NATO thêm một lần thừa nhận sẽ thất thủ trước Nga
NATO đã thừa nhận Lực lượng Mũi nhọn có khả năng sẵn sàng cao thuộc khối này rất dễ bị tổn thương nếu đối đầu với Nga.
Một vị tướng cấp cao khác từ chối cung cấp danh tính của NATO cho biết, với hệ thống khí tài quân sự phong phú và dày đặc dọc biên giới với Ba Lan và Lithuania, Nga có thể nhanh chóng “phủ đầu” Lực lượng Biệt đội chung Sẵn sàng cao (VJTF) trước khi lực lượng này sẵn sàng triển khai.
Trước thực tế này, một vị tướng cấp cao của NATO nhấn mạnh rằng, họ “nhận thức đầy đủ” về khả năng của Nga ở khu vực cực tây Kaliningrad, bởi hệ thống quân sự của Moskva tạo ra “sự thách thức” đối với 28 quốc gia thành viên NATO.
NATO tập trận tại Đông Âu cuối năm 2015.
Vị tướng này cho biết thêm: “Chúng tôi đang xem xét những khía cạnh khác nhằm tăng cường và hiện đại hóa khả năng phòng thủ và răn đe của NATO. Những vấn đề này sẽ được bàn tới trong Hội nghị Thượng đỉnh Warsaw diễn ra trong 2 ngày mồng 8 và 9/7 tới đây”.
Được biết, đây không phải là nhận định đầu tiên NATO đưa ra nhận định khá bi quan về tương quan cuộc đối đầu quân sự giữa Nga và NATO xảy ra. Hồi cuối tháng 4/2016, trang War on the Rocks của Mỹ vừa mô phỏng một cuộc xung đột giả định giữa lực lượng quân đội Nga với NATO và cho một kết quả tương tự.
Video đang HOT
Báo Mỹ tin rằng, lực lượng vũ trang Nga có khả năng “chỉ trong 10 ngày” triển khai thành công tại vùng Baltic tới 27 tiểu đoàn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tương đương với 30.000 – 50.000 binh sĩ. Ngoài ra, War on the Rocks cũng cho rằng, việc Nga triển khai quân cũng bao gồm các xe bọc thép, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và v.v… Trong khi đó quân NATO chỉ có thể chống lại lực lượng yếu kém hơn.
Tuy nhiên, Lục quân không phải là vấn đề duy nhất. Thực tế là các loại súng và pháo của Nga đủ sức giáng đòn vào mục tiêu ở khoảng cách xa hơn nhiều so với những mẫu tương tự hiện có trong trang bị vũ khí của Mỹ.
Ngoài ra, xe tăng hiện đại và xe chiến đấu bộ binh của Nga có vỏ thiết giáp tốt hơn, còn về vũ khí và các cảm biến, thêm nữa ở một số lĩnh vực – cụ thể như hệ thống bảo vệ tích cực của tên lửa có điều khiển chống tăng – thì Nga vượt mặt các trang bị tương tự của NATO.
Đặc biệt, War on the Rocks còn chú ý đến điểm hạn chế về khả năng của Mỹ liên quan đến việc sử dụng lực lượng không quân. Điều này gắn với thực tế rằng Nga đang sở hữu kho vũ khí tên lửa đất-đối-không được cho là số 1 thế giới.
Trước thực tế này, RAND (tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ chuyên nghiên cứu về các vấn đề quân sự, an ninh, chiến tranh…) cho rằng Nga có thể đánh bại NATO và Mỹ không quá 36 giờ nếu xảy ra chiến tranh tại Baltic.
Quân khu phía Tây Nga tập trận.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ mùa hè năm 2014 đến mùa xuân 2015, các chuyên gia quân sự và phi quân sự của RAND đã mô phỏng một loạt các trò chơi chiến tranh để dự đoán về viễn cảnh sẽ xảy ra. Kết quả cho thấy, với cấu trúc lực lượng quân sự hiện tại ở châu Âu, NATO không đủ khả năng bảo vệ vùng lãnh thổ của một số nước thành viên có vị trí địa lý gần Nga nhất, cụ thể đó là các nước Lithuania, Latvia và Estonia.
Cả ba quốc gia đều không chỉ không chung đường biên giới với bất kỳ đồng minh nào trong khối NATO mà còn nằm kẹp giữa biển Baltic với Nga, Belarus – nước đồng minh chính của Nga và vùng lãnh thổ Kaliningrad thuộc Nga. Yếu tố địa lý cùng với việc NATO liên tục giảm bớt sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực (so với tương quan lực lượng của Nga tại đây) đã đặt ba quốc gia vào mối nguy hại to lớn trước tham vọng chinh phục của Nga.
Bản báo cáo RAND đưa ra gợi nhắc đến quan ngại tương tự trước đó của tướng Petr Pavel, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO. Hồi tháng 5/2015, ông Pavel đã cảnh báo rằng Moscow sẽ có thể chinh phục 3 nước vùng Baltic trong vòng hai ngày bất chấp cả ba quốc gia đều đã gia nhập NATO.
Theo_Báo Đất Việt
Tổng thống Putin thừa nhận không quân Nga lộ ra điểm yếu ở Syria
Trong cuộc gặp mặt với các chỉ huy quân đội và quan chức ngành công nghiệp quốc phòng Nga vào hôm 10-5, Tổng thống Vladimir Putin đã lên tiếng ca ngợi màn trình diễn của không quân và hải quân Nga tại Syria, tuy nhiên khẳng định, vẫn còn vấn đề cần phải giải quyết.
"Sự hiệu quả và chất lượng của không và hải quân Nga đã được chứng minh tại chiến dịch ở Syria. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm lộ ra một vài vẫn đề cần được phân tích và loại bỏ", Tổng thống Putin nhấn mạnh.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Putin nhắc tới những vấn đề từ chiến dịch Syria, trong buổi đối thoại trực tiếp với người dân vào hôm 14-4, ông cũng từng cho biết, các vũ khí Nga đã để lộ ra rất nhiều hạn chế khi không kích ở Syria và các chuyên gia quân sự đang tiến hành tìm hiểu việc này.
Tổng thống Putin khen nhưng cũng thừa nhận điểm hạn chế của không quân Nga
Trong buổi họp vào hôm 10-5, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh tới mục tiêu phải nâng tỉ lệ thiết bị quân sự hiện đại của lực lượng vũ trang Nga lên 50% trong năm 2016.
"Hãy đảm bảo rằng sẽ có thay đổi lớn trong lực lượng quân đội Nga trong năm nay. Đó là về chất lượng huấn luyện chiến đấu, thiết bị hỗ trợ và nhiều thứ khác. Nếu tôi nhớ không nhầm, tỉ lệ thiết bị quân sự hiện đại trong quân đội Nga là 30% vào 3 năm trước. Tôi hy vọng chúng ta có thể nâng con số này lên 50% vào cuối năm nay", ông Putin nói.
Theo cơ quan nghiên cứu CAST, trong năm 2015, Nga đã dành 21,6 tỉ USD trong ngân sách quốc phòng để mua các thiết bị quân sự mới. Tuy nhiên, kế hoạch này đang có nguy cơ bị ảnh hưởng trước việc kinh tế Nga suy thoái và nguồn thu bị chính phủ thâm hụt nặng nề do giá dầu lao dốc. Trong năm 2016, Nga đã phải cắt giảm bớt ngân sách quốc phòng đi 5% so với năm 2015.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ thừa nhận điều đặc nhiệm đến can thiệp tình hình Yemen Lầu Năm Góc vừa xác nhận việc triển khai lính đặc nhiệm đến Yemen vào năm 2015 để thực hiện nhiệm vụ chống khủng bố, ngoài ra, máy bay Mỹ cũng đang liên tiếp tăng cường không kích vào Al-Qaeda ở bán đảo Ả-Rập. Lực lượng của Al-Qaeda đã xuất hiện tại bán đảo Ả-Rập trong một thập niên qua. Do những bất...