NATO triệu tập cuộc họp đặc biệt về cung cấp vũ khí
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) Jens Stoltenberg ngày 27/9 đã triệu tập những người đứng đầu ngành công nghiệp vũ khí của khối này để thảo luận việc bổ sung kho dự trữ cạn kiệt ở Ukraine.
Một binh sĩ chất vũ khí chở đến Ukraine lên một máy bay vận tải C-17 Globemaster III tại Căn cứ Không quân Dover, Delaware ngày 14/9/2022. Ảnh: Không quân Mỹ
Theo kênh truyền hình RT, tại cuộc họp ở Brussels, Tổng Thư ký Stoltenberg hối thúc các tập đoàn công nghiệp – quân sự tăng tốc sản xuất trong bối cảnh nhiều báo cáo chỉ ra phương Tây đang thiếu hụt nguồn cung vũ khí chủ chốt.
NATO cho biết chủ đề thảo luận trong Hội nghị các Giám đốc Vũ khí Quốc gia (CNAD) tập trung vào khả năng sản xuất và dự trữ vũ khí của khối liên minh quân sự trước cuộc xung đột ở Ukraine.
Ông Stoltenberg nêu rõ: “Tăng cường kho dự trữ của NATO sẽ đảm bảo chúng ta có thể tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Chúng ta cần tiếp tục hợp tác với tư cách là những đồng minh NATO”.
Kể từ tháng 2, NATO đã gửi một lượng lớn vũ khí, đạn dược, phương tiện và các thiết bị quân sự khác tới Kiev, với phần lớn nguồn cung đến từ Mỹ. Lầu Năm Góc thừa nhận Mỹ đã gửi hỗ trợ an ninh với giá trị hơn 14,5 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi xung đột. Đây là mức viện trợ cao thứ hai sau mức hơn 17,2 tỷ USD mà Mỹ gửi cho Ukraine trong năm 2014.
Dẫn lời các quan chức giấu tên, hãng Reuters ngày 27/9 đưa tin Mỹ chuẩn bị một gói vũ khí khác cho Kiev, trị giá 1,1 tỷ USD.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tất cả những lần hỗ trợ này đã làm ảnh hưởng đến kho dự trữ vũ khí và đạn dược của Mỹ. Đầu tháng 9, Lầu Năm Góc công bố một hợp đồng trị giá 311 triệu USD cho khoảng 1.800 tên lửa chống tăng Javelin. 624 triệu USD khác đã được phân bổ để bổ sung vào kho tên lửa phòng không Stinger.
Trong khi đó, theo một bài viết đăng trên Tạp chí Phố Uôn hồi cuối tháng 8, lượng dự trữ đạn pháo 155mm đang ở mức thấp báo động. Thời gian để nhận những đơn hàng vũ khí đặt mất từ 13 đến 18 tháng.
Ở các nước khác như Anh, báo Telegraph đưa tin ngành công nghiệp quân sự nước này có thể mất tới hai năm để bắt đầu lại việc sản xuất các loại vũ khí đời cũ, trong khi việc thiết kế và chuyển giao một tên lửa mới có thể mất tới 10 năm.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ chỉ ra rằng quân đội nước này không được xây dựng để chiến đấu hoặc hỗ trợ một cuộc xung đột kéo dài, trong khi ngành công nghiệp quốc phòng chỉ có quy mô phù hợp với tốc độ sản xuất thời bình. Việc mở rộng năng lực sản xuất sẽ mất nhiều năm.
Anh điều vũ khí chống tăng, Canada đưa lực lượng đặc biệt đến Ukraine
Ngày 17/1, Chính phủ Anh thông báo đã bắt đầu cung cấp vũ khí chống tăng cho Ukraine để giúp nước này tự vệ.
Một lính dự bị của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine luyện tập chiến đấu. Ảnh: Reuters
Hãng AFP cho biết sau khi các cuộc đàm phán giữa Nga với Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tuần trước kết thúc mà không đạt được đột phá, Ukraine đã yêu cầu phương Tây cung cấp vũ khí để giúp nước này tự bảo vệ mình.
"Chúng tôi đã quyết định cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí phòng thủ chống tăng hạng nhẹ", Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace phát biểu trước Quốc hội. Ông cho biết lô vũ khí đầu tiên đã được chuyển giao hôm 17/1. Một nhóm nhỏ nhân viên Anh cũng sẽ tham gia đào tạo tại Ukraine trong thời gian ngắn.
Mặc dù không nói rõ số lượng hay chủng loại vũ khí nhưng ông Wallace cho hay: "Chúng không phải là vũ khí chiến lược và không gây đe dọa đối với Nga. Chúng được sử dụng để tự vệ".
Bộ Quốc phòng Ukraine đã bày tỏ sự hoan nghênh đối với thông báo của ông Wallace.
Cùng lúc đó, London cũng cung cấp tài chính để nâng cao năng lực hải quân của Ukraine.
Ông Wallace cho biết đã mời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến thăm London trong vài tuần tới để thảo luận về cuộc khủng hoảng liên quan Ukraine, mặc dù không rõ liệu người đồng cấp Nga có chấp nhận hay không.
Trong khi đó, Canada đã triển khai một đội chiến dịch đặc biệt đến Ukraine. Báo Global News đưa tin các chiến dịch của Canada tại Ukraine là một phần trong nỗ lực của các đồng minh NATO nhằm hỗ trợ Chính phủ Ukraine.
Đơn vị này cũng được giao nhiệm vụ giúp phát triển các kế hoạch sơ tán nhân viên ngoại giao Canada trong trường hợp cần thiết.
Ngoại trưởng Canada Melanie Joly đã có mặt tại Kiev để thảo luận về các vấn đề liên quan và hội kiến Thủ tướng Ukraine Denys Shmygal hôm 17/1.
Canada là quốc gia có đông người Ukraine thứ ba trên thế giới, sau Ukraine và Nga. Canada đã duy trì một phái đoàn huấn luyện gồm 200 người ở miền Tây Ukraine kể từ năm 2015. Ngày 16/1, Bộ Ngoại giao Canada đã kêu gọi người dân nước này tránh đến Ukraine nếu không cần thiết.
Tại Đức, Ngoại trưởng Annalena Baerbock cho biết nước này sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để đảm bảo an ninh cho Ukraine.
"Chúng tôi sẽ làm tất cả để đảm bảo an ninh của Ukraine", bà phát biểu tại cuộc họp báo trong chuyến thăm đầu tiên tới Ukraine, một ngày trước khi bà gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ở Moskva. Bên cạnh đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết: "Chúng tôi mong đợi các bước đi rõ ràng từ Nga để xuống thang tình hình".
Chuyến thăm của bà Baerbock đến Kiev diễn ra trong bối cảnh các bên đang nỗ lực hồi sinh Bộ tứ Normandy gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraine với mục đích làm giảm leo thang xung đột.
Người đồng cấp Ukraine của bà, ông Dmytro Kuleba, nói với các phóng viên sau các cuộc thảo luận rằng Ukraine và Đức cam kết giải quyết ngoại giao cho cuộc xung đột này.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov dự kiến có cuộc gặp đầu tiên với bà Baerbock vào ngày 18/1. Một ngày trước đó, ông Lavrov nói tại cuộc họp báo hôm 17/1 rằng Nga đang chờ câu trả lời cụ thể cho một loạt các yêu cầu an ninh sâu rộng ở châu Âu.
Triều Tiên khẳng định chưa từng cung cấp vũ khí, đạn dược cho Nga Hôm 22/9, Triều Tiên tuyên bố nước này chưa từng cung cấp vũ khí, đạn dược cho Nga và cũng không có kế hoạch làm vậy trong tương lai. Quốc kỳ Nga và Triều Tiên tung bay trên một con phố trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Vladivostok, Nga tháng 4/2019. Ảnh: Reuters Theo Hãng thông tấn...