NATO thừa nhận Nga đang thắng trong ‘trận chiến hậu cần’
Tổng thư ký NATO Stoltenberg nói rằng, trong “cuộc chiến tiêu hao” hiện nay, Nga đang đưa được nhiều đạn dược và nhân lực đến tiền tuyến hơn Ukraine.
Binh sĩ Ukraine kiểm tra một bãi chứa đạn gần thị trấn Izium, ngày 21/9/2022. Ảnh: AP
Theo đài RT, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng xung đột Ukraine lúc này là một “trận chiến hậu cần” và Nga đang chiến thắng trong cuộc đua cung cấp đạn dược.
Khi cuộc xung đột ở Ukraine trở thành một “cuộc chiến tiêu hao”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo rằng phương Tây “không nên đánh giá thấp” lợi thế hỏa lực của Nga. Ông Stoltenberg tuyên bố rằng khối quân sự phương Tây đang đẩy mạnh sản xuất đạn dược, nhưng không thể xác định mục tiêu cuối cùng của chúng ở Ukraine.
Phát biểu với nhà báo Christine Amanpour của đài CNN tại Hội nghị An ninh Munich cuối tuần trước, ông Stoltenberg nói rằng Nga cho đến nay đã có thể đưa nhiều đạn dược và nhân lực đến tiền tuyến hơn Ukraine.
Video đang HOT
Lãnh đạo NATO cho biết thêm mức tiêu thụ đạn dược của Ukraine “cao hơn tổng sản lượng của khối” và nói thêm rằng tình trạng này “không thể tiếp diễn”.
Ông Stoltenberg nói với nữ nhà báo Amanpour: “Cho đến nay, kho dự trữ của chúng tôi đã cạn kiệt, nhưng đến một lúc nào đó chúng tôi cần sản xuất thêm đạn dược”.
Mặc dù Ukraine nhận được đạn dược từ phương Tây trị giá hàng chục triệu USD – bao gồm gần 1,5 triệu quả đạn pháo từ Mỹ, nhưng Nga đã nắm giữ lợi thế về hỏa lực kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự vào tháng 2 năm ngoái. Phía Ukraine hiện đang bắn từ 5.000 đến 6.000 quả đạn pháo mỗi ngày, theo hầu hết các đánh giá của phương Tây, trong khi ước tính về hỏa lực của Nga rất khác nhau, từ 5.000 đến 60.000 quả đạn mỗi ngày.
Ông Stoltenberg đã nhiều lần kêu gọi các thành viên NATO cũng như các nhà lãnh đạo phương Tây khác tăng cường sản xuất đạn dược để thu hẹp khoảng cách. Nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Josep Borrell, cho biết hôm 19/2 rằng phe ủng hộ Ukraine cần giải quyết tình trạng thiếu đạn dược trong vòng “vài tuần” nếu Kiev muốn có bất kỳ cơ hội thành công nào trên chiến trường.
Hôm 20/2, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich (Đức), ông Stoltenberg tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian trong cuộc chạy đua cung cấp vũ khí, đạn dược cho Ukraine. “Đối với tôi, điều này chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian. Việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine là cấp thiết”, ông nói với các phóng viên ở Brussels.
Tổng thư ký NATO cũng cho rằng, việc trang bị vũ khí cho Ukraine nhanh hơn có thể cứu được nhiều sinh mạng bằng cách chấm dứt xung đột nhanh hơn: “Rõ ràng là chúng ta đang trong cuộc đua về hậu cần. Các năng lực chính như đạn dược, nhiên liệu và phụ tùng thay thế phải đến được Ukraine trước khi Nga có thể giành thế chủ động trên chiến trường. Tốc độ sẽ cứu mạng sống”.
Kể từ mùa thu năm ngoái, cuộc xung đột ở Ukraine đã “chuyển thành một cuộc chiến tiêu hao” – ông Stoltenberg nói, đồng thời cho rằng “một cuộc chiến tiêu hao là một cuộc chiến về hậu cần, như làm thế nào để bạn có mọi thứ – vật chất, phụ tùng thay thế, đạn dược, nhiên liệu – cho tiền tuyến.”
Trong khi quan chức này tỏ ra rất rõ ràng về sự cần thiết phải tăng cường sản xuất vũ khí, ông lại mơ hồ về việc liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo muốn cuộc xung đột kết thúc như thế nào. Ông nói với trong cuộc trả lời phỏng vấn trên rằng “không ai biết cuộc chiến này sẽ kết thúc như thế nào và khi nào” và rằng nó “có thể” sẽ được giải quyết tại bàn đàm phán.
Ông Stoltenberg nói rằng NATO sẽ cho phép Ukraine xác định “chiến thắng” sẽ như thế nào, nhưng sẽ không trực tiếp nói rằng ông tán thành mục tiêu đã nêu của Kiev là giành lại bán đảo Crimea, vùng lãnh thổ đã sáp nhập Nga từ năm 2014.
EU, NATO và Ukraine nhất trí khởi động cơ chế điều phối, sản xuất vũ khí
Ukraine cùng với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ cùng khởi động cơ chế điều phối cung cấp vũ khí cho nước này.
Thông tin trên được công bố sau cuộc gặp đầu tiên của đại diện cấp cao 3 bên diễn ra ngày 21/2 tại Brussels, Bỉ.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ông đã thảo luận với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại của EU Josep Borrell về sự cần thiết phải đẩy mạnh sản xuất vũ khí và cải thiện việc mua sắm vũ khí để đảm bảo cung cấp cho Ukraine. Ông Borrell cho biết đang tìm cách đẩy nhanh việc giao hàng từ các quốc gia thành viên tới Ukraine.
Để đạt được mục tiêu này, ba bên sẽ thiết lập một cơ chế phối hợp, liên kết các ngành công nghiệp quốc phòng, các nhà thầu và chính phủ. Theo đó, cơ chế này không chỉ đáp ứng nhu cầu của Ukraine mà còn bổ sung cho kho dự trữ đạn dược của các nước thành viên NATO và EU.
Đại diện NATO và EU cho biết do tốc độ tiêu thụ đạn dược lớn hơn tốc độ sản xuất, các quốc gia thành viên EU và NATO cần phải tăng cường sản xuất. Ông Stoltenberg cho biết NATO sẽ giúp Ukraine phát triển một hệ thống mua sắm hiệu quả, minh bạch và có trách nhiệm giải trình, đồng thời sẽ tăng mục tiêu cho các kho dự trữ đạn dược thông qua quy trình lập kế hoạch quốc phòng. Trong khi đó, Ngoại trưởng Kuleba của Ukraine cho biết những nỗ lực tăng cường sản xuất đã được bắt đầu từ cuối mùa Hè năm ngoái.
Mỹ cảnh báo Trung Quốc không cấp vũ khí cho quân đội Nga Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cảnh báo Trung Quốc về khả năng cung cấp vũ khí cho nỗ lực của Nga ở Ukraine, chỉ vài giờ sau khi Bắc Kinh thông báo sẽ đề xuất một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến dự Hội nghị An ninh Munich tại Đức ngày 17/2/2023. Ảnh: Reuters...