Nấu canh xương làm thêm bước này hết sạch mùi hôi: Canh trong veo thơm ngọt, không bị đục nước
Với công thức nấu canh xương dưới đây bạn sẽ có một món canh thơm ngon, trong veo không bị đục nước.Làm sạch xương trước khi ninh xương rất quan trọng. Bước này sẽ giúp nước xương trong hơn, ít bọt và thơm ngon hơn.
Bạn nên chọn xương tươi và ngon, rửa sạch bằng muối loãng rồi trần xương qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn để nồi nước dùng ngon và trong hơn.
Bạn nên luộc sơ xương rồi bỏ phần nước luộc lần đầu đi vì nước này bị nhiễm mùi hôi của xương sẽ khiến cho nước dùng không được thơm ngon.
Gừng rửa sạch, thái lát. Cho nước vào nồi, thêm 2 lát gừng, một chút rượu nấu ăn rồi đun sôi. Sau đó cho xương vào luộc 5 phút để xương ra bọt và hết các vết máu dư thừa. Với cách này, sẽ giúp xương sạch, hết mùi hôi.
Trong một chảo, phết một xíu dầu ăn lên, sau đó cho xương vào đảo sơ cho thơm rồi tắt bếp. Đun sôi một nồi nước, cho xương vào, thêm vài lát gừng, đậy vung lại, đun cho đến khi xương nhừ.
Lưu ý, không cho muối sớm vào nước hầm xương mà chỉ nên cho khi xương hầm gần được, cho muối sớm cũng khiến nước xương không trong.
Chú ý không ninh xương quá thời gian cho phép sẽ khiến nước dùng bị đục và có độ chua. Ví dụ: khi ninhxương gà hay lợn thì không nên ninh quá 6 giờ (vì trước chủ yếu là chăn thả tự nhiên, thịt chắc, vị ngọt, thành phần dinh dưỡng bền vững), nay thời gian đun ít hơn.
Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 đến 10 giờ. Nước dùng thủy sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.
Xử lý nồi nước dùng không may bị đục
- Lấy 1 lòng trắng trứng, đánh tan, cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
Hầm xương cho thêm thứ này: Nước dùng trong vắt mà ngọt lịm, thơm ngon bất ngờ-2- Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
- Dùng vải hoặc rây mắt nhỏ để lược nước dùng, loại bỏ cặn bã có trong nước, sau đó đun sôi trở lại.
- Khi nấu nước dùng bò, cho vào nồi một ít củ hành tím đã nướng chín (không để cháy) vào nồi. Lớp vỏ đỏ của hành có tác dụng làm cho nước trong và có màu đẹp.
Video đang HOT
- Nếu ninh xương gà mà bị đục thì có thể cho tiếp xương gà vào đun cũng làm cho nước trong hơn.
- Cho vào nồi nước dùng vài tai nấm đông cô hoặc vài lát khoai tây sống cũng là cách làm cho nồi nước dùng trong trở lại.
Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng cho xuống gầm lò nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (chính lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, quả thảo lấy hạt vàng khô thơm dùng khăn chà xát cho sạch, giã, rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng.
Cách làm sa tế kiểu Thái ngon chuẩn vị lạ miệng
Bạn có biết sa tế là một loại gia vị được rất nhiều người yêu thích và được nấu cùng với nhiều món ăn. Có nhiều loại sa tế, nhưng Sa tế kiểu Thái rất được ưa chuộng. Cùng tìm hiểu về các loại sa tế và cách làm sa tế kiểu thái nhé các bạn
Sa tế là gì?
Sa tế là một hỗn hợp phụ gia thực phẩm được làm từ các nguyên liệu chính như: ớt bột hoặc ớt tươi và dầu ăn (một số loại có thêm sả băm nhuyễn).
Với vị cay nhẹ đậm đà, sa tế thường được dùng để tẩm ướp nguyên liệu, tạo nên mùi vị hấp dẫn, màu sắc đỏ đặc trưng và mùi thơm nồng nàn cho các món lẩu, món nướng và các món nước khác.
Nguồn gốc của sa tế
Được biết, sa tế xuất hiện đầu tiên ở 2 nước Ấn Độ và Trung Quốc. Loại sa tế có các nguyên liệu chính gốc Ấn Độ xuất phát từ người Mã Lai thuộc đất nước này. Còn sa tế ở Trung Quốc thì có nguồn gốc từ loại sa tế Shacha với các nguyên liệu như: dầu đậu tương, tỏi, hẹ, ớt, cá và tôm khô được sử dụng phổ biến ở vùng Phúc Kiến, Triều Châu.
Nhờ có sa tế, mà các món nướng hay món lẩu trở nên hấp dẫn, thơm ngon và đẹp mắt hơn. Chính vì thế mà sa tế dần được lan rộng và trở thành một loại gia vị phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như: Singapore, Indonesia, Việt Nam, Hàn Quốc,...
Có bao nhiêu loại sa tế?
Dựa trên cách làm
Dựa trên cách chế biến, sa tế có 3 loại chính:
Sa tế được chế biến theo cách làm tại Việt Nam:
Vẫn sử dụng những nguyên liệu cơ bản như: ớt bột và dầu ăn, nhưng sa tế kiểu Việt Nam sẽ cho thêm muối và sả băm nhuyễn, đặc biệt phần dầu được thêm vào rất ít nên vị sa tế này có mùi vị mặn cay rất đậm đà.
Sa tế được chế biến theo cách làm tại Trung Quốc:
Khác với sa tế Việt Nam, sa tế Trung Quốc lại sử dụng rất nhiều dầu để chế biến theo công thức 1/4: 1 phần ớt bột và 4 phần dầu ăn hoặc cứ 30gr ớt bột thì cho 250ml dầu ăn vào pha trộn.
Ngoài ra, người Trung Hoa còn cho thêm một số nguyên liệu khác như: hoa hồi, hoa tiêu, nguyệt quế, thanh quế, thảo quả, đinh hương, bạch đậu khấu, mè trắng, gừng... để tạo thêm mùi vị đặc trưng cho món ăn.
Sa tế được chế biến theo cách làm tại Thái Lan:
Thường được gọi với cái tên Tomyum, sa tế kiểu Thái được làm từ các nguyên liệu chính như: ớt, riềng, sả, lá chanh, me, tôm khô, mắm tôm..... Đây chính là loại gia vị được nêm vào món lẩu, giúp nước dùng có vị chua cay đậm đà rất đặc trưng kiểu Thái.
Cách làm sa tế kiểu Thái chuẩn vị
Cả hai công thức sau đây đều tạo nên món sốt sa tế kiểu Thái ngon. Một là công thức đơn giản, thời gian làm nhanh và có phần độc đáo mà gia đình tôi rất ưa chuộng và sử dụng trong nhiều thập kỷ qua. Nó bao gồm bơ đậu phộng, phủ một lớp dầu phía trên, thêm chút giấm chưng cất và đường cát. Thời gian thực hiện chưa đầy 10 phút, rất nhanh chóng. Công thức thứ hai tốn nhiều thời gian hơn một chút, sử dụng đậu phộng rang xay. Bạn hãy lựa chọn công thức phù hợp nhất với mình. Tôi thì thích cả hai, và phiên bản cầu kỳ hơn giống hệt loại sốt sa tế bạn ăn ở các hàng rong của Bangkok.
Bất kể bạn sử dụng phương pháp nào, sốt sa tế đều có thể bảo quản ở hộp kín, giữ được 2-3 tuần trong ngăn mát tủ lạnh, và 3-4 tháng nếu động lạnh. Trước khi sử dụng, bạn chỉ cần rã đông và hâm nóng lại một chút bấm hơn nhiệt độ phòng). Ngoài ra, vì nước sốt có xu hướng đặc lại trong quá trình nấu, bạn cần phải pha loãng với nước để có độ sệt như mong muốn.
Cách làm sa tế kiểu Thái đơn giản
1,5 cup nước cốt dừa
1 thìa café muối
1/4 cup sốt cà ri đỏ tự làm, hoặc 2 thìa canh nếu sử dụng loại mua sẵn
2 thìa canh giấm trắng hoặc rượu táo chưng cất
1 cup bơ đậu phộng tươi không :
1/2 cup đường cát hoặc đường nâu
Trong một chiếc nồi cỡ vừa, đun sôi nước sốt dừa, bột cà ri, bơ đậu phộng, muối, nước, giấm và 1 cup đường. Vặn lửa về mức nhỏ và để hôn hợp sôi liu riu, thi thoảng đảo đều để không bị bén nồi, trong khoảng 3 phút cho đến khi nước sốt sánh lại. Nếm thử và thêm đường nếu bạn thích vị sốt ngọt, khuấy đều cho đường tan. Lấy chảo ra khỏi bếp và để sốt nguội hẳn nhiệt độ phòng.
Cách làm sa tế kiểu Thái cầu kỳ
Nguyên liệu
1/4 cup sốt cà ri đỏ, tự làm hoặc 2 thìa canh nếu sử dụng loại mua sẵn
1 thìa dầu dừa, dầu lạc hoặc dầu thực vật
1,5 cup nước cốt dừa
3/4 cup đường thốt nốt
1 thìa café muối
1 thìa nước cốt me, tự làm (trang 223) hoặc mua sẵn g
1/2 cup nước
2 cup đậu phộng rang, giã nhỏ mịn trong cối hoặc xay mịn trong máy xay thực phẩm
Cách làm sa tế kiểu Thái
Trong một chiếc nồi cỡ vừa, đun hỗn hợp cà ri, dầu, 2 cup nước cốt dừa ở mức lửa vừa cho đến khi hỗn hợp cà ri dậy mùi thơm và tách dầu, khoảng 2 phút. Thêm 1 cup nước cốt dừa còn lại, đường, muối, đậu phộng rang xay, nước cốt me và nước, khuấy liên tục cho đến khi hỗn hợp đồng nhất và nổi một lớp dầu mỏng phía trên, khoảng 2-3 phút. Lấy chảo ra khỏi bếp và để nước sốt nguội ở nhiệt độ phòng.
Cách làm Cá sốt chua ngọt Tứ Xuyên Để có một món cá sốt chua ngọt có hương vị tốt, đòi hỏi sự cẩn thận và đầu tư thời gian cho món ăn. Cá chẽm được chiên giòn nguyên con, phủ lên một lớp nước sốt chua ngọt thơm phức, trang trí thêm một chút màu sắc xanh đỏ của rau củ thật rực rỡ. Cá sốt chua ngọt có thể...