NATO ủng hộ nỗ lực tăng chi tiêu quốc phòng của Mỹ
Tổng Thư ký (TTK) Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhận định thông điệp của Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu các nước đồng minh chi nhiều hơn nữa cho quốc phòng đang có những tác động thực sự.
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ, ngày 14/2/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bài phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 3/4, TTK NATO nhận định việc Tổng thống Trump thúc giục các nước đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng đã có tác động và giúp liên minh này mạnh mẽ hơn.
Ông Stoltenberg nhấn mạnh rằng sau nhiều năm cắt giảm ngân sách quốc phòng, tất cả các nước đã tăng chi tiêu trở lại. Các đồng minh châu Âu và Canada đã chi thêm 41 tỷ USD trong hai năm qua và đến cuối năm 2020, con số đó sẽ tăng lên 100 tỷ USD.
TTK Stoltenberg là lãnh đạo NATO đầu tiên có bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ và đúng thời điểm NATO kỷ niệm 70 năm thành lập. Trước đó, ông đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Trump.
Các nước thành viên NATO cam kết chi tối thiểu 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích các nước thành viên này không đáp ứng cam kết đó. Theo ông Trump, Chính phủ Mỹ dành 3,5% GDP cho quốc phòng và các thành viên NATO nên chia sẻ gánh nặng này.
Video đang HOT
“Cuộc chiến” giữa Mỹ và châu Âu về đóng góp chi tiêu quốc phòng càng làm “lộ sáng” những rạn nứt khó hàn gắn của liên minh Tổng thống Donald Trump luôn yêu cầu các đồng minh châu Âu phải chia sẻ gánh nặng tài chính, song trên thực tế, đóng góp của Mỹ cho NATO cũng không phải là áp đảo.
Nếu tính theo tỷ lệ sức mạnh của các nền kinh tế thì Mỹ đóng góp tương đương 22% cho ngân sách NATO, tiếp theo là Đức với 14% và Anh và Pháp cùng 10%.
Giới phân tích cho rằng các chỉ trích mà ông Trump nhằm vào Đức thời gian qua khá vô lý và mục đích chính là gây sức ép buộc Berlin, một trong các đồng minh châu Âu có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ, phải nhượng bộ về mặt kinh tế.
Các ngoại trưởng NATO đang nhóm họp tại thủ đô Washington của Mỹ để tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập (4/4/1949 – 4/4/2019). Chương trình nghị sự của hội nghị bao gồm cả vấn đề Mỹ chỉ trích các nước thành viên châu Âu không thực hiện đầy đủ cam kết chi tiêu quốc phòng.
Đại Thắng (TTXVN)
Theo Tintuc
Nga tố 'pháo đài bay' B-52 của Mỹ tấn công giả định Moskva và St. Petersburg
Nguồn tin quân sự Nga khẳng định 5 máy bay ném bom B-52H Stratofortress của Không quân Mỹ trong một đợt huấn luyện bay ngày 28/3 đã tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân giả định nhằm vào các mục tiêu Nga, trong đó có thủ đô Moskva và thành phố St. Petersburg.
Máy bay ném bom B-52 tham gia huấn luyện. Ảnh: Defense Blog/Phi công Tessa B. Corrick
Trang mạng Defense Blog dẫn lời nguồn tin quân sự trên cho biết đợt bay huấn luyện trên biển Na Uy có sự tham gia của máy bay ném bom B-52H và các chiến đấu cơ F-16 Na Uy là một trong trong những ví dụ tấn công điển hình bằng tên lửa hành trình mô phỏng bên ngoài khu vực kiểm soát của radar phòng không, cũng như bên ngoài địa bàn hoạt động của máy bay đánh chặn siêu thanh MiG-31.
Mẫu máy bay ném bom B-52H có khả năng mang theo 20 tên lửa hành trình. Bản thân "pháo đài bay" B-52 không thể vượt qua hàng phòng thủ của kẻ địch, song tên lửa hành trình tầm xa có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng không công nghệ cao.
Từ lâu nay, quan chức Nga, trong đó có cả Bộ Quốc phòng nước này, nhiều lần bày tỏ quan ngại về những chuyến bay của B-52 sát biên giới quốc gia.
Hồi tháng 2, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết liên minh "có nhiều lựa chọn - truyền thống và cả những lựa chọn khác" để đối phó với cái mà NATO tố cáo Nga "vi phạm" Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Ông Stoltenberg không đề cập đến phương án dùng máy bay ném bom B-52, song phương tiện này thực sự là một cách để NATO chứng tỏ với Moskva rằng vũ khí hạt nhân có thể được điều động tới sát biên giới Nga hơn. Moskva đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động này.
Lầu Năm Góc từng thông báo cuộc tập trận với đồng minh NATO như Na Uy nhằm mục đích tăng cường năng lực và khả năng sẵn sàng của liên minh. Chuyến bay huấn luyện cũng cho phép các máy bay của NATO có cơ hội thử nghiệm khả năng tác chiến trong môi trường thực tế và thể hiện cam kết của Mỹ với các đồng minh.
Máy bay B-52, thuộc biên chế Lực lượng Đặc nhiệm Ném bom hiện được điều động tới khu vực do Bộ Chỉ huy châu Âu của Mỹ chịu trách nhiệm, xuất kích từ căn cứ không quân Barksdale tới tham gia huấn luyện từ 14/3.
Theo Bảo Hà/Báo Tin tức
Tương lai sứ mệnh của NATO ở Afghanistan phụ thuộc vào hòa đàm Cuộc đàm phán trực tiếp lâu nhất từng được tổ chức giữa Mỹ và Taliban đã kết thúc trong tuần này, với việc cả hai bên đều tuyên bố đạt tiến triển. Các đại diện của Mỹ và Taliban tại vòng đàm phán ở Doha, Doha, ngày 26/2. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo AP, ngày 14/3, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại...