NATO xây dựng lực lượng phản ứng nhanh đối phó với Nga
NATO chuyển trọng tâm chiến lược trong năm 2015 sang châu Âu và khối này sẽ nỗ lực đưa lực lượng phản ứng nhanh, được thiết kế như một rào cản đối với Nga đi vào hoạt động chính thức, theo ABC News ngày 6.1.
NATO sẽ chuyển trọng tâm chiến lược trong năm 2015 sang châu Âu – Ảnh: AFP
Sau khi chính thức kết thúc sứ mệnh chiến đấu tại Afghanistan, Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đề ra chương trình nghị sự năm 2015 tập trung giải quyết thực tế chiến lược mới tại châu Âu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tại Ukraine cũng như cách thức đối phó với các tình huống tương tự.
Lực lượng đa quốc gia, thường được gọi là lực lượng “mũi nhọn” được lãnh đạo các thành viên NATO nhất trí thành lập hồi tháng 9.2014. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết việc thành lập lực lượng phản ứng nhanh cùng với việc tăng cường các khả năng liên minh được xem là nỗ lực củng cố sức mạnh lớn nhất của khối này kể từ sau Chiến tranh lạnh, theo ABC News.
Ông Stoltenberg nói rằng ưu tiên hàng đầu của ông là thực hiện kế hoạch này một cách đầy đủ và đúng lúc.
Video đang HOT
Ông Michael Brown, Hiệu trưởng trường Quan hệ Quốc tế Elliot thuộc Đại học George Washington nhận định, thách thức lớn nhất của NATO trong năm 2015 sẽ tập trung vào bước tiến trong nhiệm vụ cốt lõi của khối, bao gồm đảm bảo an ninh cho các thành viên liên minh và thúc đẩy sự ổn định ở châu Âu.
Ông Brown nói rằng, đây sẽ là một thách thức vì sự phòng thủ tập thể được các nhà lãnh đạo của liên minh thống nhất đã có trong nhiều năm, trong khi Nga đã phát triển một loạt các chiến thuật độc đáo đòi hỏi phải có phản ứng mới và độc đáo, ngoài ra trên thực tế NATO vẫn sẽ tiếp tục tham gia vào các hoạt động đào tạo quân sự tại Afghanistan.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg – Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Marcin Terlikowski, người đứng đầu dự án An ninh và Kinh tế Quốc phòng châu Âu tại Viện Quan hệ Quốc tế Ba Lan ở Warsaw cho rằng, năm 2015, NATO sẽ làm cho kế hoạch sẵn sàng hành động để nâng cao khả năng liên minh cụ thể và rõ rệt hơn đối với Nga. Ông nói rằng vấn đề tài chính cũng là một trong những nhiệm vụ chính cho kế hoạch của NATO, theo ABC News.
Rõ ràng vấn đề ngân sách cho hoạt động của lực lượng phản ứng nhanh vẫn đang còn bỏ ngỏ. Giới chức NATO hy vọng Mỹ và Đức sẽ là hai quốc gia đóng góp nhiều nhất cho lực lượng này.
Dự kiến trong năm nay, NATO tiếp tục luân chuyển lực lượng quân sự tại các nước thành viên là láng giềng của Nga nhằm duy trì sức ép lên Moscow. Trong các năm tiếp theo, NATO có thể tiếp tục tập kết nhiên liệu, đạn dược, nhu yếu phẩm cũng như các trang thiết bị quân sự khác để phục vụ cho lực lượng phản ứng nhanh trong trường hợp xảy ra xung đột.
Trong một diễn biến khác trước đó, trong học thuyết quân sự mới được công bố tháng 12.2014, Nga coi Mỹ và NATO là mối đe dọa lớn đối với nền an ninh của xứ sở bạch dương. Nga cho rằng liên minh quân sự này đang can thiệp không cần thiết vào các chức năng toàn cầu và đây là sự vi phạm luật pháp quốc tế.
Ngay sau đó, cả Mỹ và NATO đều khẳng định họ không phải là mối đe dọa với an ninh Nga.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Nga cần thành lập đội phản ứng nhanh sau vụ tai nạn tàu điện ngầm
Đội phản ứng nhanh sẽ làm việc liên tục 24 giờ và cứ mỗi tuyến tàu điện ngầm thì bố trí 10 nhân viên.
Cơ quan an ninh thành phố Moscow của Nga vừa đề xuất thành lập một đội phản ứng nhanh của hệ thống tàu điện ngầm thành phố, có chức năng giống như Bộ tình trạng khẩn cấp nhằm xử lý kịp thời các vụ tai nạn bất thường, như vụ tai nạn tàu điện ngầm nghiêm trọng xảy ra hôm 15/7 vừa qua.
Cấp cứu nạn nhân trong vụ tai nạn tàu điện ngầm (ảnh: Reuters)
Theo đề xuất trên, Nga cần đào tạo hàng trăm nhân viên để bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đội phản ứng nhanh, có thể xử lý kịp thời trong thời gian 15 phút đối với bất kỳ vụ tai nạn nào của hệ thống tàu điện ngầm. Đội phản ứng nhanh sẽ làm việc liên tục 24 giờ và cứ mỗi tuyến tàu điện ngầm thì bố trí 10 nhân viên. Ngoài ra, hệ thống tàu điện ngầm của Moscow cũng cần có các chuyên gia an ninh.
Cơ quan an ninh tàu điện ngầm Moscow cho biết, thực tế việc thành lập đội phản ứng nhanh đã bắt đầu được chuẩn bị từ trước khi xảy ra vụ tai nạn tàu điện ngầm hôm 15/7, khiến 22 người chết và hàng trăm người bị thương. Đây là vụ tai nạn thảm khốc nhất của mạng lưới tàu điện ngầm Moscow, một trong những hệ thống tàu điện ngầm tấp nập nhất thế giới./.
Theo_VOV
Lo ngại Trung Quốc, Nhật Bản định thiết lập vành đai phòng thủ trên biển Hoa Đông Chính phủ Nhật Bản đang có kế hoạch mở một chuỗi căn cứ lục quân tại các đảo nằm trên vùng biển Hoa Đông, đồng thời thiết lập một lực lượng phản ứng nhanh trong trường hợp có đảo xa bị tấn công, nhật báo Yomiuri vừa tiết lộ. Cụ thể, lục quân của Cục phòng vệ Nhật Bản (GSDF) sẽ mở căn...