NATO thay “tướng” trong năm quan trọng
Cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã được bổ nhiệm làm tổng thư ký mới của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thay thế ông Anders Fogh Rasmussen, người Đan Mạch.
Ông Stoltenberg sẽ chính thức nhậm chức vào tháng 10 tới.
Ông Stoltenberg đã tiếp quản vị trí lãnh đạo liên minh quân sự gồm 28 quốc gia thành viên vào tháng 10 tới, khi ông Rasmussen từ chức sau một hội nghị thượng đỉnh của khối ở Wales, Anh.
Ông Rasmussen đã đứng đầu NATO suốt 5 năm qua.
Ông Stoltenberg từng giữ cương vị thủ tướng Na Uy vào vào điểm xảy ra vụ tấn công bằng bom và súng của “kẻ sát nhân máu lạnh” Anders Breivik vào năm 2011, vốn làm 77 người chết.
Ông Stoltenberg phục vụ trên cương vị thủ tướng 2 lần, lần đầu từ 2000-2001 và lần thứ 2 từ 2005-2013.
Video đang HOT
Trong một thông điệp đăng tải trên mạng xã hội Twitter ngày 28/3, Tổng thư ký NATO Rasmussen nói rằng ông Stoltenberg “là người có thể xây dựng tiếng tăm thành công và sức mạnh của NATO”.
Ông Rasmussen nói thêm rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine cho thấy rằng NATO cần thiết phải chứng tỏ sự lãnh đạo quyết đoán và mạnh mẽ.
Thủ tướng Anh David Cameron thì nói rằng cựu Thủ tướng Na Uy sẽ mang tới “nhiều kinh nghiệm cho cương vị mới ở cương vị lãnh đạo liên minh xuyên Đại Tây Dương và ông sẽ tiếp quản vị trí tổng thư ký giữa năm quan trọng trong lịch sử của NATO”.
Ngoài việc giải quyết cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Thủ tướng Cameron nói rằng ông Rasmussen sẽ lãnh đạo việc rút các lực lượng do NATO dẫn đầu khỏi Afghanistan vào cuối năm nay.
Theo Dân Trí/BBC
Thế giới hối thúc tìm kiếm giải pháp chính trị cho Ukraine
Dư luận thế giới phản ứng trái chiều trước những diễn biến chóng vánh tại Ukraine, đặc biệt là việc Nga có thể đưa quân tới Crimea. Sự chia rẽ ngày càng giãn rộng giữa Nga và EU, trong bối cảnh các đối tác của Nga trong G8 đã lên tiếng chỉ trích Mátxcơva.
Trả lời phỏng vấn báo chí tại thủ đô Bắc Kinh ngày 2/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương khẳng định Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới tình hình ở Ukraine hiện nay.
"Chúng tôi quan ngại sâu sắc tình hình tại Ukraine... Chúng tôi hối thúc tất cả các bên ở nước này giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình phù hợp với luật pháp, bảo vệ quyền chính đáng của người dân thuộc mọi sắc tộc và khôi phục trật tự xã hội càng sớm càng tốt", ông Tần Cương nói.
Đối với các bên liên quan ở bên ngoài, ông Tần Cương kêu gọi tuân thủ luật pháp quốc tế.
"Có những căn nguyên dẫn đến tình hình hiện nay ở Ukraine... Trung Quốc đang theo sát mọi diễn biến và kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, tìm kiếm giải pháp chính trị thông qua đối thoại nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói thêm khi được hỏi về quan điểm của Bắc Kinh trước việc Tổng thống Nga Vladimir Putin được Thượng viện phê chuẩn sử dụng sức mạnh quân sự tại Ukraine khi cần thiết.
Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng kêu gọi tìm kiếm giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng. Hai nhà lãnh đạo đồng ý thành lập "phái đoàn điều tra sự thật" đặt dưới sự điều phối của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) để khởi động các cuộc đối thoại chính trị.
Trái ngược phát biểu của Trung Quốc và Đức, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen cáo buộc Nga "đang đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Âu".
"Những gì mà Nga đang làm ở Ukraine vi phạm các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc. Nó cũng đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Âu", ông Rasmussen tuyên bố trước khi bước vào phiên họp khẩn cấp của NATO và Ủy ban Ukraine-NATO tại thủ đô Brussels của Bỉ.
"Ukraine là láng giềng của chúng tôi và Ukraine là một đối tác quan trọng của NATO... Tôi đặc biệt kêu gọi Nga có những hành động hạ nhiệt căng thẳng (ở Crimea)", ông Rasmussen nói thêm.
Tuy nhiên, trong thông báo sau khi kết thúc cuộc họp khẩn cấp của 28 thành viên NATO, tổ chức này đã nhất trí kêu gọi các bên kiềm chế, tìm kiếm giải pháp hòa bình thông qua đối thoại với sự can dự của các định chế quốc tế như HĐBA LHQ hay OSCE. Dự kiến OSCE sẽ nhóm họp trong ngày 3/3 để thảo luận về tình hình Ukraine.
Giới phân tích lo ngại cuộc khủng hoảng tại Ukraine và Cộng hòa tự trị Crimea đang gây chia rẽ giữa Nga và châu Âu, nhất là khi nhiều nhà lãnh đạo châu Âu tuyên bố sẽ tảy chay Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G-8) sẽ được tổ chức tại thành phố Sochi của Nga vào tháng 6 tới, bất chấp đây là kênh đối thoại hiệu quả duy nhất giữa Nga và phương Tây hiện nay.
Nhóm G7 chỉ trích Nga Các đối tác của Nga trong nhóm G8 đã lên án sự tăng cường quân sự của Mátxcơva tại Ukraine trong bối cảnh có các nỗ lực ngoại giao mới nhằm ngặn chặn cuộc khủng hoảng leo thang. Nhóm G7 đã hối thúc Nga tiến hành đối thoại với Ukraine để giải quyết các lo ngại an ninh và nhân quyền. Trong một tuyên bố được Nhà Trắng công bố ngày 2/3, nhóm G7 viết: "Chúng tôi, các lãnh đạo của Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ và Chủ tịch Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu, hôm nay cùng lên án sự vi phạm rõ ràng của Nga đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine". "Chúng tôi quyết định hiện thời sẽ không tham gia các hoạt động liên quan tới việc chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh G8 ở Sochi vào tháng 6 tới", tuyên bố viết. Các bộ trưởng tài chính G7 cho biết họ sẵn sàng "cung cấp tài chính để hỗ trợ Ukraine". An Bình
Đức Vũ
Tổng hợp
Theo Dantri
Ukraine muốn tập trận chung với NATO Ukraine muốn tham gia vào hai cuộc tập trận Mũi giáo Thần tốc (Rapid Trident) và Gió Biển (Sea Breeze) cùng Ba Lan, Mỹ vào mùa hè tới, AFP dẫn lời Tổng thống tạm quyền Ukraine Oleksandr Turchynov cho hay. Mỹ và Ba Lan đều là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tổng thống tạm quyền Ukraine...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google, Intel ra 'tối hậu thư' cho nhân viên làm việc từ xa

Ông Tập Cận Bình kêu gọi tự chủ trong phát triển AI giữa lúc cạnh tranh Mỹ

Nga mất kiểm soát vệ tinh trong chương trình vũ khí hạt nhân diệt vệ tinh?

Tổng thống Trump đến Rome dự tang lễ Giáo hoàng Francis

Người được ông Trump đề cử lãnh đạo NASA từng bị bắt vì gian lận

Trung Quốc đồng ý chia sẻ mẫu đá mặt trăng với Mỹ và 5 nước khác

Không có quà, ông Trump vẫn muốn mừng sinh nhật phu nhân thật lãng mạn

Nhà Trắng có thêm sắc lệnh hành pháp

Thương chiến Mỹ - Trung đang hạ nhiệt?

Iran và Mỹ kết thúc vòng đàm phán gián tiếp thứ 3 về vấn đề hạt nhân

Ông Trump gia tăng sức ép lên Nga lẫn Ukraine ?

Ukraine lên tiếng trước tuyên bố kiểm soát hoàn toàn tỉnh Kursk của Nga
Có thể bạn quan tâm

Tranh cãi quán cà phê 'vườn thú người' ở Thái Lan
Lạ vui
12:05:28 27/04/2025
3 tháng tới, 2 tuổi này có số chốt được căn nhà mơ ước 1 tuổi nên tránh vội vàng kẻo rơi vào vòng vay nợ
Trắc nghiệm
12:02:51 27/04/2025
Loạt xe gầm cao cỡ B dù bán chạy cũng đua giảm giá dịp 30/4-1/5
Ôtô
11:55:01 27/04/2025
Mổ cấp cứu nam bệnh nhân bị đinh đâm xuyên hộp sọ ở Hải Phòng
Tin nổi bật
11:51:36 27/04/2025
Bé gái 13 tuổi ở Hà Nội có cột sống cong hình chữ C, uốn 'như con rồng'
Sức khỏe
11:49:12 27/04/2025
Bắt giữ 5 đối tượng điều hành đường dây đánh bạc hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
11:45:50 27/04/2025
'Điểm danh' 15 khối diễu binh ở TP.HCM bằng sắc phục
Netizen
11:35:40 27/04/2025
Chinh phục mọi ánh nhìn với những chiếc váy tiệc chuẩn xu hướng
Thời trang
11:33:45 27/04/2025
Những mâm cơm gia đình mát lành cho mùa hè, đãi khách bất ngờ khỏi lo vội vã
Ẩm thực
11:23:18 27/04/2025
Rashford nguy cơ nghỉ hết mùa
Sao thể thao
11:17:33 27/04/2025