NATO tìm cách tạo thế cân bằng với Nga

Theo dõi VGT trên

Nhiều dấu hiệu cho thấy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tái trang bị để chuẩn bị cho cái mà họ gọi là cuộc đối đầu trong nhiều năm tới có khả năng xảy ra với một nước Nga đang trỗi dậy và khó đoán định.

NATO tìm cách tạo thế cân bằng với Nga - Hình 1

Tàu hải quân Ba Lan tham gia cuộc tập trận của NATO tại khu vực bờ biển Ustka, phía bắc Ba Lan ngày 17/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 24/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và các đồng nhiệm khác thuộc các nước thành viên NATO bắt đầu một cuộc họp kéo dài hai ngày tại Brussels để bàn về việc tiếp tục củng cố tổ chức đã được thành lập từ năm 1949 này nhằm ngăn chặn Nga “dùng xe tăng và quân đội để qua mặt Tây Âu”.

Nga cũng đang sửa sang lại các sân bay của mình và hồi tuần trước đã cho biết quân đội sẽ được bổ sung thêm 40 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới chỉ riêng trong năm nay. Đầu tháng 12/2014, Nga đã phô trương sức mạnh bằng việc vận chuyển các tên lửa hiện đại Iskander có thể lắp đặt được các đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường tới khu vực Kaliningrad ở cận Tây Baltic. Các tên lửa này sau đó đã được đưa trở lại, song việc triển khai này rõ ràng là để thể hiện sự sẵn sàng của quân đội Nga trong việc gia tăng sức mạnh một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, theo người đứng đầu lực lượng NATO, liên minh này sẽ không chạy đua vũ trang với Nga. Ông Stoltenberg nói: “Chúng tôi sẽ không bị kéo vào cuộc chạy đua vũ trang, song chúng tôi phải giữ an ninh cho các quốc gia của mình”. Tuần trước, một quan chức Nga đã cáo buộc NATO đẩy Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang khi tăng cường các hoạt động quân sự quanh biên giới Nga, không chỉ ở các quốc gia Baltic thuộc Liên Xô trước đây.

Ông Stoltenberg nói rằng quyết định của Mỹ bổ sung trang thiết bị quân sự ở Đông Âu là một phản ứng khôn ngoan trước các hành động của Nga. Ông cho biết các bộ trưởng quốc phòng tại cuộc họp lần trước ở Brussels (hồi tháng 2/2015) đã thỏa thuận tăng cường sức mạnh lực lượng phản ứng nhanh của liên quân, bao gồm các đơn vị không quân, hải quân và đặc nhiệm. Lực lượng này sẽ có 40.000 quân, trong đó sẽ có một lực lượng đặc nhiệm phản ứng nhanh đa quốc gia gồm 5.000 lính lục quân, có thể triển khai trong vòng 48 tiếng đồng hồ để hỗ trợ bất kỳ một quốc gia thành viên NATO nào bị Nga hay các mối đe dọa bên ngoài nào khác uy hiếp.

Tại cuộc họp lần này, các bộ trưởng sẽ quyết định các đơn vị không quân, hải quân và đặc nhiệm nào cần được sung vào cái gọi là “lực lượng tiên phong” đó. Đại sứ Mỹ tại NATO Douglas Lute dự đoán Mỹ sẽ đóng góp đáng kể, bao gồm cả khả năng vận chuyển hàng không chiến lược.

Trước đó, ngày 23/6, Bộ trưởng Carter trong chuyến công du tới Estonia đã thông báo rằng Mỹ cũng sẽ triển khai khoảng 250 xe tăng và xe thiết giáp cùng các thiết bị quân sự khác ở một số nước thành viên Cận Đông của NATO đang cảm thấy nguy cơ bị đe dọa nhiều nhất từ Nga. Ông cho biết các nước vùng Baltic – gồm Estonia, Latvia và Litva – cùng với Bulgaria, Romania và Ba Lan đã đồng ý tiếp nhận vũ khí và trang thiết bị của Mỹ.

Ông Carter nói rằng chính quyền Obama vẫn hy vọng sẽ hợp tác với Nga trong các vấn đề quan trọng như đàm phán hạt nhân Iran, chiến đấu chống IS và nỗ lực đem lại sự thay đổi chính quyền một cách hòa bình ở Syria. Song ông cũng nói rằng NATO phải điều chỉnh năng lực phản ứng và ngăn chặn của mình “để đón đầu việc Nga có thể không thay đổi gì dưới thời Vladimir Putin hay thậm chí cả về sau nữa”.

Tháng 9/2015, Mỹ đã công bố kế hoạch chi 1 tỷ USD vào các hoạt động khác nhau nhằm củng cố niềm tin cho các nước thành viên NATO ở châu Âu. Số tiền này được dùng để tăng cường luân chuyển quân đội Mỹ, tiến hành thêm các cuộc tập trận, bổ sung trang thiết bị quân sự và nâng cấp cơ sở hạ tầng, bao gồm việc tân trang sân bay và tăng thêm dự trữ nhiên liệu tại căn cứ không quân Amari ở Estonia.

Mặc dù liên minh NATO lo ngại trước một nước Nga ngày một quyết đoán cũng như các thách thức an ninh khác, song chỉ 5 trong số 28 thành viên được dự đoán là có thể đáp ứng được mục tiêu của NATO là dành tối thiểu 2% GDP của nước mình cho quốc phòng trong năm nay.

Video đang HOT

Theo TTK/baotintuc.vn

Nội bộ các nước NATO đang "sợ" Nga?

Nghịch lý đang xảy ra trong nội bộ NATO, ngoài việc lớn tiếng đe dọa vũ lực đối với Nga, một số sẽ "bỏ mặc" đồng minh nếu bị Nga tấn công.

Kết quả của cuộc thăm dò dư luận Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) công bố hôm 10/6 cho thấy người dân một số nước thành viên NATO không ưa Nga vì dính líu tới cuộc khủng hoảng Ukraine, song họ bác bỏ quan điểm "tham chiến" nếu một đồng minh trong khối NATO bị Nga tấn công.

Nội bộ các nước NATO đang sợ Nga? - Hình 1

Hơn 1 nửa dân Anh và các thành viên NATO không muốn "tham chiến" nếu đồng minh bị Nga tấn công. (Ảnh: AP)

Theo kết quả khảo sát, Anh chỉ 49%, Tây Ban Nha (48%), Pháp (47%), Italy (40%) và Đức (38%), ủng hộ sử dụng vũ lực quân sự để bảo vệ những đồng minh NATO nếu Nga tiến hành xung đột quân sự với 1 quốc gia đồng minh trong khối này.

Trong khi đó, điều 5 của Hiến chương NATO quy định những quốc gia thành viên phải bảo vệ nhau nếu một quốc gia bị tấn công.

Kết quả được công bố vào một thời điểm mà căng thẳng giữa Nga và phương Tây lên cao chưa từng thấy kể từ Chiến tranh Lạnh. Các quốc gia NATO có biên giới với Nga, cụ thể là các nước vùng Baltic thường xuyên tổ chức tập trận và nâng cao cảnh báo về khả năng xảy ra "chiến tranh" với Nga.

Lâm trận tình hình sẽ khác?

Ông Ivan Vejvoda, Phó chủ tịch Quỹ Marshall Đức, bác bỏ kết quả của Pew, nói rằng "những cuộc thăm dò dư luận ghi nhận ý kiến tại một thời điểm nhất định và không thể phản ánh tình hình trong thời gian thực".

Ông khẳng định phải hiểu kết quả mà Pew thăm dò ở khía cạnh người dân các nước đều không muốn chiến tranh. Nhưng "nếu tình huống xung đột thật sự xảy ra thì sẽ có thay đổi quan điểm".

Ông Vejvoda nhấn mạnh Liên minh châu Âu và Mỹ đã "thống nhất lập trường không từ bỏ biện pháp trừng phạt đối với Nga" tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 hồi đầu tuần này. Đây là thông điệp rất rõ ràng với Nga vì liên quan tới cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine.

Theo Reuters, trong suốt tháng 5, các nước thành viên NATO không ngừng tập trận riêng lẻ và phối hợp, phô diễn sức mạnh quân sự ở khu vực gần biên giới Nga. Điển hình là cuộc tập trận Thách thức Bắc Cực kéo dài 2 tuần, diễn ra ở 3 nước đối tác vì hòa bình của NATO ở Bắc Âu là Nauy, Thụy Điển và Phần Lan với sự tham gia của 115 máy bay chiến đấu và 3.600 binh sỹ từ 9 nước, trong đó có Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Hà Lan và cả nước được coi là trung lập- Thụy Sỹ.

Nội bộ các nước NATO đang sợ Nga? - Hình 2

Máy bay F-16 của Na Uy tham gia cuộc tập trận của NATO ở Litva. (Ảnh: RT)

Đây là lần thứ hai NATO tổ chức cuộc tập trận phối hợp lớn như thế này kể từ năm 2013, mặc dù sau thời điểm Crimea sáp nhập Nga hồi tháng 3/2014 đến nay, các nước thành viên NATO liên tục hàng tháng tổ chức diễn tập quân sự riêng lẻ và phối hợp nhằm đối phó với khả năng xảy ra một cuộc chiến với Nga.

Đây được cho là lý do mà NATO cũng như chuyên gia Ivan Vejvoda, Phó chủ tịch Quỹ Marshall Đức, phản đối kết quả thăm dò mà Pew công bố hôm 10/6.

Âm mưu thôn tính vùng Kaliningrad của Nga?

Một nhóm hacker đã xâm nhập website của Bộ Tổng Tham mưu quân đội Lithuania, sau đó công khai kế hoạch của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về cuộc "sáp nhập Kaliningrad", khu vực thuộc Nga, giáp Lithuania và Ba Lan.

Hãng Lenta chiều ngày 11/6 đưa thông tin này. Theo đó, cuộc tập trận của NATO (diễn ra từ ngày 1 đến 19/6) do Mỹ dẫn đầu ở các nước Baltic và Ba Lan được xem là "hoạt động chuẩn bị cho kế hoạch trên".

"Ngay sau thông tin bị hacker công bố, Bộ Tổng Tham mưu quân đội Lithuania đã ngay lập tức gỡ bỏ thông tin trên", theo Lenta.

Tuy nhiên, ngay sau đó, đại diện Bộ Quốc phòng Lithuania cho biết, website của Bộ Tổng Tham mưu quân đội Lithuania đã bị hacker tấn công. Thông tin do hacker công bố là giả mạo.

"Các chuyên gia của chúng tôi đang tiến hành điều tra sự việc", đại diện Bộ Quốc phòng Lithuania nêu rõ.

Trước đó, hơn 6.000 quân đến từ 13 quốc gia thành viên NATO đã tiến hành cuộc tập trận mang mật danh "Saber Strike 2015" ở Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan. 4 nước này đều đã là thành viên của NATO và EU.

"Đây là một trong những cuộc tập trận lớn nhất diễn ra ở Lithuania kể từ khi chúng tôi gia nhập vào NATO năm 2004. Sự hiện diện quy mô lớn của lực lượng liên quân đã thể hiện tình đoàn kết của các nước trong khu vực", Thiếu tướng Almantas Leika - Tư lệnh Lục quân Lithuania cho biết.

Nói Nga tấn công NATO là mất trí

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Il Corriere della Sera (Italy) hôm 6/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định quan điểm của phía Nga không bao giờ có chuyện "bỗng dưng" tấn công NATO.

Nội bộ các nước NATO đang sợ Nga? - Hình 3

Ông Putin: Nói Nga tấn công NATO là mất trí. (Ảnh: Independent)

"Tôi nghĩ rằng chỉ có kẻ mất trí và chỉ có trong giấc mơ mới có thể tưởng tượng ra rằng Nga sẽ bất ngờ tấn công NATO. Tôi cho rằng một số quốc gia đang lợi dụng nỗi sợ hãi có liên quan đến Nga. Họ chỉ muốn diễn vai là các nước tiền tuyến cần được hỗ trợ quân sự, kinh tế, tài chính hoặc các loại viện trợ khác", tổng thống Nga phát biểu.

Ông Putin cũng so sánh sự hiện diện quân sự trên toàn cầu, nguồn ngân sách quốc phòng giữa Nga và NATO/Mỹ, cũng như các bước liên quan đến Hiệp ước Chống Tên lửa đạn đạo mà mỗi bên đã tiến hành kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ.

Đường lối quân sự của Nga "không mang tính toàn cầu, thiên về tấn công hay hiếu chiến", ông nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm Nga "gần như không có căn cứ ở nước ngoài" và chỉ còn sót vài nơi từ thời Liên Xô cũ. Moscow thậm chí đã có những chính sách thiên về giảm thiểu hiện diện quân sự trên toàn cầu, trong khi Mỹ đang làm điều ngược lại.

Chi tiêu quân sự của các nước NATO hiện đang gấp hơn 10 lần so với Liên bang Nga và các nước này đang tăng cường sức mạnh quân sự và sự hiện diện quân sự gần Nga, ông Putin chỉ rõ. Sẽ chỉ mất 17 phút để tên lửa được phóng đi từ các tàu ngầm Mỹ ở bờ biển Na Uy chạm tới thủ đô Moscow . Tuy nhiên, thực tế này lại không bị báo chí coi là "hành động gây hấn".

Ngoài ra, báo chí cũng chẳng nói gì khi Mỹ liên tục tiến hành các chuyến bay của máy bay ném bom chiến lược ở khu vực dọc biên giới Nga kể từ thời Liên Xô mà không hề ngừng nghỉ. Trong khi đó, Nga đã ngừng hoạt động này từ đầu năm 1990 và chỉ mới bắt đầu nối lại gần đây nhưng lại liên tục trở thành mục tiêu bị báo chí phương Tây công kích./.

Theo Ngân Giang/VOV.VN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tên lửa phòng không Nga bắn rơi máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan?Tên lửa phòng không Nga bắn rơi máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan?
23:26:58 26/12/2024
Vụ máy bay rơi làm 38 người chết: Ngồi ở đâu có tỷ lệ sống cao nhất?Vụ máy bay rơi làm 38 người chết: Ngồi ở đâu có tỷ lệ sống cao nhất?
11:40:30 28/12/2024
Israel dồn dập tấn công Yemen, Iran phản ứng cứng rắnIsrael dồn dập tấn công Yemen, Iran phản ứng cứng rắn
12:04:53 27/12/2024
Ông Trump nhắc đến Trung Quốc, Panama trong thông điệp Giáng sinhÔng Trump nhắc đến Trung Quốc, Panama trong thông điệp Giáng sinh
22:25:30 26/12/2024
Diễn biến trước khi máy bay chở khách Azerbaijan rơi xuống KazakhstanDiễn biến trước khi máy bay chở khách Azerbaijan rơi xuống Kazakhstan
18:12:55 27/12/2024
Mỹ lần đầu bình luận về vụ máy bay Azerbaijan bị rơi trên đường đến NgaMỹ lần đầu bình luận về vụ máy bay Azerbaijan bị rơi trên đường đến Nga
07:48:00 28/12/2024
Giải mã ý đồ của Triều Tiên khi điều quân sang NgaGiải mã ý đồ của Triều Tiên khi điều quân sang Nga
13:04:07 28/12/2024
Tỷ phú Elon Musk cảnh báo kịch bản Mỹ vỡ nợTỷ phú Elon Musk cảnh báo kịch bản Mỹ vỡ nợ
07:57:59 28/12/2024

Tin đang nóng

Triệu Lộ Tư bị trầm cảm, lý do hé lộ khiến ai cũng sốc: Không ngờ một ngôi sao hạng A lại bị đối xử như vậyTriệu Lộ Tư bị trầm cảm, lý do hé lộ khiến ai cũng sốc: Không ngờ một ngôi sao hạng A lại bị đối xử như vậy
16:27:11 28/12/2024
Vụ giá đỗ ủ chất cấm ở Bách Hóa Xanh: Khách hàng có được đòi bồi thường?Vụ giá đỗ ủ chất cấm ở Bách Hóa Xanh: Khách hàng có được đòi bồi thường?
16:12:08 28/12/2024
Sự thật gây gốc về căn bệnh của Triệu Lộ Tư: Hoá ra không phải về thần kinh, từng khiến nhiều ngôi sao mất mạngSự thật gây gốc về căn bệnh của Triệu Lộ Tư: Hoá ra không phải về thần kinh, từng khiến nhiều ngôi sao mất mạng
16:27:49 28/12/2024
Nỗi sợ của Trấn Thành sau vụ lộ chiếc bụng mỡNỗi sợ của Trấn Thành sau vụ lộ chiếc bụng mỡ
17:01:02 28/12/2024
Quan Hiểu Đồng khổ sở vì tăng cânQuan Hiểu Đồng khổ sở vì tăng cân
16:21:06 28/12/2024
Bé gái 3 tuổi bị kẹt trong giếng khoan trong 5 ngàyBé gái 3 tuổi bị kẹt trong giếng khoan trong 5 ngày
18:44:38 28/12/2024
Gợi ý thực đơn 3 món ngon lành ấm áp cho bữa cơm gia đìnhGợi ý thực đơn 3 món ngon lành ấm áp cho bữa cơm gia đình
16:28:21 28/12/2024
Lâu đài ở Bắc Ninh như bước ra từ cổ tích, nhiều người tấm tắc "tiền điện chắc phải bằng lương tháng"Lâu đài ở Bắc Ninh như bước ra từ cổ tích, nhiều người tấm tắc "tiền điện chắc phải bằng lương tháng"
16:33:25 28/12/2024

Tin mới nhất

Nguy cơ cháy rừng và hạn hán đe dọa nước Mỹ

Nguy cơ cháy rừng và hạn hán đe dọa nước Mỹ

21:02:29 28/12/2024
Các khu vực được dự báo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm Tây Nam, Đông Nam và những vùng thuộc miền Nam đồng bằng nước Mỹ, nơi tình trạng hạn hán có thể trở lại và trầm trọng hơn trong vài tháng tới.
Mỹ sắp chạm trần nợ công

Mỹ sắp chạm trần nợ công

20:28:25 28/12/2024
Tuy nhiên, những người bảo thủ phản đối tăng khoản vay khổng lồ của quốc gia, hiện đang ở mức 36.200 tỷ USD, và nhiều đảng viên Cộng hòa chưa bao giờ bỏ phiếu ủng hộ việc này.
Những ưu tiên hàng đầu của Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok

Những ưu tiên hàng đầu của Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang Mok

20:13:32 28/12/2024
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Quyền Tổng thống Choi Sang Mok khẳng định ưu tiên của chính phủ hiện nay là bảo đảm an ninh quốc gia, duy trì ổn định đời sống người dân, bảo vệ trật tự công cộng và củng cố nền kinh tế quốc gia.
Hàn Quốc: Tranh cãi về tính pháp lý của quyền Tổng thống và việc luận tội tại Quốc hội

Hàn Quốc: Tranh cãi về tính pháp lý của quyền Tổng thống và việc luận tội tại Quốc hội

20:10:46 28/12/2024
Ngoài ra, DP cũng cho rằng ông Han đã làm trầm trọng thêm tình hình khi từ chối ban hành 2 dự luật liên quan đến các cuộc điều tra đặc biệt nhắm vào Tổng thống Yoon Suk Yeol và đệ nhất phu nhân Kim Keon Hee.
Đụng độ giữa lực lượng biên phòng Afghanistan và Pakistan

Đụng độ giữa lực lượng biên phòng Afghanistan và Pakistan

19:04:02 28/12/2024
Các cuộc đụng độ xảy ra sau các cuộc không kích do quân đội Pakistan thực hiện tại tỉnh Paktika vào đêm 24/12, khiến 51 người thiệt mạng, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em.
Số người vô gia cư tại Mỹ đạt kỷ lục mới trong năm 2024

Số người vô gia cư tại Mỹ đạt kỷ lục mới trong năm 2024

18:15:20 28/12/2024
Theo Liên minh Nhà ở thu nhập thấp quốc gia, các hộ gia đình Mỹ đang cảm nhận được áp lực từ chi phí nhà ở, khi giá thuê nhà trung bình vào tháng 1/2024 cao hơn 20% so với tháng 1/2021.
Australia: Khủng hoảng xây dựng và tác động đối với nền kinh tế

Australia: Khủng hoảng xây dựng và tác động đối với nền kinh tế

17:52:41 28/12/2024
Hệ thống tài chính cũng đang chịu những rủi ro không nhỏ từ cuộc khủng hoảng này. Các ngân hàng và tổ chức tài chính đã cấp tín dụng cho các dự án xây dựng lớn hiện phải đối mặt với nguy cơ gia tăng nợ xấu.
Moskva cáo buộc Mỹ, Anh lên kế hoạch tấn công căn cứ của Nga ở Syria

Moskva cáo buộc Mỹ, Anh lên kế hoạch tấn công căn cứ của Nga ở Syria

17:45:37 28/12/2024
Tuy nhiên, sự hiện diện quân sự của Nga trên bờ biển Địa Trung Hải của Syria, vốn đóng vai trò quan trọng trong sự ổn định của khu vực, đã cản trở các kế hoạch của họ.
ISW: Tổng thống Putin bác đề xuất kế hoạch hòa bình của nhóm ông Trump?

ISW: Tổng thống Putin bác đề xuất kế hoạch hòa bình của nhóm ông Trump?

16:07:20 28/12/2024
Các chuyên gia tại ISW chỉ ra rằng, nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin đã bác bỏ một kế hoạch hòa bình do nhóm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề xuất nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine.
Cạn kiệt nhuệ khí chiến đấu, lính Ukraine muốn ngừng bắn với Nga

Cạn kiệt nhuệ khí chiến đấu, lính Ukraine muốn ngừng bắn với Nga

15:51:40 28/12/2024
Một thành viên của Lữ đoàn cơ giới số 33 của Ukraine cho biết nhuệ khí chiến đấu ngày càng sa sút, ngày càng tồi tệ hơn , vì không ai có thể thấy được hồi kết của cuộc xung đột.
Nga tiết lộ tình tiết mới về thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

Nga tiết lộ tình tiết mới về thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan

15:22:55 28/12/2024
Quan chức Nga đã lý giải việc máy bay của hãng hàng không Azerbaijan Airlines phải chuyển hướng khỏi một sân bay ở Nga.
Tỉ phú Elon Musk và một năm đáng ghi vào sách kỷ lục

Tỉ phú Elon Musk và một năm đáng ghi vào sách kỷ lục

13:00:31 28/12/2024
Các nhà đầu tư còn kỳ vọng vào lợi ích mà Musk có thể mang lại nhờ mối quan hệ gần gũi với Tổng thống đắc cử Trump, bao gồm việc nới lỏng các quy định pháp lý, nhận được trợ cấp từ chính phủ, miễn giảm thuế quan và nhiều ưu đãi khác.

Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ hot nhất tối nay: Thùy Tiên - Ý Nhi đọ sắc "khét lẹt", 1 nàng hậu tái xuất hậu bí mật sinh con

Thảm đỏ hot nhất tối nay: Thùy Tiên - Ý Nhi đọ sắc "khét lẹt", 1 nàng hậu tái xuất hậu bí mật sinh con

Sao việt

21:49:00 28/12/2024
Sức nóng của chung kết Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024 còn được tăng cao khi thảm đỏ chứng kiến màn đổ bộ của dàn Hoa - Á hậu đình đám Vbiz.
Nóng: Selena Gomez lựa thời điểm công khai được cầu hôn tùy thuộc... Justin Bieber?

Nóng: Selena Gomez lựa thời điểm công khai được cầu hôn tùy thuộc... Justin Bieber?

Sao châu á

21:41:31 28/12/2024
DailyMail đưa tin Selena Gomez đã được Benny Blanco cầu hôn vào tháng 8/2024. Tuy nhiên đến tháng 12, cô mới thông báo tin vui này đến người hâm mộ.
"Nàng Juliet đẹp nhất thế giới" qua đời

"Nàng Juliet đẹp nhất thế giới" qua đời

Sao âu mỹ

21:37:19 28/12/2024
Tài khoản mạng xã hội chính thức của Olivia Hussey thông báo nữ minh tinh đã qua đời tại nhà riêng, bên cạnh những người thân yêu vào ngày 27/12.
Loạt hành động khó tin của những cặp yêu nhau khi về già khiến cả khu phố ngoái nhìn, lập tức bật camera lên "chụp lén"

Loạt hành động khó tin của những cặp yêu nhau khi về già khiến cả khu phố ngoái nhìn, lập tức bật camera lên "chụp lén"

Netizen

20:20:14 28/12/2024
Tôi không ghen tị với cặp đôi trẻ đang hôn nhau ở góc phố, tôi chỉ ghen tị với một cụ ông đang nắm tay cụ bà đi dạo .
Nguyễn Xuân Son sẽ so tài cùng chân sút hàng đầu J-League 1

Nguyễn Xuân Son sẽ so tài cùng chân sút hàng đầu J-League 1

Sao thể thao

19:56:55 28/12/2024
Nguyễn Xuân Son đang thu hút sự chú ý không chỉ của fan Việt Nam mà cả giải AFF Cup 2024, fan bóng đá Đông Nam Á. Son sẽ có cơ hội so tài khả năng ghi bàn với tiền đạo Ryo Germain, cầu thủ mang hai dòng máu của Nhật Bản.
Khởi tố đối tượng tham ô hơn 1 tỷ đồng

Khởi tố đối tượng tham ô hơn 1 tỷ đồng

Pháp luật

16:18:54 28/12/2024
Một đối tượng trú tỉnh Quảng Trị đã bị khởi tố vì lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham ô số tiền hơn 1 tỷ đồng.
4 cung hoàng đạo tài lộc nở rộ đúng vào tháng cuối năm 2024

4 cung hoàng đạo tài lộc nở rộ đúng vào tháng cuối năm 2024

Trắc nghiệm

15:47:57 28/12/2024
Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, 4 cung hoàng đạo này sẽ sớm tạm biệt thất bại và rắc rối trước đó để bước vào thời kỳ thịnh vượng vào cuối năm.
Sau 7 năm kết hôn, chồng tôi bỗng thú nhận bí mật đau đớn trong cơn say

Sau 7 năm kết hôn, chồng tôi bỗng thú nhận bí mật đau đớn trong cơn say

Góc tâm tình

15:39:45 28/12/2024
Không có một dấu hiệu nào báo trước, không có một chút lạnh nhạt nào để tôi nghi ngờ. Anh nói điều này trong một lần say, nhưng tôi biết trái tim anh hoàn toàn tỉnh táo.
'The Batman' phần 2 dời lịch chiếu đến năm 2027

'The Batman' phần 2 dời lịch chiếu đến năm 2027

Hậu trường phim

15:20:25 28/12/2024
Phần phim hậu truyện của The Batman (tựa trước đó là The Batman: Part II ) của đạo diễn Matt Reeves được Warner Bros. thông báo dời chiếu đến tận năm 2027.
Bà chủ nhà trọ đến 'Bạn muốn hẹn hò' tìm hạnh phúc ở tuổi 60

Bà chủ nhà trọ đến 'Bạn muốn hẹn hò' tìm hạnh phúc ở tuổi 60

Tv show

15:18:09 28/12/2024
Sau 20 năm làm mẹ đơn thân, người phụ nữ 60 tuổi đến Bạn muốn hẹn hò tìm người bầu bạn tuổi xế chiều. Được mai mối với đàng trai cùng tuổi, cả hai có cuộc trò chuyện cởi mở và cùng nắm tay nhau ra về.