NATO xua đuổi Ukraine vì Mỹ sợ Nga?
Cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, NATO không muốn có xung đột trực tiếp với Nga vì vấn đề kết nạp Ukraine.
Ông Robert O’Brien, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ mới đây đã thừa nhận rằng, Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương tạm thời chưa quan tâm đến việc tiếp nhận Ukraine vào hàng ngũ của NATO, một phần nguyên nhân của sự việc này xuất phát từ Nga.
Tuyên bố này được ông O’Brien đưa ra trong khi tham dự diễn đàn an ninh ở Halifax – Canada, sau khi ông được các phóng viên hỏi rằng, liệu NATO có nên hành động tích cực hơn để bảo vệ Ukraine tránh khỏi “sự xâm lược của Nga” hay không?
“Liên quan tới việc Ukraine gia nhập NATO, tôi không nghĩ rằng điều này nằm trong chương trình nghị sự. Tôi không nghĩ rằng NATO muốn tiếp nhận Ukraine vào hàng ngũ của mình để rơi vào tình trạng xung đột với Nga” – vị cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ thẳng thắn thừa nhận.
Tuy nhiên, ông O’Brien khẳng định rằng, lập trường của Hoa Kỳ là sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev trong cuộc đối đầu với Moscow. Hơn nữa, Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng nước này không phải là một bên trong cuộc xung đột nội bộ Ukraine.
Trước đây, cựu Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen đã từng nói rằng Ukraine sẽ cần phải đạt được một số tiêu chí để gia nhập liên minh, và để thực hiện điều này sẽ mất không ít thời gian. Các chuyên gia cho rằng, những điều kiện này là hết sức khó khăn, chính quyền Kiev sẽ không thể đủ điều kiện trở thành thành viên NATO trong 20 năm tới.
Theo giới chuyên gia, có 3 nguyên nhân chính khiến Ukraine rất khó để trở thành thành viên của NATO. Ngoài nguyên nhân đầu tiên đã đề cập ở trên là “sợ Nga nổi giận” vì NATO bành trướng về phía đông, còn 2 nguyên nhân chính nội tại của đất nước này, cụ thể như sau:
Nguyên nhân thứ hai là: Ukraine đang ở trong tình trạng chiến tranh.
Theo điều lệ của NATO, khối này sẽ không kết nạp một quốc gia có xung đột chưa được giải quyết gia nhập tổ chức này. Hiện nay, Ukraine đang được coi là nước ở trong tình trạng chiến tranh, do cuộc nội chiến ở vùng Donbass, miền Đông nước này vẫn chưa chấm dứt.
Video đang HOT
Ukraine sẽ còn rất lâu mới có thể trở thành thành viên của khổi NATO
Hai tỉnh ly khai Donetsk và Lugansk đã tuyên bố tách khỏi Ukraine và tự xưng là hai nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR). Chính quyền Kiev đã sử dụng các biện pháp quân sự để thu hồi các vùng đất này nhưng không thành công và đã phải ký Thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk.
Tình hình này vẫn tiếp diễn nhùng nhằng từ năm 2017 cho đến nay, Kiev không muốn để mất Donbass nhưng không thể giành lại bằng biện pháp quân sự và ngoại giao; ngược lại, DPR và LPR cũng quyết tâm không trở về với Ukraine, thậm chí là còn muốn sáp nhập với Nga.
Nếu đáp ứng điều kiện này của NATO có nghĩa là Ukraine sẽ phải từ bỏ 2 tỉnh miền Đông, công nhận nền độc lập của họ, thế nhưng, chính quyền Kiev không đời nào chấp nhận điều này, nên Ukraine sẽ không bao giờ đủ điều kiện để gia nhập NATO.
Nguyên nhân thứ ba là: Quân đội Ukraine quá lạc hậu
Hồi tháng 4 năm nay, chính đại biểu Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) là ông Vadim Rabinovich cho rằng, Ukraine không có cơ hội nào để gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, vì quân đội của quốc gia này không đáp ứng các tiêu chuẩn của NATO.
Để gia nhập NATO, Kiev cần đảm bảo sự tương thích hoàn toàn của các lực lượng vũ trang của mình với các lực lượng của các nước liên minh. Chỉ sau khi Ukraine hoàn thành cải cách các lực lượng vũ trang để phù hợp với nguyên tắc và tiêu chuẩn của NATO thì nước này mới có thể bàn đến vấn đề trở thành thành viên của NATO.
Ông cũng nói thêm rằng để gia nhập NATO, Ukraine sẽ phải đầu tư số tiền rất lớn từ chính ngân sách của mình, nhằm thay máu vũ khí trang bị, huấn luyện binh sĩ theo tiêu chuẩn NATO.
Cụ thể, theo đại biểu Quốc hội này, để đi đúng vào “đường ray của NATO”, đất nước Ukraine sẽ cần 120 tỷ USD, và trong thời gian 40 năm tới, Ukraine sẽ chẳng đào đâu ra số tiền như vậy và cũng đừng hy vọng là sẽ có ai đó cấp miễn phí cho họ số tiền này.
Toàn Thắng
Theo baodatviet.vn
Không quân Ukraine nhận lô tiêm kích MiG-29 chuẩn NATO đầu tiên
Theo Jane's, Không quân Ukraine vừa chính thức tiếp nhận lô tiêm kích MiG-29 nâng cấp theo chuẩn NATO đầu tiên.
Những chiếc MiG-29 được tái trang bị nằm trong chương trình nâng cấp theo chuẩn NATO. Công việc này được công nghiệp quốc phòng Ukraine bắt đầu thực hiện từ cuối năm 2015.
Để phi đội chiến đấu cơ này đạt chuẩn NATO, Công ty quốc phòng Novator của Ukraine được giao nhiệm vụ tích hợp hệ thống radar cảnh báo sớm trên không SPS-2000 dành riêng cho tiêm kích MiG-29 thuộc biên chế Không quân nước này.
Nguồn tin cho biết, SPS-2000 trong tương lai sẽ thay thế cho các hệ thống cảnh báo sớm Avtomatika SPO-150 vốn là trang bị tiêu chuẩn cho hầu hết các dòng máy bay quân sự do Liên Xô chế tạo trước đây.
Hệ thống cảnh báo sớm SPS-2000 được thiết kế để có thể hoạt động trên nhiều dải tần số và với độ nhạy cao, bên cạnh đó nó còn phù hợp với các hệ thống quản lý hàng không theo tiêu chuẩn châu Âu và NATO.
Dù được sản xuất tại Ukraine nhưng trước khi tích hợp lên MiG-29, hệ thống SPS-2000 vẫn chưa được trang bị trên bất kỳ dòng máy bay quân sự nào của Không quân Ukraine.
Sau khi MiG-29 chuẩn NATO với SPS-2000 chính thức di vào hoạt động, SPS-2000 sẽ tiếp tục được tích hợp cho các máy bay Su-25, Su-24, Su-27.
Đến khi đó, Không quân Ukraine hoàn toàn được chuẩn hóa theo thông số của NATO. Được biết, sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine sở hữu một lực lượng Không quân hùng mạnh nhất nhì châu Âu.
Tuy nhiên, tính cho tới thời điểm hiện tại Không quân Ukraine chỉ còn sở hữu 187 máy bay quân sự các loại, sau tổn thất nặng nề tại chiến trường miền Đông hoặc đã bị thanh lý hoặc đưa vào "bảo quản, bảo dưỡng kỹ thuật".
Mặc dù vậy, chỉ với số chiến đấu cơ này, khi được tích hợp hệ thống theo chuẩn NATO, chúng sẽ trở nên rất mạnh với vũ khí mới thay vì kho vũ khí nghèo nàn có từ thời Liên Xô đang có mặt trong Không quân Ukraine.
Theo kienthuc.net.vn
Chuyện ly khai Ukraine: Mưu sự không dễ thành Tổng thống Zelensky của Ukraine vừa triệt thoái quân đội khỏi khu vực ly khai, xung đột của nước này. Triển vọng của vãn hồi hoà bình tại đây ra sao? Phân tích của Báo Thế giới & Việt Nam. Cách tiếp cận của ông Zelensky là phải cải thiện quan hệ với Nga thì mới giải quyết được vấn đề ly khai...