NATO thống nhất phương án đáp trả đề phòng Nga xâm lược
Các nhà lãnh đạo quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) sẽ ký thỏa thuận giảm đáng kể thời gian vận chuyển quân, xe tăng, đạn dược qua các nước thành viên để đối phó với mối đe dọa từ Nga.
NATO muốn tăng khả năng phản ứng nhanh đề phòng Nga xâm lược.
Theo Daily Mail, thỏa thuận mới sẽ nhằm làm giảm thời gian các chỉ huy quân sự phải chờ đợi để đưa xe tăng, binh sĩ, đạn dược qua quốc gia đồng minh. Khoảng thời gian này hiện lên tới 40 ngày và sẽ giảm còn 5 ngày.
Lãnh đạo các quốc gia thuộc 27 nước thành viên NATO sẽ ký thỏa thuận khi họ gặp nhau tại Brusssels vào ngày mai để thảo luận về các vấn đề an ninh.
Ank Bijleveld, Bộ trưởng Quốc phòng Hà Lan là người kêu gọi ký thỏa thuận, nói đây là thông điệp rõ ràng của NATO nhằm bảo vệ chủ quyền biên giới.
Nhưng bà Bijleveld muốn càng đồng minh cam kết vững chắc hơn nữa, bởi Nga có thể tung ra đòn đánh bất ngờ nhanh hơn nhiều so với những gì NATO dự đoán.
Đoàn xe quân sự Mỹ mất hàng chục ngày để di chuyển từ nơi tập trận trở về căn cứ ở Đức.
Video đang HOT
Bà Bijleveld muốn tạo “khối quân sự Schengen”, trong đó xe tăng và binh sĩ có thể di chuyển không giới hạn, không bị ngăn cản, giống như cách mà người dân châu Âu đi qua các quốc gia trong khối.
Hiện tại, các chỉ huy NATO phải chờ cấp giấy thông hành khi đi qua các quốc gia đồng minh.
Juri Luik, Bộ trưởng Quốc phòng Estonia nói việc cấp giấy thông hành không phải là vấn đề trong các cuộc tập trận vì đây là hoạt động chuẩn bị từ trước.
Nga gây căng thẳng với phương Tây kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Nhưng NATO cần phải sẵn sàng đáp trả tình huống khẩn cấp, ví dụ như đợt tấn công xuất phát từ Nga. “Hy vọng thỏa thuận sẽ được ký. Xe tăng và binh lính của đồng minh không phải chờ đợi ở biên giới chỉ để xin giấy thông hành”.
Bên cạnh đó, NATO dự kiến cũng thảo luận về mức chi tiêu quốc phòng. Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tuyên bố rằng các nước đồng minh không đáp ứng mức chi tiêu tối thiểu để san sẻ cùng Mỹ.
Ông Trump thậm chí còn yêu cầu các nước đồng minh trả tiền nếu không Mỹ có thể rời NATO. Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ở Phần Lan vào ngày 16.7.
Theo Danviet
Mỹ-Trung chiến tranh thương mại, Thế chiến 3 sắp nổ ra?
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang tạo ra ảnh hưởng trên khắp thế giới, và Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa có ý định dừng lại, khiến các chuyên gia nghĩ đến kịch bản xấu nhất về Thế chiến 3.
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chấm dứt tình trạng bất bình đẳng thương mại Mỹ-Trung.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), ngay từ bây giờ, giới phân tích đã đánh giá cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ kết thúc như thế nào, và những hệ quả sâu rộng mà nó gây ra.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự bất bình về cạnh tranh thương mại không công bằng với Trung Quốc. Ông Trump đã ra lệnh áp thuế thêm 25% với nhiều mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Điều này giúp các công ty Mỹ làm ăn ở quê nhà "dễ thở hơn".
Một số người lên tiếng ủng hộ việc ông Trump bảo hộ nền sản xuất nội địa, số khác cho rằng quyết định của Tổng thống Mỹ mở ra một kỷ nguyên hạn chế và kiềm chế trong thương mại tự do.
Nghiêm trọng hơn, các quốc gia có thể chặn đường giao thương trên biển hoặc đóng cửa biên giới toàn diện. Cuối cùng, có những lo ngại về khả năng chiến tranh nổ ra, bởi chiến tranh là phương pháp cuối cùng để thiết lập lại trật tự thế giới.
Theo quan điểm của ông Trump, Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ vượt mức nhập khẩu theo chiều ngược lại lên tới 400 tỷ USD. Đây là sự mất cân bằng nghiêm trọng mà ông Trump cảm thấy mình cần phải hành động.
Giới phân tích đã lo ngại đến khả năng Thế chiến 3 nổ ra.
Trên thực tế, các công ty nhiều năm qua đã phàn nàn rằng Trung Quốc giảm giá trị đồng Nhân dân tệ để dễ bề xuất khẩu. Ngược lại, Trung Quốc đặt hàng rào thuế quan khắt khe, khiến hàng hóa Mỹ khó xuất sang nước này.
Đó là lý do ông Trump áp thuế thêm 25% với số hàng hóa trị giá 34 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả bằng cách áp thuế đối với hai lĩnh vực xuất khẩu chính của Mỹ, bao gồm đậu nành và xe hơi.
Trên thực tế, việc áp hàng rào thuế quan với 34 tỷ USD hàng hóa xuất sang Mỹ không phải là con số lớn, so với 400 tỷ USD chênh lệch. Đó là lý do ông Trump muốn áp thêm thuế vào nhiều mặt hàng khác của Trung Quốc.
Có thể nói, chiến tranh thương mại toàn cầu đang là điểm nóng căng thẳng Mỹ-Trung, thậm chí có thể là khởi nguồn chiến tranh. Bởi Mỹ-Trung từ lâu đã mâu thuẫn trong vấn đề Triều Tiên, căng thẳng ở Biển Đông, Ấn Độ Dương và cả vùng biển Ả Rập.
Có những lo ngại rằng, cuộc chiến thương mại toàn cầu, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể biến thành xung đột quân sự, với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người bị ảnh hưởng.
Các nhà hoạch định chính sách hai nước cần phải để tâm đến mối đe dọa này và biết cách để Thế chiến 3 không sớm nổ ra, theo SCMP.
Theo Danviet
Nga đang xây cơ sở quân sự sát "tử huyệt" của NATO? Ảnh vệ tinh do một công ty Mỹ cung cấp cho thấy Nga dường như đang xây thêm cơ sở quân sự tại vùng Kaliningrad, ngay sát "hành lang Suwalki" (Ba Lan), khu vực được coi là "tử huyệt" của NATO tại vùng Baltic. Ảnh chụp vệ tinh khu vực Baltiysk, Kaliningrad tháng 6/2018. (Ảnh: Planet Labs) Defense One ngày 9/7 đăng tải...