NATO tập trận lớn chưa từng có đối phó Nga
Ngày 6.6, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã bắt đầu triển khai cuộc tập trận lớn nhất từ trước tới nay tại Ba Lan, trong bối cảnh các quốc gia Trung và Đông Âu đang tìm kiếm những đảm bảo an ninh mạnh mẽ trước sức mạnh quân sự Nga.
Cuộc tập trận mang tên Anaconda-16, kéo dài tới ngày 16.6, có sự tham gia của khoảng 31.000 binh sĩ đến từ Ba Lan, Mỹ và 17 quốc gia thành viên NATO cùng 5 nước đối tác.
Mục đích của cuộc tập trận này là nhằm kiểm tra khả năng hợp tác giữa các bộ tư lệnh và binh sĩ các nước đồng minh trong việc đối phó với những mối đe dọa quân sự, hóa học và an ninh mạng.
Sự kiện này diễn ra vài tuần trước khi NATO tổ chức hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Vacsava, Ba Lan, trong đó sẽ ra quyết định về số lượng đáng kể binh sĩ và trang thiết bị của NATO được triển khai tại Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic.
Video đang HOT
Cuộc tập trận Anaconda được khởi xướng bởi Ba Lan vào năm 2006 và đã từng bước phát triển thêm nhiều thành viên NATO khác.
Trong diễn biến khác, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov ngày 5.6 khi ở hội nghị Shangri-La, tuyên bố Mỹ đã từ chối đề xuất của Moscow trong việc thảo luận về chương trình phòng thủ tên lửa của Washington.Ông Anatoly Antonov nói thêm rằng dự án triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đang khiến cả Nga và Trung Quốc quan ngại. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảnh báo Romania và Ba Lan rằng Moscow sẽ đáp trả động thái triển khai tên lửa Mỹ tại các quốc gia lân cận của Nga như Romania.
Theo Danviet
Mỹ hứa góp vũ khí, máy bay, lính đặc nhiệm cho NATO đối phó Nga
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter ngày 22.6 tuyên bố Mỹ sẽ góp vũ khí, máy bay, binh lính - bao gồm cả lính đặc nhiệm - cho lực lượng phản ứng nhanh của NATO để đối phó với "nguy cơ gây hấn" từ Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hứa góp máy bay, vũ khí và cả lính đặc nhiệm cho NATO để đối phó Nga - Ảnh - Reuters
Tuyên bố trên được đưa ra giữa chuyến thăm châu Âu của ông Carter. Ông cam kết Mỹ sẽ đóng góp về mặt tình báo, do thám cho lực lượng phản ứng nhanh NATO, bên cạnh việc cung cấp lực lượng đặc nhiệm, máy bay vận chuyển, tham gia công tác hậu cần.
Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ cung cấp một loạt vũ khí, bao gồm máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và tên lửa cho NATO. Tuy nhiên, bộ binh Mỹ sẽ không tham gia lực lượng này với quy mô lớn.
Trước đó, Mỹ cũng đã tuyên bố rõ rằng nước này sẽ đóng góp những thiết bị, vũ khí, dịch vụ mà những nước khác không thể cung cấp cho NATO, nhưng sẽ không tham gia lực lượng bộ binh - điều các nước NATO khác có thể tham gia.
Theo hãng tin AP, sẽ không có một binh sĩ hoặc thiết bị nào của Mỹ được chuyển đi ngay, nhưng khi cần thiết, lãnh đạo Mỹ sẽ quyết định và triển khai thiết bị, lực lượng trong vòng từ 48-72 giờ.
Ngoài việc đối phó với Nga ở phía đông, lực lượng phản ứng nhanh của NATO cũng được huấn luyện để đối phó với lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) và các tổ chức cực đoan khác ở phía nam.
Trong chuyến thăm châu Âu lần này, người đứng đầu Lầu Năm Góc dự kiến sẽ làm việc với các quan chức NATO tại Estonia về một đề nghị khác của Mỹ để đưa xe tăng, xe bọc thép Humvee và các khí tài quân sự khác đến trang bị cho một lữ đoàn ở Đông Âu, có thể là Ba Lan.
Trước đó, phát biểu tại Berin (Đức), ông Carter nói: "Chúng tôi không tìm kiếm một cuộc chiến tranh lạnh, cũng chẳng muốn chiến tranh nóng với Nga. Chúng tôi cũng không muốn biến Nga thành kẻ thù. Nhưng chớ có nhầm lẫn: chúng tôi sẽ bảo vệ các đồng minh của mình, bảo vệ trật tự quốc tế và tương lai tốt đẹp. Chúng tôi sẽ chống lại hành động và tham vọng của Nga trong việc tái thiết lập tầm ảnh hưởng của thời Liên Xô".
Theo lời ông Carter, Nga đang vừa hiện đại hóa quân đội, vừa cố tìm cách làm suy yếu NATO, đe dọa sự ổn định về kinh tế và an ninh của khối này.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc còn cho biết ông muốn làm 2 việc một lần: tăng cường khả năng quân sự của châu Âu để sẵn sàng ngăn cản các hành động quân sự của Nga, vừa muốn hợp tác với Nga trong lĩnh vực chống khủng bố và đàm phán về vấn đề hạt nhân với Iran.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Mỹ tính điều chiến đấu cơ tàng hình đến châu Âu đối phó Nga Không quân Mỹ coi tình hình hiện tại với Nga là "mối đe dọa lớn nhất", nên đang xem xét điều các máy bay quân sự, trong đó có chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor, tới châu Âu. Chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: Reuters. Không quân đang xem xét kế hoạch tăng cường số lượng lực lượng luân phiên...