NATO và Ukraine họp khẩn cấp sau vụ Nga tấn công bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik
Ngày 26/11 tới, NATO và Ukraine sẽ họp khẩn cấp sau khi Nga tấn công vào một thành phố trung tâm của Ukraine bằng một tên lửa đạn đạo siêu thanh và tuyên bố sẽ tiếp tục thử nghiệm loại vũ khí này.
Với việc phóng tên lửa Oreshnik, Nga dường như muốn gửi đi thông điệp rõ ràng về khả năng quân sự, đồng thời nhấn mạnh lập trường cứng rắn trước những áp lực gia tăng từ Ukraine và các quốc gia phương Tây.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cho biết cuộc xung đột đang “bước vào giai đoạn quyết định” và “mang tính chất rất kịch tính. Quốc hội Ukraine đã hủy một phiên họp sau cuộc tấn công của Nga vào một cơ sở quân sự ở thành phố Dnipro.
Nga phóng tên lửa đạn đạo siêu thanh (Ảnh: Sputnik)
Trong một tuyên bố cảnh báo nghiêm khắc với phương Tây, Tổng thống Putin cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa tầm trung Oreshnik là nhằm trả đũa việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ và Anh có khả năng tấn công sâu hơn vào lãnh thổ Nga.
Theo Tổng thống Putin, mặc dù không phải là tên lửa liên lục địa, nhưng tên lửa Oreshnik mạnh ngang với việc sử dụng nhiều tên lửa được trang bị đầu đạn thông thường, có thể gây ra hậu quả tàn khốc như một cuộc tấn công bằng vũ khí chiến lược, hoặc vũ khí hạt nhân.
Video đang HOT
Tướng Sergei Karakayev, người đứng đầu Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga, cho biết tên lửa Oreshnik có thể tiếp cận các mục tiêu trên khắp châu Âu và được trang bị đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Ông cũng cho rằng ngay cả với đầu đạn thông thường, việc sử dụng vũ khí này trên diện rộng cũng có hiệu quả tương đương với việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tiếp tục chỉ trích phương tây cho rằng “những quyết định và hành động liều lĩnh của các nước phương Tây” trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine để tấn công Nga.
Lý do Nga sử dụng tên lửa IRBM đáp trả việc Ukraine tấn công bằng tên lửa tầm xa
Moskva đã gây bất ngờ khi sử dụng tên lửa IRBM tấn công thành phố Dnipro của Ukraine nhằm trả đũa việc Kiev dùng tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow nhằm vào khu vực Bryansk và Kursk của Liên bang Nga.
Hậu quả của cuộc tấn công bằng tên lửa của Liên bang Nga vào thành phố Dnipro, tỉnh Dnipropetrovsk của Ukraine, ngày 21/11/2024. Ảnh: Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Quốc gia Ukraine/Telegram
Báo The Kyiv Independent ngày 22/11 cho biết Liên bang Nga thường sử dụng các loại tên lửa đạn đạo tầm gần và tầm ngắn trong các cuộc tấn công từ trên không nhằm vào Ukraine.
Trong khi đó, tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lớn hơn nhiều, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và được thiết kế để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách xa hơn rất nhiều.
Tên lửa đạn đạo vận hành bằng động cơ, được phóng lên cao vào bầu khí quyển trước khi quay đầu, lao xuống mục tiêu theo quỹ đạo hình cung và do chỉ được điều hướng trong giai đoạn đầu của quá trình phóng, cho nên, chúng có thể kém chính xác hơn so với tên lửa hành trình.
Tuy nhiên, tên lửa đạn đạo có lợi thế là đạt được tốc độ cực kỳ cao, khi tiếp cận mục tiêu có thể vượt 3.200 km/h và quan trọng hơn, tên lửa đạn đạo có tầm bắn rất xa, từ khoảng 1.000 km đến 3.000 - 5.500 km trong trường hợp của IRBM.
Từ khi triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine tới nay, Liên bang Nga có xu hướng sử dụng nhiều loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn hơn, bao gồm Iskander và Kinzhal.
Do các loại tên lửa đạn đào này có tốc độ rất cao, cho nên, chỉ một số hệ thống phòng không nhất định như Patriot do Mỹ sản xuất, mới có khả năng bắn hạ chúng.
Trở lại với cuộc tấn công của Moskva vào thành phố Dnipro hôm 21/11, Tổng thống Liên bang Nga đã xác nhận rằng Moskva đã đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa của Ukraine bằng một cuộc tấn công bằng tên lửa siêu vượt âm mới có tên là "Oreshnik".
Xem video ghi lại nhiều ánh chớp bùng lên ở thành phố Dnipro của Ukraine sau khi Liên bang Nga tuyên bố đã phóng một tên lửa đạn đạo siêu vượt âm tầm trung vào đây. Nguồn: Reuters
Theo tờ The Kyiv Independent, thông tin về tên lửa "Oreshnik" được Tổng thống Putin nhắc đến còn rất hạn chế. Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Yan Matveev nói với IStories rằng đây có thể là phiên bản sửa đổi của tên lửa Rubezh.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26 Rubezh được cho là có tầm bắn lên tới 6.000 km và có thể mang bốn đầu đạn, mỗi đầu đạn có uy lực nổ tương đương 0,3 megaton.
Chuyên gia quốc phòng và nhà nghiên cứu tại Đại học Oslo, ông Fabian Hoffmann, nói với The Kyiv Independent rằng tên lửa RS-26 Rubezh được trang bị hệ thống đầu đạn phân hướng độc lập (MIRV - Multiple Independent Reentry Vehicles).
Hình ảnh được cho là ghi lại vụ tấn công thành phố Dnipro hôm 21/11 của Liên bang Nga cho thấy nhiều vật thể lao xuống mặt đất, nhưng không có các vụ nổ lớn thường thấy ở các loại tên lửa hoặc đầu đạn thông thường.
Do đó, theo chuyên gia Hoffmann, "vụ tấn công này không nhằm mục đích quân sự. Đây hoàn toàn, hoàn toàn chỉ mang tính chất chính trị".
Vậy mục đích chính trị đó là gì?
Để tìm hiểu vấn đề này thì cần phải đặt cuộc tấn công thành phố Dnipro hôm 21/11 của Liên bang Nga vào trong bối cảnh nó diễn ra ngay sau khi Ukraine thực hiện được một cuộc tấn công quân sự thành công bên trong lãnh thổ nước này, được cho là sử dụng các loại tên lửa tầm xa ATACMS và Storm Shadow do Mỹ và Anh cung cấp.
Sau khi gọi đây là hành động vượt qua "lằn ranh đỏ" mà Điện Kremlin đã vạch ra, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva sẽ đáp trả.
Chuyên gia Hoffmann nhận định: "Họ có lẽ đã cân nhắc việc thử nghiệm một đầu đạn hạt nhân, điều mà có người cho rằng sẽ sớm xảy ra, nhưng (Moskva) đã quyết định rằng hành động đó là quá căng thẳng và có thể dẫn đến sự phản ứng dữ dội, đặc biệt từ các đối tác như Trung Quốc và Ấn Độ".
"Và sau đó, họ có thể nghĩ rằng đây là lựa chọn tốt nhất tiếp theo, bởi vì nó gửi một tín hiệu rõ ràng đến phương Tây, trong khi có thể vẫn không làm mất lòng các đối tác quốc tế quan trọng", chuyên gia Hoffmann nói tiếp.
Vấn đề đối với Moskva như một quan chức Mỹ nói với The Kyiv Independent là "Liên bang Nga có khả năng chỉ sở hữu một số ít những tên lửa thử nghiệm như vậy".
EU đạt bước tiến lịch sử trong vấn đề hỗ trợ vũ khí cho Ukraine Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên đã tài trợ cho các quốc gia thành viên mua sắm chung vũ khí, bao gồm tên lửa và đạn dược với một phần trong số đó sẽ được gửi đến Ukraine để giúp nước này chống lại các lực lượng của Liên bang Nga. EU) lần đầu tiên đã tài trợ cho các quốc...