NATO triển khai thêm lực lượng ở miền đông châu Âu
NATO hôm nay 16/4 cho hay sẽ triển khai thêm lực lượng không quân, hải quân và bộ binh ở miền đông châu Âu nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng đang leo thang ở Ukraine và sẽ hành động thêm nếu cần thiết.
Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường của Mỹ USS Donald Cook đã hiện diện ở Biển Đen từ vài ngày nay.
“Hôm nay chúng tôi đã nhất trí đối với một gói các biện pháp quân sự”, lãnh đạo NATO Anders Fogh Rasmussen cho hay sau cuộc họp của các đại sứ từ 28 thành viên của khối hiệp ước xuyên Đại Tây Dương này.
Tuyên bố được đưa ra sau khi lực lượng Ukraine mở cuộc tấn công “chống khủng bố” nhằm vào những người biểu tình thân Nga ở đông nam Ukraine và sau khi Tổng thống Nga Putin cảnh báo Ukraine đang ở trên bờ vực chiến tranh. Cảnh báo của ông Putin khiến các nước phương Tây lo ngại Nga có thể cam thiệp vào Ukraine.
Ông Rasmussen từ chối tiết lộ lực lượng mới nào sẽ được triển khai và được triển khai ở đâu. Nhưng ông cho biết, NATO sẽ tăng cường các chuyến bay tuần tra, tàu ở Biển Baltic cùng vùng đông Địa Trung Hải.
Ông cho hay quyết định sẽ được áp dụng “ngay lập tức” và “sẽ có hành động thêm, nếu cần thiết, trong vài tuần và vài tháng tới”.
Khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, NATO cũng đã có những động thái tương tự, với Mỹ phái chiến đấu cơ, tàu chiến, khu trục hạm tới các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan nhằm củng cố niềm tin ở các nước từng thuộc Liên Xô cũ này.
Video đang HOT
Sau chiến tranh lạnh và sau khi Liên Xô tan rã, nhiều nước ở miền đông châu Âu đã nhanh chóng gia nhập NATO. Và Nga coi cuộc “đông tiến” của NATO là đe dọa trực tiếp đối với an ninh nước này.
Nga cũng liên tục phủ nhận cáo buộc của phương Tây, cho rằng nước này nhúng tay vào các cuộc biểu tình ở đông, nam Ukraine.
Theo Dantri
NATO tập trận bắn đạn thật quy mô lớn sát biên giới Nga
Ngày 2/11, các quốc gia thành viên và không thành viên của NATO tại khu vực biển Baltic đã bắt đầu cuộc tập trận Steadfast Jazz 2013 sát biên giới Nga. Tổng cộng khoảng 6.000 binh sỹ cũng hàng trăm xe thiết giáp, máy bay và các tàu chiến sẽ góp mặt.
Diễn ra từ ngày 2 đến ngày 9/11 tại Ba Lan, cuộc tập trận này được báo giới Nga khẳng định là cuộc diễn tập chiến tranh chiến lược lớn nhất suốt 10 năm qua của NATO.
Cuộc tập trận của NATO tại Baltic sẽ kéo dài một tuần
Trong cuộc tập trận này, Lực lượng phản ứng NATO sẽ diễn tập khả năng phòng thủ khu vực Baltic trước kẻ xâm lược nước ngoài không xác định.
Cuộc diễn tập sẽ có sự tham gia của khoảng 6000 binh lính từ toàn bộ các quốc gia thành viên NATO, cũng như các quốc gia không phải thành viên khác, gồm Phần Lan, Thụy Điển và Ukraine.
Khoảng một nửa trong số binh sỹ sẽ tham gia diễn tập bắn đạn thật, với sự góp mặt của hàng chục xe thiết giáp, máy bay chiến đấu và các phương tiện hải quân. Một nửa binh sỹ còn lại là sỹ quan tại tổng hành dinh, sẽ tham gia các diễn tập chỉ huy và điều khiển.
Diễn ra trong vòng một tuần, các cuộc diễn tập được thiết kế để "đảm bảo rằng các lực lượng phản ứng nhanh của chúng tôi, Lực lượng phản ứng NATO (NRF), sẵn sàng bảo vệ bất kỳ đồng minh nào, có thể triển khai tới bất kỳ đâu và đối mặt với bất kỳ mối đe dọa nào", Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định.
Khoảng 350 phương tiện, trong đó có các xe vận chuyển binh sỹ bọc thép, các thiết bị pháo binh, xe cơ giới, xe tải, cùng 1000 pháo cơ giới, một tiểu đoàn lính hóa học, sinh học, phóng xạ và hạt nhân, cùng các đơn vị không quân chống tăng và 11 tàu mặt nước, một tàu ngầm, 46 chiến đấu cơ và 11 trực thăng sẽ tham gia tập trận.
Thời gian qua, các thành viên Đông Âu của NATO đã muốn tham gia các cuộc tập trận đồng minh quy mô lớn, và Steadfast Jazz là cuộc tập trận lớn nhất kể từ 2006. Tình huống giả định đó là một quốc gia nước ngoài không xác định xâm lược Estonia trong một cuộc tranh chấp về chủ quyền. Và NATO sẽ triển khai lực lượng phản ứng nhanh để ngăn chặn kẻ hiếu chiến.
Mặc dù lực lượng xâm lược nước ngoài không được nêu tên, nhưng về địa lý cũng như chính trị toàn cầu thì ai cũng ngầm hiểu. Trong nhiều năm qua, 3 quốc gia vùng Baltic đã lo ngại ngày một nhiều về mối đe dọa được cho là đến từ Nga.
Khoảng 6000 binh sỹ cùng hàng trăm máy bay, tàu chiến sẽ tham gia tập trận
Một số người tin rằng Nga có thể điều động binh sỹ và xâm chiếm khu vực, vốn từng là một phần của liên bang Xô Viết, chỉ trong vòng vài ngày, thậm chí vài giờ. Cuộc tập trận lớn này một phần nhằm trấn an các thành viên NATO rằng liên minh này sẵn sàng bảo vệ họ.
"5 năm qua, Nga là một quốc gia đã tăng mạnh sự quyết đoán của mình trong khu vực Baltic", Bộ trưởng quốc phòng Latvia Artis Pabriks phát biểu với báo giới. "'Steadfast Jazz với chúng tôi có ý nghĩa quan trọng bởi đây là đợt diễn tập đầu tiên để chúng tôi thực sự rèn luyện khả năng bảo vệ lãnh thổ".
Đỉnh điểm của mối lo ngại tại Baltic đến hồi tháng 9 vừa qua, khi Nga và Belarus tổ chức cuộc tập trận thường niên Zapad. Trước cuộc diễn tập, một số cơ quan truyền thông vùng Baltic cho rằng các nước này đang diễn tập cho một cuộc xâm chiếm.
Nga và NATO, dù hợp tác trong một số lĩnh vực như chống khủng bố, vẫn có những bất đồng không thể giải quyết. Có lẽ khó khăn hơn cả đó là kế hoạch của tổ chức này trong việc triển khai một hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo (ABM) của Mỹ tại khu vực Đông Âu. Mátxcơva xem kế hoạch này là mối đe dọa an ninh quốc gia, do nó làm giảm khả năng răn đe hạt nhân của Nga.
Bất chấp nhiều năm nỗ lực tìm sự thỏa hiệp, mối lo ngại lớn nhất của Nga đối với lá chắn ABM vẫn chưa được giải quyết. Trong động thái mới nhất, Mỹ và Romania hồi tuần trước đã bắt đầu nâng cấp một căn cứ quân sự tại quốc gia Đông Âu, nơi sẽ được lắp đặt một phần hệ thống phòng thủ.
Trong khi đó Nga có kế hoạch triển khai bổ sung các hệ thống phòng không S-300 tới Belarus. Hai nước này có hệ thống phòng không chiến lược tích hợp chung để bảo vệ biên giới mình.
Dù vậy, căng thẳng không có dấu hiệu gì của sự đối đầu như thời Chiến tranh lạnh. Bằng chứng là các đại diện NATO đã tham dự cuộc tập trận Zapad, trong khi Nga sẽ cử quan sát viên tới cuộc tập trận Steadfast Jazz.
Theo Dantri
Giám đốc CIA bí mật tới Ukraine bằng tên giả? Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Brennan đã bí mật tới thủ đô Kiev của Ukraine hôm 12/4 với một cái tên giả. Giám đốc CIA John Brennan được cho là đã đến Kiev đạo diễn chiến dịch trấn áp người biểu tình thân Nga ở miền Đông Ukraine. Hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn nguồn tin...