NATO tập trận chống ngầm đối phó Nga
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm qua bắt đầu tập trận chống ngầm thường niên quy mô lớn ở Biển Bắc, khi diễn ra một loạt sự cố tàu ngầm giữa Nga với các nước láng giềng phía bắc.
Tàu ngầm Đức U33, tàu HMCS Fredericton của Canada và một trực thăng Hà Lan tham gia tập trận Dynamic Mongoose ở Biển Bắc, ngoài khơi Na Uy, hôm 4/5. Ảnh:Reuters.
Hơn 10 tàu từ 11 quốc gia đang tham gia cuộc tập trận có tên gọi “Dynamic Mongoose”. NATO giả định việc phát hiện và tấn công tàu ngầm tại một trong những vùng biển không thuận lợi nhất, với nhiều hẻm núi dưới biển nông nhưng gồ ghề, dòng chảy nhanh và ô nhiễm âm thanh cao bất thường do nước ngọt từ các vịnh hẹp ở Na Uy chảy ra biển, Reuters đưa tin.
“Dynamic Mongoose” dự kiến kéo dài từ 10 đến 14 ngày. 4 tàu ngầm, trong đó có một tàu của Thụy Điển, quốc gia không thuộc NATO, có nhiệm vụ tiếp cận và nhằm vào các tàu mà không bị phát hiện, mô phỏng tấn công tàu trên mặt nước.
Cuộc tập trận còn kiểm tra những công nghệ dưới nước mới mà Kevin LePage, nhà khoa học của NATO, mô tả là sẽ thay đổi chiến tranh tàu ngầm.
Căng thẳng tại khu vực tăng cao kể từ sau sự kiện Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ. Phần Lan cuối tuần trước phát hiện một tàu ngầm không xác định hoạt động dọc bờ biển nước này. Latvia, thành viên NATO và từng thuộc Liên Xô, tháng trước thông báo phát hiện một tàu ngầm Nga gần vùng biển của họ.
Phi cơ Nga cũng bị cáo buộc nhiều lần tiếp cận, thậm chí là vi phạm không phận các nước Bắc Âu và Bắc Đại Tây Dương (Nordic) cũng như Baltic.
“Nga có quyền hoạt động trên biển, như chúng tôi”, Chuẩn đô đốc Brad Williamson, chỉ huy cuộc tập trận, nói. “Nhưng chúng tôi nhận thấy sự cố không phù hợp với quy định quốc tế… và tạo ra lo ngại”.
Video đang HOT
“Đây không phải là động thái đáp trả… nhưng sự cố có liên quan đến cuộc tập trận”, ông Williamson cho biết khi đang trên USS Vicksburg, tàu dẫn đầu trong “Dynamic Mongoose”.
“Phía Nga tăng cường nhiều hoạt động và chúng ta cũng phải làm tương tự”, Kai Nickelsdorf, chỉ huy tàu ngầm U33 của Đức, đóng vai tàu địch trong cuộc tập trận, nói.
Bộ trưởng quốc phòng các nước Nordic tháng trước lên án Nga mạnh mẽ, gọi Nga là mối đe dọa lớn nhất tới an ninh. Moscow đáp trả lại rằng chính Phần Lan và Thụy Điển thắt chặt với NATO mới là “mối lo ngại đặc biệt”. Tuy nhiên, Na Uy, có chung đường biên giới trên biển khá dài với Nga ở Bắc Cực, lại không quá lo ngại trước việc Moscow gia tăng hoạt động.
Vị trí Biển Bắc. Đồ họa: worldatlas.com.
Như Tâm
Theo VNE
Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị chê ồn, dễ bị phát hiện
Trung Quốc gần đây điều tàu ngầm hạt nhân Kiểu 091 (lớp Hán) đến vịnh Aden thực hiện sứ mạng chống hải tặc có thể khiến các nước láng giềng trong khu vực lo ngại. Nhưng các chuyên gia hải quân cho biết tàu ngầm này chạy rất ồn ào nên khó có thể là "mối đe dọa thật sự".
Thủy thủ chào cờ trên tàu ngầm hạt nhân lớp 091 (lớp Hán) của Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình video của CCTV
Kênh chuyên về quân sự của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV hôm 26.4 đưa tin một tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc đã hoàn tất sứ mạng chống hải tặc kéo dài hai tháng ở vịnh Aden và đã trở về căn cứ ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông) ngày 3.5.
CCTV không nói rõ loại tàu ngầm mà Hải quân Trung Quốc đã sử dụng, nhưng các nhà bình luận và chuyên gia hải quân dựa vào đoạn video trên CCTV cho hay đó là phiên bản nâng cấp của tàu ngầm Kiểu 091 (lớp Hán).
Đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận nước này đã triển khai tàu ngầm hạt nhân đi chống hải tặc tại vùng biển giữa Yemen và Somalia, mặc dù truyền thông nước ngoài trước đó đã đưa tin này.
"Bản tin của CCTV cho thấy Hải quân Trung Quốc thật sự muốn cải thiện tính minh bạch, đáp lại lời chỉ trích của Mỹ cho rằng Bắc Kinh không minh bạch", chuyên gia quân sự Antony Wong Dong ở Macau cho hay.
"Nhưng lý do chính khiến Hải quân Trung Quốc tăng cường minh bạch là bởi vì tàu ngầm Kiểu 091 dễ bị Hải quân Mỹ phát hiện, mặc dù CCTV không đưa ra thông tin này", theo ông Dong.
Tàu ngầm Kiểu 091, Mỹ và NATO gọi là tàu ngầm lớp Hán, được thiết kế để tìm diệt tàu địch trong vùng nước sâu.
Một bài viết trên tạp chí chuyên về hải quân Seapower Magazine của Mỹ hồi tháng 3.2007, các chuyên gia từng chê lớp Hán là loại tàu ngầm chạy phát ra tiếng ồn rất lớn, do được thiết kế dựa vào công nghệ thời thập niên 1950 và 1960, mặc dù đã trải qua nhiều lần nâng cấp.
Thậm chí chuyên gia hải quân Bỉ Frederik Van Lokeren cực đoan hơn khi đánh giá tàu ngầm hạt nhân lớp Hán "không có giá trị chiến đấu, chỉ có thể dùng để huấn luyện".
Tuy nhiên, chuyên gia hải quân Li Jie ở Bắc Kinh cho hay Trung Quốc không ngừng nỗ lực cải tiến giảm độ ồn, phát triển các phiên bản nâng cấp trong vòng bốn thập niên qua kể từ khi những chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Hán đầu tiên hạ thủy vào tháng 12.1970.
"Hải quân Trung Quốc hiện có các tàu ngầm Kiểu 092 (lớp Hạ), 093 (lớp Thương) và 094 (lớp Tấn) được trang bị tên lửa đạn đạo tiên tiến hơn so với Kiểu 091", ông Li cho hay.
Ông Li biện minh tàu ngầm lớp Hán không "ồn ào" đến mức như truyền thông Mỹ đánh giá, và tàu ngầm này dù thua xa Mỹ về công nghệ khoảng 20 năm nhưng vẫn là mối đe dọa đối với các tàu sân bay Mỹ.
Chuyên gia Wong thì cho rằng tàu ngầm Kiểu 093 cũng vẫn chưa thể khắc phục được điểm yếu về tiếng ồn, nhưng thừa nhận các tàu ngầm điện-diesel do Trung Quốc sản xuất đã đạt được tiêu chuẩn quốc tế có thể hoạt động êm khi phục kích dưới nước.
Hồi năm 1995, một tàu ngầm điện-diesel Kiểu 039 lớp Tống từng áp sát tàu sân bay USS Independence mà Hải quân Mỹ không hề hay biết cho đến khi nó trồi lên gần eo biển Đài Loan, theo một phim tài liệu phát sóng trên kênh truyền hình vệ tinh Quảng Đông (Trung Quốc) hồi tháng 4.2015.
Bắc Kinh còn nhắm đến việc xuất khẩu tàu ngầm Kiểu 039. Vào tháng 3.2015, truyền thông Pakistan đưa tin nước này sẽ sắm 8 tàu ngầm Kiểu 039 của Trung Quốc với giá tổng cộng 5 tỉ USD.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Nhật Bản cân nhắc tuần tra trên biển Đông Mỹ và Nhật Bản cùng chia sẻ mối lo ngại về những hành động của Trung Quốc trên biển Đông và có thể tuần tra chung tại khu vực này. Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nhật chia sẻ nhận thức chung về vấn đề biển Đông - Ảnh: AFP Ngày 29.4, Reuters dẫn nhiều nguồn tin cấp cao từ Mỹ và Nhật...