NATO tính điều 4 nhóm tác chiến đến sườn đông
Theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, dự kiến liên minh này sẽ điều 4 nhóm tác chiến mới đến Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia.
Các binh sĩ tham gia cuộc tập trận Cold Response của NATO tại Na Uy vào ngày 22.3. Ảnh AFP
Hãng Reuters ngày 23.3 dẫn lời Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho hay liên minh này dự định sẽ tăng cường điều động binh sĩ đến các thành viên phía đông nhằm đối phó việc Nga đưa quân đến Ukraine.
Theo ông, dự kiến lãnh đạo các nước thành viên tại cuộc họp thượng đỉnh bất thường ngày 24.3 sẽ đồng ý về việc tăng cường bố trí lực lượng lục quân, không quân và hải quân.
Video đang HOT
“Bước đầu là việc điều động 4 nhóm tác chiến mới của NATO đến Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia”, ông phát biểu tại cuộc họp báo trước thềm thượng đỉnh.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh AFP
Dự kiến lãnh đạo các nước NATO sẽ đồng ý tăng cường hỗ trợ Ukraine về an ninh mạng và thiết bị nhằm đối phó mối đe dọa sinh học, phóng xạ và hạt nhân trong khi đối phó lực lượng Nga.
Mặt khác, NATO dự kiến sẽ kêu gọi Trung Quốc lên án hành động của Nga và tham gia nỗ lực ngoại giao để tìm hướng giải quyết ôn hòa nhằm chấm dứt xung đột trong thời gian sớm nhất, theo ông Stoltenberg.
Bên cạnh đó, ông cáo buộc Belarus cho phép Nga sử dụng các sân bay quân sự để tiến hành tấn công các thành phố tại Ukraine. Belarus luôn bác bỏ các cáo buộc này.
Trong một diễn biến khác, Ba Lan cho biết đã ra lệnh trục xuất 45 nhà ngoại giao Nga với cáo buộc làm gián điệp, dù Đại sứ Nga tại Ba Lan Sergey Andreyev lập tức bác bỏ.
Ông Andreyev cho hay phía Ba Lan đã yêu cầu các nhà ngoại giao trên phải rời đi trong vòng 5 ngày, đồng thời cho biết các sứ quán vẫn được duy trì và đại sứ vẫn ở lại.
Trong khi đó, đồng minh của Nga là Belarus đã đề nghị Ukraine cắt giảm hiện diện ngoại giao với cáo buộc Kyiv có hành động thiếu thân thiện và can thiệp và việc nội bộ, theo Bộ Ngoại giao Belarus.
Liên quan các biện pháp cấm vận của phương Tây, Đài CNN đưa tin giới chức Pháp đã phong tỏa 800 triệu USD tài sản của các nhân vật giàu có của Nga.
Về tình hình di tản tại Ukraine, Liên Hiệp Quốc cho hay đã có 3.636.546 người Ukraine rời khỏi nước này để lánh nạn, đồng thời cảnh báo rằng cuộc sống của hàng triệu người khác sẽ bị đảo lộn nếu xung đột tiếp diễn.
Mỹ được phép sử dụng sân bay quân sự tại Slovakia
Ngày 9/2, Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova đã phê chuẩn thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ sau khi trước đó cùng ngày, quốc hội nước này đã thông qua văn kiện trên.
Với 79 phiếu thuận, 60 phiếu chống và 1 phiếu trắng, Quốc hội Slovakia đã nhất trí ủng hộ thỏa thuận quốc phòng trên. Theo văn kiện có thời hạn trong 10 năm này và sau đó có thể gia hạn, quân đội Mỹ được phép sử dụng sân bay quân sự Malacky-Kuchyna ở miền Đông và Sliac ở miền Trung Slovakia. Đổi lại, Mỹ sẽ cấp 100 triệu USD cho Slovakia để nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng quốc phòng.
Chính phủ Slovakia cho biết thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ này phù hợp với các thỏa thuận mà 23 nước thành viên khác trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ký kết. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Jaroslav Nad, thỏa thuận này tạo điều kiện cho Slovakia hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quốc phòng.
Slovakia có chung một phần biên giới với Ukraine.
Nghị sự dày đặc của Tổng thống Mỹ tại châu Âu Theo kế hoạch, ngày 23/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Brussels (Bỉ), nơi đặt trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) Để tham dự các cuộc họp với các nhà lãnh đạo cấp cao khác. Sau đó, Tổng thống Biden dự định...