt nốt (hoặc đường gì tùy thích) 2 lít nước đun sôi 15 phút với 1 bó lá nếp (lá dứa). Thêm chút muối cho tròn vị ngọt. Sau 15 phút, các bạn bỏ lá nếp ra.
Rồi thêm 80g bột năng hoặc bột sắn dây vào nước bột ướp vỏ bưởi vừa nãy để lại. Hòa tan từ từ ở nước sôi lửa lớn, sẽ làm chè trong.
- Khi thấy nước đường trong sệt rồi, tiến hành cho thêm cùi bưởi và đỗ xanh vào. Đun sôi vửa và đảo cho không bị dính đáy nồi 10 phút. Khâu này chú ý, đun chín kỹ, chè để qua đêm cũng không vữa. Khâu này có thể thêm ít hương hoa bưởi cho thơm.
Chúc các bạn thành công với món chè bưởi thơm ngon.
*Lưu ý khi làm chè bưởi:
Để không bỏ phí nguyên liệu tốt. Phần xanh của vỏ bưởi, làm bớt tinh dầu đi. Sau đó có thể tạo ra 3 món rất tốt cho sức khỏe. Vỏ bưởi có rất nhiều tác dụng, tốt cho sức khỏe nữa.
- Một phần, phơi khô. Vỏ bưởi khô hãm nước nóng, uống có tác dụng giảm cân, kích thích tiêu hóa rất tốt.
- Một phần ngâm với đường phèn, mật ong, thêm vài lát chanh khô để trị ho hay rát họng trong mùa lạnh.
- Phần lớn làm mứt vỏ bưởi. Món này đắng cay ngọt bùi có đủ trong cả món này.
Chè bưởi mẹ nấu: Cả một miền tuổi thơ đong đầy trong miếng cùi bưởi sần sật quyện với nước cốt dừa béo ngậy là thứ không quán chè nào có Đôi khi, chúng ta vào bếp vì món ăn mình thèm chỉ có phiên bản na ná chứ chẳng thể hoàn toàn giống với thứ mình đang thực sự thèm. Nếu là một người chẳng mấy khi đeo tạp dề vào bếp, thường xuyên ăn hàng hoặc ở nhà gọi đồ ăn ship tới, chắc hẳn bạn sẽ tò mò: Không biết các...