NATO và EU phối hợp bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng
Ngày 11/1, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) và Liên minh châu Âu (EU) đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung nhằm tăng cường bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (thứ 2, trái), Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại cuộc gặp ở Brussels, Bỉ, ngày 10/1/2023. Ảnh: AFP/ TTXVN
Quyết định trên được đưa ra sau khi xảy ra sự cố rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc trong năm ngoái cũng như trong bối cảnh NATO và EU tìm cách thúc đẩy hợp tác tại thời điểm cuộc xung đột ở Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
Phát biểu tại cuộc họp với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg ở Brussels (Bỉ), Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết lực lượng đặc nhiệm chung, quy tụ các chuyên gia của EU và NATO, có nhiệm vụ nghiên cứu các lỗ hổng trong hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu và tham mưu các biện pháp nhằm bảo vệ tốt hơn những cơ sở hạ tầng này.
Chủ tịch EC nhấn mạnh thêm rằng sự cố đối với đường ống Dòng chảy phương Bắc cho thấy EU và NATO cần chuẩn bị để có thể sẵn sàng ứng phó với những mối đe dọa mới.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng Thư ký NATO cho biết hai bên mong muốn cùng nhau xem xét cách thức để các cơ sở hạ tầng, công nghệ và các chuỗi cung ứng quan trọng có khả năng chống chịu và phục hồi tốt hơn trước các tác động. Đây sẽ là một bước quan trọng nhằm củng cố sức mạnh và tăng tính an toàn cho các quốc gia thành viên NATO cũng như EU.
NATO và EU đã thúc đẩy hợp tác chặt chẽ kể từ khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. Hiện 21 trong số 27 quốc gia thành viên của EU cũng là thành viên của NATO. Ngày 10/1, hai liên minh này đã ký một cam kết hợp tác nhằm nâng cấp quan hệ đối tác lên một tầm cao mới.
Tháng 9 năm ngoái, Thụy Điển và Đan Mạch đã phát hiện 4 đoạn đường ống rò rỉ trên hai tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 dẫn khí đốt từ Nga tới Đức qua Biển Baltic, sau khi các cơ quan địa chấn ghi nhận 2 vụ nổ dưới nước trước đó. Trong số 4 điểm rò rỉ này, 2 điểm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Thụy Điển và 2 điểm thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch. Thụy Điển, Đan Mạch và Đức đã mở các cuộc điều tra riêng biệt để thu thập thông tin và tài liệu riêng về sự cố. Tuy nhiên, cho đến nay các cuộc điều tra vẫn chưa xác định được tổ chức hay cá nhân nào đứng sau vụ việc này. Trong khi đó, NATO đã tăng cường triển khai lực lượng hải quân nhằm đảm bảo an ninh tại các khu vực xảy ra sự cố rò rỉ khí đốt nói trên.
Những động thái chiến sự đáng chú ý cần theo dõi tiếp theo ở Ukraine
Sẽ khó có bất kỳ thỏa thuận có ý nghĩa và lâu dài nào giữa Nga và Ukraine trong những tháng tới.
Do đó, khó có khả năng 2023 sẽ là một năm hòa bình ở Ukraine.
Binh sĩ Ukraine bắn pháo vào các lực lượng Nga ở khu vực phía Đông Donbas. Ảnh: AFP
Khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang năm 2023, cuộc xung đột dường như sẽ khó chấm dứt trong ngắn hạn. Rất khó để biết con số chính xác, nhưng rõ ràng là hàng nghìn binh sĩ của cả hai bên đã thương vong và hàng triệu người dân Ukraine phải đi sơ tán.
Theo nhận định của Luke Coffey, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Hudson (một tổ chức tư vấn Mỹ có tầm ảnh hưởng nổi tiếng thế giới), trên trang Tin tức Arab (arabnews.com) ngày 6/1, trước mắt, có một số động thái quân sự cần chú ý tiếp theo trong cuộc xung đột này:
Thứ nhất là diễn biến tại khu vực xung quanh thành phố Bakhmut ở vùng Donbas, miền Đông Ukraine. Trong nhiều tháng, các lực lượng Nga đã tìm cách kiểm soát thành phố này nhưng không thành công. Đối với Ukraine, ưu tiên sẽ là giữ vững các tuyến phòng thủ gần Bakhmut và khu vực xung quanh. Cả hai bên đều đã phải trả giá đắt trong cuộc đối đầu với nhiều binh sĩ bị thiệt mạng và Bakhmut về cơ bản đã bị hủy hoại nặng nề, hiện chỉ còn khoảng 10.000 người trong tổng số 80.000 người trước xung đột ở lại thành phố.
Chuyên gia phân tích Coffey cho rằng, mặc dù Bakhmut có ít giá trị chiến lược quân sự, nhưng lại có ý nghĩa mang tính biểu tượng với cả hai bên, khi thất bại ở đó trở nên khó có thể chấp nhận về mặt chính trị. Yevgeny Prigozhin, nhà tài phiệt Nga thân cận với Điện Kremlin, chỉ huy lực lượng Wagner ở thành phố này nhận thức sâu sắc rằng uy tín của mình sẽ bị đe dọa: Không kiểm soát được thành phố đồng nghĩa với việc mất ảnh hưởng lớn ở Moskva.
Với Ukraine, sau chuyến thăm bất ngời của Tổng thống Volodomyr Zelensky tới Bakhmut vào tháng trước, việc từ bỏ thành phố này sẽ là một đòn tâm lý đối với người dân Ukraine.
Thứ hai, nếu phía Ukraine có thể ổn định tình hình xung quanh Bakhmut, rất có thể trọng tâm của họ sẽ là một cuộc phản công ở phía Nam. Mục tiêu của Kiev sẽ là chia cắt thành phố Mariupol do Nga kiểm soát và khu vực Perekop nối với Crimea. Hướng tấn công tiềm năng có thể là từ hướng Zaporizhzhia với mục tiêu chính là Melitopol ở phía Nam.
Trước xung đột, Melitopol là thành phố lớn thứ 34 của Ukraine, nhưng tầm quan trọng của nó là từ vị trí thay vì quy mô - gần bờ biển Azov. Việc kiểm soát thành phố này có thể giúp phong tỏa cây cầu nối đất liền của Nga với Crimea và đặt các lực lượng Ukraine vào thế có lợi khi tấn công nhiều mục tiêu quân sự trên bán đảo Crimea. Melitopol cũng đã nằm trong tầm bắn của các hệ thống tên lửa của Ukraine và khu vực xung quanh thành phố là điểm nóng của hoạt động giao tranh.
Thời gian sẽ là vấn đề rất quan trọng. Kể từ khi các lực lượng Nga rút khỏi Kherson vào tháng 11/2022, cả lực lượng Ukraine và Nga đã tái triển khai dọc theo chiến tuyến, bao gồm cả khu vực gần Melitopol. Một khi mùa đông khiến mặt đất bị đóng băng, Ukraine có thể sẽ hành động, nhưng tốc độ phản công sẽ phải rất nhanh. Khi tuyết tan vào mùa xuân, tình trạng "không có đường" sẽ xuất hiện ở Ukraine vì trên các cánh đồng trống hoặc thậm chí là cả những con đường trải nhựa đều không thể cơ động cho đến mùa hè vì bùn.
Diễn biến thứ ba là một cuộc tấn công mới tiềm năng của Nga từ Belarus. Ukraine và phương Tây cho rằng Minsk đã đóng một vai trò nhất định đối với Nga như một điểm tập kết cho quân đội của họ trong giai đoạn đầu chiến dịch quân sự vào tháng 2/2022. Giờ đây, ngày càng có nhiều lo ngại từ phương Tây rằng Belarus có thể tăng cường hỗ trợ cho Nga.
Nếu điều này xảy ra, có hai hướng hành động tiềm năng: Có thể có một cuộc tấn công khác vào Kiev, hoặc là một cuộc tấn công vào miền Tây Ukraine để làm gián đoạn đường tiếp tế của NATO từ Ba Lan và Romania. Cả hai đều sẽ không có khả năng thành công, nhưng gây đủ rắc rối cho Ukraine đến mức các lực lượng của họ sẽ phải điều chỉnh lại việc bố trí đội hình theo chiến tuyến.
Diễn biến cuối cùng cần theo dõi là việc liệu tên lửa của Iran có tham gia cuộc xung đột hay không. Phương Tây đã cáo buộc hàng trăm "máy bay không người lái cảm tử" Shahed-136 do Iran chế tạo được Nga sử dụng để tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Mặc dù lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ nhiều trong số chúng, nhưng số còn lại vẫn gây ra thiệt hại đáng kể. Phần lớn Ukraine đang trải qua tình trạng mất điện thường xuyên.
Trong khi đó, Nga đang cạn dần kho dự trữ tên lửa hành trình với tốc độ mà nước này không ngờ tới. Theo giới chức Ukraine, mỗi tháng Nga chỉ có thể sản xuất khoảng 30 tên lửa hành trình Kh-101 và 15-20 tên lửa hành trình Kaliber. Do đó, có khả năng Moskva quay sang Tehran để giúp lấp đầy khoảng trống này.
Nhà nghiên cứu Coffey kết luận, bốn diễn biến trên là những điều có thể dự báo một cách hợp lý về cuộc xung đột Nga - Ukraine năm 2023, nhưng không thể chính xác 100%. Như các sự kiện trong năm qua đã cho thế giới thấy, các nhà hoạch định chính sách cần chuẩn bị cho mọi tình huống. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn: sẽ khó có bất kỳ thỏa thuận có ý nghĩa và lâu dài nào giữa Nga và Ukraine trong những tháng tới. Do đó, khó có khả năng 2023 sẽ là một năm hòa bình.
Tiết lộ vũ khí ít được biết đến của Đức giúp Ukraine bắn hạ nhiều UAV trên bầu trời Kiev Đây là loại vũ khí ít được biết đến, nhưng đã giúp hạ gục nhiều máy bay không người lái ở Ukraine. Thủ tướng Đức Olaf Scholz kiểm tra hệ thống phòng không Gepard. Ảnh: Politico.eu Theo trang tin Politico.eu ngày 4/1, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước này đang bắn hạ nhiều máy bay không người lái tấn công các...