NATO tìm cách tăng cường phòng thủ cho Thổ Nhĩ Kì
Ngày 1-12, các đồng minh NATO đã họp bàn để tìm cách tăng cường phòng thủ cho Thổ Nhĩ Kì dọc theo biên giới Syria sau khi Mỹ rút hệ thống tên lửa phòng thủ khỏi Thổ Nhĩ Kì, “bỏ mặc” Ankara “chống chọi” với Nga.
Trước đó, Đức cũng đã gỡ bỏ hệ thống tên lửa hỗ trợ phòng không cho Thổ Nhĩ Kì tại biên giới, chỉ còn lại Tây Ban Nha là nước đồng minh NATO duy nhất, vẫn giữ nguyên hệ thống tên lửa Patriots tại nước này. Tại thời điểm đó, Đức đặt ra các câu hỏi chiến lược khi Ankara cho biết họ đang phải đối mặt với hành vi vi phạm không phận của Nga.
“Chúng ta cần phải hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kì”, Ngoại trưởng Canada Stephane Dion phát biểu trong cuộc họp tại Brussels, đồng thời đề nghị hỗ trợ tàu và máy bay chiến đấu từ các đồng minh.
NATO và các quốc gia đối tác họp bàn tại trụ sở chính ở Brussels, Bỉ ngày 1-12
Một qua chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Ngoại trưởng John Kerry cũng sẽ thúc đẩy các thành viên NATO hành động nhiều hơn để bảo vệ Thổ Nhĩ Kì, cũng như đẩy mạnh các hoạt động trong liên minh do Mỹ dẫn đầu nhằm chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). “Hiện nay có một số nước đồng minh đang cân nhắc việc tăng cường nỗ lực trong việc hỗ trợ chủ quyền và an ninh cho Thổ Nhĩ Kì”, vị quan chức này nói thêm.
Trong cuộc họp, ngoại trưởng các nước dự kiến sẽ đồng ý với phương án huy động thêm lực lượng quân sự tới biên giới Thổ Nhĩ Kì. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói, ông hy vọng một quyết định chính thức sẽ được đưa ra trong tuần này.
Video đang HOT
Theo_An ninh thủ đô
IS phòng thủ trên chiến trường, tăng cường khủng bố phương Tây
Sau vụ khủng bố Paris, IS sẽ tiếp tục các hoạt động khủng bố để trả thù chiến dịch không kích của phương Tây vào lực lượng này ở SyriaIraq.
Ngày 13-11, một vụ tấn công khủng bố hàng loạt dã man nhất trong lịch sử nước Pháp, gây nên số người chết lớn nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, đã xảy ra ở thành phố Paris-thủ đô nước Pháp, khiến không chỉ châu Âu mà cả thế giới đang chấn động
Tờ Le Parisien của Pháp sáng ngày 14-11 cho biết, tính tổng cộng đã có tới 7 vụ tấn công xảy ra vào đêm 13-11 tại nội thành Paris và phụ cận sân vận động Stade de France ở vùng ngoại ô. Trong đó vụ thảm sát lớn nhất ở nhà hát Bataclan đã giết chết 89 người.
Theo một nguồn tin an ninh, tổng số người thảm tử trong loạt vụ tấn công khủng bố này đã lên tới 129 người, ngoài ra còn có hơn 350 trăm người bị thương, trong đó gần 100 bị thương nặng. Do đó, con số thiệt mạng có thể còn gia tăng trong vài ngày tới.
IS sẽ tăng cường hoạt động khủng bố?
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, song song với các hoạt động tác chiến trên chiến trường tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS sẽ đẩy mạnh các hoạt động khủng bố vào các nước phương Tây nhằm mục đích trả thù các hoạt động không kích vào các mục tiêu của chúng ở Iraq và Syria.
Vừa qua, những dữ liệu đáng tin cậy của tình báo Iraq cho biết, các mục tiêu tiếp theo của những kẻ khủng bố vẫn là Pháp và một số quốc gia phương Tây như Anh, Hoa Kỳ và cả những quốc gia Hồi giáo đối địch là Iran - Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Ibrahim al-Jaafari cho biết điều này.
IS đã tổ chức vụ tấn công tàn bạo vào thủ đô Paris của Pháp
Hãng thông tấn Reuters đưa tin, tuyên bố được đưa ra sau vụ khủng bố của IS vào thủ đô Paris của Pháp. Vị Bộ trưởng Iraq không nói rõ về thông tin có liên quan đến các cuộc tấn công trong tương lai nhưng cho biết, dữ liệu đã được chuyển đến cơ quan an ninh các quốc gia được nêu tên.
Trước đó, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS cũng đã đứng ra nhận trách nhiệm về loạt khủng bố ở Paris để trả thù việc Điện Élysée đã tăng cường lực lượng tiến hành không kích vào các cơ sở của chúng ở Iraq và Syria. IS còn đe dọa sẽ tiếp tục tấn công Pháp, khiến dân nước này "đi chợ cũng phải run".
Ngoài ra, tổ chức khủng bố này còn cảnh báo các mục tiêu tiếp theo của chúng sẽ là thủ đô của các nước phương Tây khác như London của Anh, Roma của Italia hay Washington của Mỹ.
Trước nguy cơ khủng bố lan tràn, lãnh đạo các cường quốc như Nga, Mỹ, Anh, Đức... đã bày tỏ sự chia sẻ với nỗi đau của nhân dân Pháp và thể hiện sự căm phẫn trước các hành động khủng bố của IS, đồng thời cam kết sẽ làm hết sức để đánh bại chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.
Tuy nhiên, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế cho đến nay mang tính chất đơn lẻ, không có sự đoàn kết, phối hợp và một phương hướng hành động chung nhất quán. Hiện Nga và Mỹ đang lãnh đạo 2 lực lượng quân sự chống IS ở Syria và Iraq nhưng bất đồng quan điểm và thường xuyên đả kích lẫn nhau.
IS sẽ tiến hành song song các hoạt động chiến tranh và khủng bố
Bàn về cuộc chiến chống khủng bố sau vụ tấn công đẫm máu của IS ở Paris, Tổng thống Nga Putin khẳng định, chỉ có đoàn kết toàn cộng đồng quốc tế mới có thể đối phó với mối đe dọa đang lan nhanh trên toàn cầu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo - Hãng thông tấn Nga RIA Novosti đưa tin.
Ông Putin đã nói điều này tại cuộc hội đàm không chính thức của các nước BRICS ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Nga nói thêm rằng, mọi hành động cần phải phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và tôn trọng chủ quyền của các quốc gia.
Ông phân tích rằng, chỉ cần chế độ của ông Assad sụp đổ, đất nước Syria sẽ trở nên hỗn loạn, IS sẽ có điều kiện thống nhất hoặc nuốt chửng các nhóm vũ trang khác, bành trướng thế lực ở Trung Đông-Bắc Phi, hình thành một tổ chức khủng bố theo dạng Nhà nước tập quyền siêu lớn và thẳng tiến sang châu Âu.
Theo_Báo Đất Việt
Việt Nam nên mua hệ thống phòng thủ DIRCM cho máy bay C-295? Việc Israel phát triển và thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ DIRCM đem lại khả năng bảo vệ tốt hơn máy bay vận tải C 295 - Việt Nam mới mua từ Airbus. Việc Israel phát triển và thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ DIRCM đem lại khả năng bảo vệ tốt hơn máy bay vận tải C-295 -...