NATO thừa nhận không thể cô lập Nga
Ngày 18.11, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho rằng hiện không có cách nào cô lập được nước Nga.
Binh sĩ NATO luyện tập.
Phát biểu tại Quỹ “German Marshall Fund” ở thủ đô Brussels của Bỉ, ông Stoltenberg nói: “Tôi tin vào một cuộc đối thoại chính trị với Nga vì họ là nước láng giềng lớn nhất của chúng ta. Hiện chúng ta không có cách nào cô lập được Nga, chúng ta phải giải quyết quan hệ với Nga”.
Ngoài ra, ông còn cho biết NATO đang tiến hành thảo luận với Nga về những khả năng cải cách trong Văn kiện Vienna của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu (OSCE) liên quan tới việc kiểm soát các hành động quân sự cũng như diễn tập ở châu Âu.
Video đang HOT
Trong khi đó, liên quan đến các lệnh trừng phạt mà Mỹ và phương Tây đang áp đặt lên Nga, tờ Politico nhận định, chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử ở Mỹ có thể dẫn đến một thực tế là các biện pháp trừng phạt chống Nga sẽ sụp đổ ngay cả trước lễ nhậm chức chính thức của tân Tổng thống.
Cả trước khi có kết quả bầu cử ở Mỹ, nhiều lãnh đạo châu Âu (EU) đã nhận xét rằng các biện pháp trừng phạt chống Nga không những không hiệu quả mà còn gây phương hại cho EU.
Theo Danviet
Không nên chọc giận Putin
Các nhà chính trị và quân sự Na Uy đã lên tiếng phải đối việc triển khai lực lượng Mỹ, họ e ngại động thái này sẽ chọc giận "gấu Nga", - tập đoàn phát thanh truyền hình Na Uy NRK nhận định.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Na Uy thông báo nước này sẽ bố trí khoảng 330 lính thủy đánh bộ Mỹ. Cựu Trung tá Hải quân Na Uy Jakob Brresen cho rằng, việc triển khai quân Mỹ tại châu Âu là tín hiệu xấu đối với chính quyền của Tổng thống Nga PutinPutin.
Quốc hội Na Uy cũng bày tỏ không hài lòng với việc Mỹ bố trí quân. Đại diện về các vấn đề quốc phòng của Đảng Tiến bộ là Christian-Tyubring Yeddi nêu mối lo ngại quyết định của chính phủ sẽ khiêu khích chính quyền Nga của Tổng thống Putin.
"Chúng ta phải đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu, mà tôi không chắc trong vấn đề này Mỹ và Na Uy có chung lợi ích", ông Tyubring Yeddi nêu rõ.
Theo ông, nhà chức trách Na Uy nên "thận trọng hơn". "Cái mà chúng ta nên làm là xoa dịu gấu Nga," ông Tyubring-Yeddi tuyên bố. Các Đảng Trung Tâm và Đảng Xã hội cánh tả cũng phản đối Mỹ bố trí lực lượng thường xuyên ở Na Uy.
Mỹ sẽ đưa thêm hơn 300 quân đến NA Uy.
Trong khi đó, ngoài Mỹ ra, Anh cũng sẽ điều thêm hàng trăm quân đến sát biên giới Nga trong khi Thủ tướng Anh lên tiếng kêu gọi " tăng sức ép" lên Nga vì những gì Nga gây ra tại cuộc khủng hoảng Syria.
Tờ Telegraph ngày 26.10 cho biết, khoảng 800 binh sĩ Anh cùng xe tăng, súng ống, máy bay không người lái sẽ tiến đến Estonia vào mùa Xuân này khi tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nỗ lực trấn an lo ngại của các nước vùng Baltic về khả năng xâm lấn của Nga. Số binh sĩ này tăng thêm 300 quân so với dự kiến mà Anh đưa ra hồi đầu năm, và đây được coi là đợt triển khai quân dài hạn lớn nhất của Anh đến một trong những nước láng giềng của Nga kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay.
Theo nguồn tin từ bộ Quốc phòng Anh, quân đội Anh sẽ đóng quân tại căn cứ quân sự Tapa trong thời gian 6 tháng. 4 tiểu đoàn của NATO được triển khai để ứng phó với mối lo ngại rằng Nga có thể đe dọa các nước đồng minh phía Đông của NATO.Động thái này diễn ra trong bối cảnh NATO ngày càng lo ngại rằng đội tàu chiến đang tới Syria có khả năng được sử dụng để tấn công dân thường tại thành phố Aleppo của quốc gia Trung Đông.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng, những hành động gần đây của Nga tại vùng biên giới với NATO không làm giảm căng thẳng và không thể dự báo trong quan hệ giữa hai bên.Theo ông Stoltenberg, "Nga vẫn tiếp tục các hoạt động quân sự quyết đoán của mình, bao gồm hàng loạt cuộc tập trận không thông báo trước. Chỉ trong tháng này, Nga đã triển khai tên lửa 'Iskander' có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở khu vực Kaliningrad, cũng như đình chỉ thỏa thuận về vũ khí plutoni với Mỹ".
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO mới nhất ở Ba Lan, lãnh đạo các nước đã đưa ra quyết định về việc tăng cường lực lượng tại sườn phía Đông của liên minh. Đại diện thường trực của Nga tại NATO Alexandr Grushko tuyên bố, quyết định của NATO biến các nước Đông Âu thành bàn đạp triển khai quân sự đã làm cho Nga trong tương quan với họ phải tăng cường hoạt động quân sự.
Theo Danviet
Phương Tây sẽ tổng tấn công Tổng thống Syria Assad? Phương Tây đang tìm mọi cách gia tăng áp lực lên phía Nga để có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở thành phố Aleppo, Syria. Gây áp lực với Nga là cách tấn công Tổng thống Syria Assad, nhưng liệu kế hoạch đó có thực hiện được? Đức, Anh và Thuỵ Điển là ba nước tích cực nhất trong việc...